Vatican News phỏng vấn Phó Giám đốc Caritas Đà Lạt
Đức Thánh Cha Phanxicô luôn quan tâm đến chiều kích bác ái của Giáo hội. Đặc biệt là về vấn đề môi trường và phát triển cho người nghèo. Vatican News có cuộc phỏng vấn với Chị Đinh Thị Hồng Phúc, Phó Giám đốc Caritas Đà Lạt, về những hoạt động và dấn thân của Caritas Đà Lạt.
Vatican News phỏng vấn Phó Giám đốc Caritas Đà Lạt
Đức Thánh Cha Phanxicô luôn quan tâm đến chiều kích bác ái của Giáo hội. Đặc biệt là về vấn đề môi trường và phát triển cho người nghèo. Vatican News có cuộc phỏng vấn với Chị Đinh Thị Hồng Phúc, Phó Giám đốc Caritas Đà Lạt, về những hoạt động và dấn thân của Caritas Đà Lạt.
Link audio: https://youtu.be/efvUT1bKPek
Nội dung phỏng vấn
1. Xin chị cho biết sơ lược về các hoạt động của Caritas Đà Lạt.
Caritas Đà Lạt năm nay bước sang năm thứ 11. Các hoạt động của Caritas Đà Lạt đang tập trung vào các mảng:
– Thiết lập, duy trì và củng cố mạng lưới Caritas giáo xứ và giáo hạt.
– Các chương trình phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số: chương trình vi tín dụng, nông nghiệp bền vững theo hướng sinh thái thuận tự nhiên, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, tôn trọng kiến thức bản địa và bảo tồn tài nguyên.
– Chương trình Hỗ trợ Người khuyết tật hoà nhập cộng đồng: đồng hành nâng cao năng lực cho các hội người khuyết tật của tỉnh, huyện và thành phố Đà Lạt trong các kỹ năng mềm liên quan đến lãnh đạo tổ chức hay tư duy sống tích cực. Đồng thời Caritas Đà lạt nối kết một số chương trình hỗ trợ xe lăn, xe lắc, chân tay giả, cũng như các suất gạo hằng tháng cho 755 người khuyết tật, người già neo đơn và những người có hoàn cảnh đặc biệt.
– Chương trình Bảo vệ Sự sống: nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên và các bà mẹ về bảo vệ sự sống thông qua các buổi tập huấn, truyền thông, hội thảo chuyên để về kỹ năng sống, giá trị sống, phương pháp Billings, cách nuôi dạy con cái…
– Chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cho bệnh nhân tâm thần trong cơ sở bảo trợ xã hội Trọng Đức về mảng xã hội và y tế.
– Chương trình y tế, từ thiện khác.
Caritas Đà Lạt năm nay bước sang năm thứ 11. Các hoạt động của Caritas Đà Lạt đang tập trung vào các mảng:
– Thiết lập, duy trì và củng cố mạng lưới Caritas giáo xứ và giáo hạt.
– Các chương trình phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số: chương trình vi tín dụng, nông nghiệp bền vững theo hướng sinh thái thuận tự nhiên, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, tôn trọng kiến thức bản địa và bảo tồn tài nguyên.
– Chương trình Hỗ trợ Người khuyết tật hoà nhập cộng đồng: đồng hành nâng cao năng lực cho các hội người khuyết tật của tỉnh, huyện và thành phố Đà Lạt trong các kỹ năng mềm liên quan đến lãnh đạo tổ chức hay tư duy sống tích cực. Đồng thời Caritas Đà lạt nối kết một số chương trình hỗ trợ xe lăn, xe lắc, chân tay giả, cũng như các suất gạo hằng tháng cho 755 người khuyết tật, người già neo đơn và những người có hoàn cảnh đặc biệt.
– Chương trình Bảo vệ Sự sống: nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên và các bà mẹ về bảo vệ sự sống thông qua các buổi tập huấn, truyền thông, hội thảo chuyên để về kỹ năng sống, giá trị sống, phương pháp Billings, cách nuôi dạy con cái…
– Chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cho bệnh nhân tâm thần trong cơ sở bảo trợ xã hội Trọng Đức về mảng xã hội và y tế.
