Phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay trở về từ Skopje
Trên chuyến bay trở về Roma từ Skopje, kết thúc chuyến tông du 2 nước Bulgaria và Bắc Macedonia trong 3 ngày, như thường lệ ĐTC Phanxicô đã dành cho các nhà báo trên chuyến bay một cuộc phỏng vấn. Các vấn đề được đề cập đến là: ấn tượng của chuyến viếng thăm, sức khoẻ của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du, tương quan với Chính thống giáo, phong chức phó tế cho phụ nữ.
Phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay trở về từ Skopje
Trên chuyến bay trở về Roma từ Skopje, kết thúc chuyến tông du 2 nước Bulgaria và Bắc Macedonia trong 3 ngày, như thường lệ ĐTC Phanxicô đã dành cho các nhà báo trên chuyến bay một cuộc phỏng vấn. Các vấn đề được đề cập đến là: ấn tượng của chuyến viếng thăm, sức khoẻ của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du, tương quan với Chính thống giáo, phong chức phó tế cho phụ nữ.
Ấn tượng chuyến tông du
Liên quan đến câu hỏi về ấn tượng của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du. Ngài nói: “Hai quốc gia hoàn toàn khác nhau. Bulgaria là một quốc gia có truyền thống hàng thế kỷ. Trong khi Macedonia cũng có truyền thống hàng thế kỷ nhưng không phải là một quốc gia, họ là một dân tộc. Rồi cuối cùng thì họ cũng trở thành quốc gia, một cuộc tranh đấu đẹp. Đối với các Kitô hữu thì Macedonia là một biểu tượng cửa ngỏ của Kitô giáo đi vào Phương Tây. Cả hai quốc gia đều có các cộng đồng Kitô giáo Chính thống, Công giáo và Hồi giáo. Tỷ lệ Chính thống chiếm phần lớn ở cả hai. Người Hồi giáo ít hơn và Công giáo là thiểu số. Nhưng có một điều tôi thấy ở cả hai quốc gia, đó là các niềm tin khác nhau có mối quan hệ tốt đẹp. Ở Bulgaria mọi người đều có quyền diễn tả niềm tin của mình và quyền ấy được tôn trọng. Ở Macedonia, một câu của Tổng thống đánh động tôi: ‘Ở đây không có sự khoan nhượng tôn giáo, nhưng là sự tôn trọng.’”
Ngài tìm thấy sức mạnh tinh thần và thể lý ở đâu?
Với câu hỏi về tìm thấy sức mạnh tinh thần và thể lý ở đâu trong chuyến viếng thăm, Đức Thánh Cha trả lời: “Đây là món quà từ Chúa. Khi tôi đến một nước thì tôi quên mọi thứ khác, chỉ còn lại ở đó thôi. Trong các chuyến tông du tôi không cảm thấy mệt; nhưng mệt sau đó. Tôi tin là Chúa ban cho tôi sức mạnh. Tôi xin Chúa cho tôi được trung thành để phục vụ Ngài, để những chuyến đi không phải là du lịch. Nhưng rồi… tôi cũng không làm gì nhiều!”
Tương quan với các Giáo hội Chính thống trong nước?
Với câu hỏi về các Giáo hội Chính thống trong nước thì Đức Thánh Cha trả lời: “Cách chung thì tương quan tốt, có ý ngay lành. Các thượng phụ là những con người của Chúa. Đức Thượng phụ Kirill nói có lỗi chỗ này chỗ kia, nhưng là con người, ai mà chẳng có lỗi. Rồi có những sự kiện liên quan đến lịch sử. Tổng thống nói: ‘Việc ly giáo đã xảy ra ở Macedonia. Bây giờ Đức Thánh Cha đến để khâu lại.’ Tôi không biết. Là anh em, chúng ta không thể tôn thờ Ba Ngôi nếu không nắm lấy tay của anh em mình.” Liên quan đến việc phong thánh cho Chân phước Stepinac, Đức Thánh Cha nói đang nghiên cứu thêm để những sự thật được sáng tỏ với sự giúp đỡ của Đức Thượng phụ Serbia, Ireneo.
Phong chức phó tế cho phụ nữ?
Với câu hỏi về việc phong chức phó tế cho phụ nữ, Đức Thánh Cha trả lời: “Một uỷ ban đã nghiên cứu trong 2 năm. Nhưng họ có những ý kiến khác nhau. Về việc phong chức phó tế cho phụ nữ: có một cách hiểu về phó tế nữ khác với phó tế nam. Ví dụ, các công thức được tìm thấy cho đến nay không giống với công thức phong chức phó tế nam. Điều giống nhau được tìm thấy cho đến nay là chúc lành đan viện của viện mẫu. Đây là kết quả. Những người khác nói ‘không’, đây là một công thức phó tế… Có những phó tế nữ ngay từ đầu. Nhưng điều họ nhận có phải là bí tích hay không? Họ đã giúp trong việc làm phép rửa. Có những tài liệu nói các giám mục đã kêu gọi khi có một bạo lực hôn nhân. Các nữ phó tế được cử đi xem những vết bầm trên cơ thể người phụ nữ bị chồng đánh. Nhưng không có gì chắc chắn là chức phong của họ có cùng hình thức và cùng mục đích với chức phong đối với nam. Một số người nói rằng điều này còn nghi ngờ. Chúng ta tiếp tục nghiên cứu. Nhưng cho đến thời điểm này thì chưa được.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói thêm hai kinh nghiệm về chuyến viếng thăm. Trước hết là tại Macedonia, ngài nhìn thấy cử chỉ phục vụ dịu dàng của các nữ tu dành cho những người nghèo. Và sau đó là kinh nghiệm mạnh mẽ khi ngài nhìn thấy 242 cháu rước lễ lần đầu. Các em là tương lai của Giáo hội và của Bulgaria.