– Chương trình y tế, từ thiện khác.
2. Số nhân viên và chuyên viên của Caritas Đà Lạt như thế nào và công việc của họ ra sao?
Caritas Đà Lạt hiện có cha giám đốc và 23 nhân viên làm việc toàn thời gian. Trình độ và chuyên môn đa dạng, từ trung cấp trở lên đến cao học, trong các lĩnh vực y tế, xã hội, nông nghiệp, ngoại ngữ, có người là giáo viên. Trong đó có 6 nhân viên làm việc tại văn phòng đảm nhận các chương trình về khuyết tật, y tế, bảo vệ sự sống và hành chính, 5 nhân viên phục vụ toàn thời gian trong cơ sở Trọng Đức, còn lại là các nhân viên người đồng bào dân tộc thiểu số làm việc tại các cộng đồng trong các thôn làng.
3. Đường hướng phát triển của Caritas Đà Lạt như thế nào?
Caritas Đà Lạt tập trung nhiều hơn vào mảng Phát triển Tự dân: là một hình thức phát triển trong đó người dân là trung tâm, là tác nhân tạo ra sự thay đổi. Đây cũng là hướng đi mà Caritas Đà Lạt muốn áp dụng trong tất cả các hoạt động khác. Caritas Đà Lạt cũng xác định rõ: mạng lưới Caritas giáo xứ với đội ngũ tình nguyện viên đông đảo có thể làm tốt những việc liên quan đến phát quà từ thiện. Caritas giáo phận sẽ đi sâu hơn vào các chương trình phát triển lâu dài và toàn diện, những chương trình bền vững cần thời gian dài để tạo ra sự thay đổi.
4. Sự cộng tác giữa Caritas Đà Lạt và các tổ chức khác như thế nào?
Không ai là một hòn đảo. Caritas Đà Lạt cũng vậy, trước hết qua sự liên đới giữa các Caritas trong các giáo phận khác nhau. Caritas Đà Lạt đã giới thiệu chương trình Phát triển Tự dân cho một số giáo phận khác, và đang đồng hành cùng Caritas Phan Thiết trong bước đầu thực hiện dự án. Tiếp đến, Caritas Đà Lạt có những mối quan hệ với một số tổ chức phi chính phủ ở miền bắc Việt Nam. Tuy không cùng tôn giáo, các nhân viên và người dân trong các tổ chức được đi giao lưu học hỏi lẫn nhau. Việc này đã giúp Caritas Đà Lạt có cái nhìn mở hơn trong cách tiếp cận cộng đồng và trong các lãnh vực hoạt động khác. Những người đồng bào Tây Nguyên được đi học hỏi và có thể áp dụng một số cách quản lý rừng và tài nguyên thiên nhiên dựa vào luật tục cũng như các giải pháp khác nhau của cộng đồng trước biến đổi khí hậu; đặc biệt những vùng miền bắc cũng thay đổi rất nhiều. Ngoài ra, mối quan hệ với nhà tài trợ như Misereor cũng nối kết Caritas Đà Lạt với các mạng lưới tổ chức khác có cùng hướng đi trong khu vực Đông Nam Á trong việc giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm hay những diễn dàn miền, vùng trong quá trình thúc đẩy người dân tạo ra sự thay đổi.
5. Chị có thao thức gì về Caritas Đà Lạt nói chung và về mảng phát triển nông nghiệp tự nhiên nói riêng. Đường hướng này liên quan với Thông điệp Laudato Sì của ĐTC Phanxicô?
Ngày hôm nay, việc chạy theo nông nghiệp hiện đại trồng giống mới, sử dụng phân và thuốc hoá học đã làm đất đai dần bị thoái hoá, nguồn nước bị ô nhiễm và các nguồn giống địa phương bị mất đi. Người nông dân không còn chủ động được nguyên vật liệu đầu vào như trước đây và họ trở thành nô lệ trên chính mảnh đất của mình. Nhiều người bị mắc nợ không thể thoát ra được đến nỗi phải bán đất đai để trả.
Trước tình hình này, cũng như qua lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô qua Thông điệp Laudato Si, Caritas Đà Lạt rất thao thức trong việc đồng hành cùng người nông dân để họ có thể khẳng định lại quyền của họ trong nghề nông truyền thống. Trong đó, người nông dân giữ và trao đổi hạt giống truyền thống, canh tác theo hướng thuận tự nhiên, nói không với thuốc diệt cỏ, trồng xen canh, đa canh, sử dụng những vật liệu sẵn có mà Tạo Hoá đã tặng ban để ủ phân làm giàu cho đất. Hơn nữa, với các hoạt động tập thể để cộng đồng tăng thêm sức mạnh và tình đoàn kết. Đồng thời người dân được khuyến khích để làm sống lại những truyền thống văn hoá và tâm linh đã gắn liền với cuộc sống lâu đời trong cộng đồng như những ngày lễ cầu mùa cắm Thánh giá trong ruộng, nghi lễ dâng Chúa Hài Đồng những hạt giống mà chính họ sẽ gieo trồng trong vụ mùa tiếp theo.
Bên cạnh đó, việc tìm kiếm và nối kết thị trường để sản phẩm của người nông dân trực tiếp đến tay người tiêu dùng cũng là những việc cụ thể mà Caritas Đà Lạt đang làm. Chuỗi giá trị của các sản phẩm được làm ra theo một quy trình công bằng, tôn trọng môi trường, hòa hợp với thiên nhiên dần được nhìn nhận. Quy chuẩn PGS (Participatory Guarantee System) trong hệ thống kiểm soát chất lượng đang được nghiên cứu và đưa vào áp dụng.
Cuối cùng, để có sự lan toả và tăng thêm sức mạnh cho hướng đi ngược dòng này, Caritas Đà Lạt hướng đến nhân rộng mô hình, liên kết và nối mạng đến nhiều cộng đồng khác nhau, nhiều mạng lưới khác nhau để người dân cùng được khích lệ, cùng trao đổi học hỏi và truyền lửa cho nhau để phong trào được nhân lên nhiều hơn nữa.
6. Năng suất của hướng phát triển thuận tự nhiên thế nào?
Khi làm theo kiểu thuận tự nhiên thì nếu nhắm tới năng xuất thì sẽ không bằng sử dụng phân và thuốc, và độ dài của vụ mùa cũng không ngắn bằng. Ví dụ như khi sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng thì một vụ mùa trồng bình thường khoảng 30 ngày, trong khi sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng thì mất khoảng 21-25 ngày. Chắc chắn là khi làm theo thuận tự nhiên thì năng suất không bằng với dùng phân thuốc hoá học. Tuy nhiên về độ bền sau này, nó sẽ có độ bền cho cây. Ví dụ như café sẽ không có năng suất nhảy vọt, nhưng cây café sẽ ra đều trái và bền hơn. Còn rau thì có thể để được nhờ cân bằng dinh dưỡng trong đất tự nhiên thì có thể bảo quản được lâu hơn. Vì vậy giá trị của nó phải cao hơn. Ví dụ, rau trồng theo hữu cơ thì nhà vườn thấp nhất phải nhận được 15k, trong khi đó khi sử dụng phân thuốc và trồng đại trà bán cho con buôn thì đôi khi người ta chỉ nhận được 3k/kg.
7. Xin chị cho biết hướng đi này hình thành như thế nào?
Đây là một thời gian rất dài vừa đi vừa học hỏi. Ngay ban đầu con không hình dung ra được, và cũng không tin được là nông nghiệp hữu cơ trồng nhỏ lẻ và manh múng từng chút lại có thể là hướng đi cho người nông dân. Nhưng khi mình càng đi thì thật sự mới thấy Chúa đang dẫn đi chứ mình không có định hình được ngay từ ban đầu như thế nào.