Ấn tượng chuyến tông du
Liên quan đến câu hỏi về ấn tượng của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du. Ngài nói: “Hai quốc gia hoàn toàn khác nhau. Bulgaria là một quốc gia có truyền thống hàng thế kỷ. Trong khi Macedonia cũng có truyền thống hàng thế kỷ nhưng không phải là một quốc gia, họ là một dân tộc. Rồi cuối cùng thì họ cũng trở thành quốc gia, một cuộc tranh đấu đẹp. Đối với các Kitô hữu thì Macedonia là một biểu tượng cửa ngỏ của Kitô giáo đi vào Phương Tây. Cả hai quốc gia đều có các cộng đồng Kitô giáo Chính thống, Công giáo và Hồi giáo. Tỷ lệ Chính thống chiếm phần lớn ở cả hai. Người Hồi giáo ít hơn và Công giáo là thiểu số. Nhưng có một điều tôi thấy ở cả hai quốc gia, đó là các niềm tin khác nhau có mối quan hệ tốt đẹp. Ở Bulgaria mọi người đều có quyền diễn tả niềm tin của mình và quyền ấy được tôn trọng. Ở Macedonia, một câu của Tổng thống đánh động tôi: ‘Ở đây không có sự khoan nhượng tôn giáo, nhưng là sự tôn trọng.’”
Ngài tìm thấy sức mạnh tinh thần và thể lý ở đâu?
Với câu hỏi về tìm thấy sức mạnh tinh thần và thể lý ở đâu trong chuyến viếng thăm, Đức Thánh Cha trả lời: “Đây là món quà từ Chúa. Khi tôi đến một nước thì tôi quên mọi thứ khác, chỉ còn lại ở đó thôi. Trong các chuyến tông du tôi không cảm thấy mệt; nhưng mệt sau đó. Tôi tin là Chúa ban cho tôi sức mạnh. Tôi xin Chúa cho tôi được trung thành để phục vụ Ngài, để những chuyến đi không phải là du lịch. Nhưng rồi… tôi cũng không làm gì nhiều!”
Tương quan với các Giáo hội Chính thống trong nước?
Với câu hỏi về các Giáo hội Chính thống trong nước thì Đức Thánh Cha trả lời: “Cách chung thì tương quan tốt, có ý ngay lành. Các thượng phụ là những con người của Chúa. Đức Thượng phụ Kirill nói có lỗi chỗ này chỗ kia, nhưng là con người, ai mà chẳng có lỗi. Rồi có những sự kiện liên quan đến lịch sử. Tổng thống nói: ‘Việc ly giáo đã xảy ra ở Macedonia. Bây giờ Đức Thánh Cha đến để khâu lại.’ Tôi không biết. Là anh em, chúng ta không thể tôn thờ Ba Ngôi nếu không nắm lấy tay của anh em mình.” Liên quan đến việc phong thánh cho Chân phước Stepinac, Đức Thánh Cha nói đang nghiên cứu thêm để những sự thật được sáng tỏ với sự giúp đỡ của Đức Thượng phụ Serbia, Ireneo.
Phong chức phó tế cho phụ nữ?
Với câu hỏi về việc phong chức phó tế cho phụ nữ, Đức Thánh Cha trả lời: “Một uỷ ban đã nghiên cứu trong 2 năm. Nhưng họ có những ý kiến khác nhau. Về việc phong chức phó tế cho phụ nữ: có một cách hiểu về phó tế nữ khác với phó tế nam. Ví dụ, các công thức được tìm thấy cho đến nay không giống với công thức phong chức phó tế nam. Điều giống nhau được tìm thấy cho đến nay là chúc lành đan viện của viện mẫu. Đây là kết quả. Những người khác nói ‘không’, đây là một công thức phó tế… Có những phó tế nữ ngay từ đầu. Nhưng điều họ nhận có phải là bí tích hay không? Họ đã giúp trong việc làm phép rửa. Có những tài liệu nói các giám mục đã kêu gọi khi có một bạo lực hôn nhân. Các nữ phó tế được cử đi xem những vết bầm trên cơ thể người phụ nữ bị chồng đánh. Nhưng không có gì chắc chắn là chức phong của họ có cùng hình thức và cùng mục đích với chức phong đối với nam. Một số người nói rằng điều này còn nghi ngờ. Chúng ta tiếp tục nghiên cứu. Nhưng cho đến thời điểm này thì chưa được.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói thêm hai kinh nghiệm về chuyến viếng thăm. Trước hết là tại Macedonia, ngài nhìn thấy cử chỉ phục vụ dịu dàng của các nữ tu dành cho những người nghèo. Và sau đó là kinh nghiệm mạnh mẽ khi ngài nhìn thấy 242 cháu rước lễ lần đầu. Các em là tương lai của Giáo hội và của Bulgaria.
Văn Yên, SJ