Kinh nghiệm là từ lần đầu tiên khi thuyết phục một hộ trồng thử không sử dụng thuốc trừ sâu, lúc đó chưa nói đến phân hoá học, tức là vẫn sử dụng một ít urê và phân hoá học, thì Caritas đã phải thuyết phục họ trong vòng 6 tháng thì lúc đó mới có một hộ thử nghiệm, tò mò xem nó như thế nào. Tại vì khi người ta sử dụng phân thuốc hoá học quen rồi thì người ta lại quen với khái niệm là cây không dùng phân hoá học là không lên được.
Khi biết được Miserior thì họ mới nối kết mình với Caritas Á Châu trong những buổi hội thảo của Châu Á cho người nông dân. Từ đó mình mới có khái niệm nông nghiệp bền vững là gì và bắt đầu mày mò đi tới Caritas Changmai, Thái Lan học hỏi. Rồi qua các tổ chức này tổ chức khác ở ngoài nước thì lúc đó chúng con mới thấy là những nông dân ở các vùng khác họ đã thực hiện rồi, nên từ từ chúng con mới thấy được hướng đi.
8. Đóng góp của Caritas Đà Lạt vào sức sống của Giáo phận như thế nào?
“Loan báo Tin mừng – Cử hành Bí tích – Thực thi bác ái” là ba nhiệm vụ của người Kitô hữu đã được Đức Thánh cha Benedicto XVI đề cập tới trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Do đó, các hoạt động bác ái xã hội – hay vai trò của Caritas trong giáo phận sẽ giúp cho việc Loan báo Tin mừng trở nên sống động và là một cách hiện thực hóa các Bí Tích trong đời sống. Khi người giáo dân được mời gọi cùng chia cơm xẻ áo cho nhau, thì họ đang làm cho thân mình Chúa Ki Tô nơi bí tích Thánh Thể được nhân lên và trao ban, nuôi sống người khác. Khi người dân biết làm việc chung trong cộng đồng, họ sẽ sống giá trị Tin mừng một cách triệt để hơn, bỏ qua tư lợi cá nhân để cùng chia sẻ với những người kém hơn trong cộng đồng.
Phụ lục:
Phim tài liệu hay về nông nghiệp thuận tự nhiên: https://youtu.be/Ah-Xgkr-s1Q
Caritas Đà Lạt hiện có cha giám đốc và 23 nhân viên làm việc toàn thời gian. Trình độ và chuyên môn đa dạng, từ trung cấp trở lên đến cao học, trong các lĩnh vực y tế, xã hội, nông nghiệp, ngoại ngữ, có người là giáo viên. Trong đó có 6 nhân viên làm việc tại văn phòng đảm nhận các chương trình về khuyết tật, y tế, bảo vệ sự sống và hành chính, 5 nhân viên phục vụ toàn thời gian trong cơ sở Trọng Đức, còn lại là các nhân viên người đồng bào dân tộc thiểu số làm việc tại các cộng đồng trong các thôn làng.
3. Đường hướng phát triển của Caritas Đà Lạt như thế nào?
Caritas Đà Lạt tập trung nhiều hơn vào mảng Phát triển Tự dân: là một hình thức phát triển trong đó người dân là trung tâm, là tác nhân tạo ra sự thay đổi. Đây cũng là hướng đi mà Caritas Đà Lạt muốn áp dụng trong tất cả các hoạt động khác. Caritas Đà Lạt cũng xác định rõ: mạng lưới Caritas giáo xứ với đội ngũ tình nguyện viên đông đảo có thể làm tốt những việc liên quan đến phát quà từ thiện. Caritas giáo phận sẽ đi sâu hơn vào các chương trình phát triển lâu dài và toàn diện, những chương trình bền vững cần thời gian dài để tạo ra sự thay đổi.
4. Sự cộng tác giữa Caritas Đà Lạt và các tổ chức khác như thế nào?
Không ai là một hòn đảo. Caritas Đà Lạt cũng vậy, trước hết qua sự liên đới giữa các Caritas trong các giáo phận khác nhau. Caritas Đà Lạt đã giới thiệu chương trình Phát triển Tự dân cho một số giáo phận khác, và đang đồng hành cùng Caritas Phan Thiết trong bước đầu thực hiện dự án. Tiếp đến, Caritas Đà Lạt có những mối quan hệ với một số tổ chức phi chính phủ ở miền bắc Việt Nam. Tuy không cùng tôn giáo, các nhân viên và người dân trong các tổ chức được đi giao lưu học hỏi lẫn nhau. Việc này đã giúp Caritas Đà Lạt có cái nhìn mở hơn trong cách tiếp cận cộng đồng và trong các lãnh vực hoạt động khác. Những người đồng bào Tây Nguyên được đi học hỏi và có thể áp dụng một số cách quản lý rừng và tài nguyên thiên nhiên dựa vào luật tục cũng như các giải pháp khác nhau của cộng đồng trước biến đổi khí hậu; đặc biệt những vùng miền bắc cũng thay đổi rất nhiều. Ngoài ra, mối quan hệ với nhà tài trợ như Misereor cũng nối kết Caritas Đà Lạt với các mạng lưới tổ chức khác có cùng hướng đi trong khu vực Đông Nam Á trong việc giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm hay những diễn dàn miền, vùng trong quá trình thúc đẩy người dân tạo ra sự thay đổi.
5. Chị có thao thức gì về Caritas Đà Lạt nói chung và về mảng phát triển nông nghiệp tự nhiên nói riêng. Đường hướng này liên quan với Thông điệp Laudato Sì của ĐTC Phanxicô?
Ngày hôm nay, việc chạy theo nông nghiệp hiện đại trồng giống mới, sử dụng phân và thuốc hoá học đã làm đất đai dần bị thoái hoá, nguồn nước bị ô nhiễm và các nguồn giống địa phương bị mất đi. Người nông dân không còn chủ động được nguyên vật liệu đầu vào như trước đây và họ trở thành nô lệ trên chính mảnh đất của mình. Nhiều người bị mắc nợ không thể thoát ra được đến nỗi phải bán đất đai để trả.
Trước tình hình này, cũng như qua lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô qua Thông điệp Laudato Si, Caritas Đà Lạt rất thao thức trong việc đồng hành cùng người nông dân để họ có thể khẳng định lại quyền của họ trong nghề nông truyền thống. Trong đó, người nông dân giữ và trao đổi hạt giống truyền thống, canh tác theo hướng thuận tự nhiên, nói không với thuốc diệt cỏ, trồng xen canh, đa canh, sử dụng những vật liệu sẵn có mà Tạo Hoá đã tặng ban để ủ phân làm giàu cho đất. Hơn nữa, với các hoạt động tập thể để cộng đồng tăng thêm sức mạnh và tình đoàn kết. Đồng thời người dân được khuyến khích để làm sống lại những truyền thống văn hoá và tâm linh đã gắn liền với cuộc sống lâu đời trong cộng đồng như những ngày lễ cầu mùa cắm Thánh giá trong ruộng, nghi lễ dâng Chúa Hài Đồng những hạt giống mà chính họ sẽ gieo trồng trong vụ mùa tiếp theo.
Bên cạnh đó, việc tìm kiếm và nối kết thị trường để sản phẩm của người nông dân trực tiếp đến tay người tiêu dùng cũng là những việc cụ thể mà Caritas Đà Lạt đang làm. Chuỗi giá trị của các sản phẩm được làm ra theo một quy trình công bằng, tôn trọng môi trường, hòa hợp với thiên nhiên dần được nhìn nhận. Quy chuẩn PGS (Participatory Guarantee System) trong hệ thống kiểm soát chất lượng đang được nghiên cứu và đưa vào áp dụng.
Cuối cùng, để có sự lan toả và tăng thêm sức mạnh cho hướng đi ngược dòng này, Caritas Đà Lạt hướng đến nhân rộng mô hình, liên kết và nối mạng đến nhiều cộng đồng khác nhau, nhiều mạng lưới khác nhau để người dân cùng được khích lệ, cùng trao đổi học hỏi và truyền lửa cho nhau để phong trào được nhân lên nhiều hơn nữa.
6. Năng suất của hướng phát triển thuận tự nhiên thế nào?
Khi làm theo kiểu thuận tự nhiên thì nếu nhắm tới năng xuất thì sẽ không bằng sử dụng phân và thuốc, và độ dài của vụ mùa cũng không ngắn bằng. Ví dụ như khi sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng thì một vụ mùa trồng bình thường khoảng 30 ngày, trong khi sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng thì mất khoảng 21-25 ngày. Chắc chắn là khi làm theo thuận tự nhiên thì năng suất không bằng với dùng phân thuốc hoá học. Tuy nhiên về độ bền sau này, nó sẽ có độ bền cho cây. Ví dụ như café sẽ không có năng suất nhảy vọt, nhưng cây café sẽ ra đều trái và bền hơn. Còn rau thì có thể để được nhờ cân bằng dinh dưỡng trong đất tự nhiên thì có thể bảo quản được lâu hơn. Vì vậy giá trị của nó phải cao hơn. Ví dụ, rau trồng theo hữu cơ thì nhà vườn thấp nhất phải nhận được 15k, trong khi đó khi sử dụng phân thuốc và trồng đại trà bán cho con buôn thì đôi khi người ta chỉ nhận được 3k/kg.
7. Xin chị cho biết hướng đi này hình thành như thế nào?
Đây là một thời gian rất dài vừa đi vừa học hỏi. Ngay ban đầu con không hình dung ra được, và cũng không tin được là nông nghiệp hữu cơ trồng nhỏ lẻ và manh múng từng chút lại có thể là hướng đi cho người nông dân. Nhưng khi mình càng đi thì thật sự mới thấy Chúa đang dẫn đi chứ mình không có định hình được ngay từ ban đầu như thế nào.
Kinh nghiệm là từ lần đầu tiên khi thuyết phục một hộ trồng thử không sử dụng thuốc trừ sâu, lúc đó chưa nói đến phân hoá học, tức là vẫn sử dụng một ít urê và phân hoá học, thì Caritas đã phải thuyết phục họ trong vòng 6 tháng thì lúc đó mới có một hộ thử nghiệm, tò mò xem nó như thế nào. Tại vì khi người ta sử dụng phân thuốc hoá học quen rồi thì người ta lại quen với khái niệm là cây không dùng phân hoá học là không lên được.
Khi biết được Miserior thì họ mới nối kết mình với Caritas Á Châu trong những buổi hội thảo của Châu Á cho người nông dân. Từ đó mình mới có khái niệm nông nghiệp bền vững là gì và bắt đầu mày mò đi tới Caritas Changmai, Thái Lan học hỏi. Rồi qua các tổ chức này tổ chức khác ở ngoài nước thì lúc đó chúng con mới thấy là những nông dân ở các vùng khác họ đã thực hiện rồi, nên từ từ chúng con mới thấy được hướng đi.
8. Đóng góp của Caritas Đà Lạt vào sức sống của Giáo phận như thế nào?
“Loan báo Tin mừng – Cử hành Bí tích – Thực thi bác ái” là ba nhiệm vụ của người Kitô hữu đã được Đức Thánh cha Benedicto XVI đề cập tới trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Do đó, các hoạt động bác ái xã hội – hay vai trò của Caritas trong giáo phận sẽ giúp cho việc Loan báo Tin mừng trở nên sống động và là một cách hiện thực hóa các Bí Tích trong đời sống. Khi người giáo dân được mời gọi cùng chia cơm xẻ áo cho nhau, thì họ đang làm cho thân mình Chúa Ki Tô nơi bí tích Thánh Thể được nhân lên và trao ban, nuôi sống người khác. Khi người dân biết làm việc chung trong cộng đồng, họ sẽ sống giá trị Tin mừng một cách triệt để hơn, bỏ qua tư lợi cá nhân để cùng chia sẻ với những người kém hơn trong cộng đồng.
Phụ lục:
Phim tài liệu hay về nông nghiệp thuận tự nhiên: https://youtu.be/Ah-Xgkr-s1Q
Văn Yên, SJ, thực hiện