Dự luật mới ở Jordan: xoá bỏ các quy tắc gây bất lợi cho phụ nữ
Tại Jordan, trong khi Quốc hội đang thảo luận thay đổi luật, liên quan đến quy định tình trạng cá nhân, các Giáo hội cũng đã bắt đầu hành trình sửa đổi các chuẩn tắc của Giáo hội trong việc xác định tình trạng cá nhân của các Kitô hữu của Vương quốc Hascemita, dự định loại bỏ các điều khoản gây thiệt hại cho phụ nữ trong các vấn đề hôn nhân và di truyền.
Dự luật mới ở Jordan: xoá bỏ các quy tắc gây bất lợi cho phụ nữ
Tại Jordan, trong khi Quốc hội đang thảo luận thay đổi luật, liên quan đến quy định tình trạng cá nhân, các Giáo hội cũng đã bắt đầu hành trình sửa đổi các chuẩn tắc của Giáo hội trong việc xác định tình trạng cá nhân của các Kitô hữu của Vương quốc Hascemita, dự định loại bỏ các điều khoản gây thiệt hại cho phụ nữ trong các vấn đề hôn nhân và di truyền.
Tại Jordan, luật tạm thời về tình trạng cá nhân, được ban hành vào năm 2010, quy định các vấn đề như hôn nhân, ly hôn và thừa kế, chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của luật Hồi giáo. Luật này không áp dụng cho các Kitô hữu; đối với các Kitô hữu luật về tình trạng cá nhân theo luật của Giáo hội họ thuộc về. Xã hội hiện đại không còn tương ứng với khuôn khổ trong thời đại Ottoman, cách riêng các quy tắc liên quan đến vấn đề hôn nhân và di truyền gây bất lợi cho phụ nữ sẽ phải được sửa đổi. Ví dụ, có các quy tắc xử phạt phụ nữ chưa kết hôn và không có con trong việc phân chia cổ phần thừa kế.
Đức ông Christoforos Atallah của Chính thống giáo Hy Lạp báo cáo cho các phương tiện truyền thông Jordan, tuyên bố rằng Chính thống giáo Hy Lạp đã thành lập một uỷ ban các luật gia kêu gọi đưa ra các đề xuất đổi mới các quy tắc Giáo hội liên quan đến tình trạng cá nhân của các Kitô hữu Chính thống. Các quy tắc mới, bao gồm cả những quy định liên quan đến luật hôn nhân, sẽ được Thượng hội đồng của Chính thống giáo Hy Lạp Giêrusalem xem xét kỹ lưỡng trong vòng vài tháng tới.
Một quá trình sửa đổi tương tự cũng được Giáo hội Công giáo Latinh bắt đầu tiến hành, với sự đóng góp của cha Shawqi Baterian, người am hiểu về Giáo luật và là thẩm phán toà án Giáo hội ở Gierusalem và Amman. Cha Baterian giải thích: “Các luật mới về tình trạng cá nhân nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong các gia đình Công giáo theo nghi lễ Latinh.”
Tất cả các Giáo hội Kitô hiện diện tại Jordan đã xác định ngưỡng 18 tuổi là độ tuổi tối thiểu cho việc kết hôn, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ phải luôn được giám mục cho phép. Việc tăng tuổi tối thiểu kết hôn là trung tâm của cuộc tranh luận của quốc hội liên quan đến việc sửa đổi luật về tình trạng cá nhân hiện đang có hiệu lực đối với công dân Hồi giáo, chiếm 92% dân số Jordan.
Luật hiện tại về tình trạng cá nhân quy định rằng độ tuổi kết hôn tối thiểu là 18 tuổi, nhưng các thẩm phán của toà án Hồi giáo có thể cho phép kết hôn với trẻ em ở độ tuổi từ 15 đến 18 nếu “hôn nhân là cần thiết và vì lợi ích của họ”. Hiện nay, trong xã hội người dân phản đối hiện tượng được gọi là “cô dâu trẻ em”.
Phần lớn các trường hợp phụ nữ kết hôn ở Jordan là các em nữ tuổi vị thành niên. Theo báo cáo thống kê thường niên năm 2017 của Bộ Tư pháp Tối cao Jordan, chính quyền Jordan đã tiến hành cho đăng ký 77.700 hợp đồng hôn nhân trong năm 2017, với 10,434 trường hợp (13,4%) trong đó người vợ dưới 18 tuổi.
Tại Jordan, luật tạm thời về tình trạng cá nhân, được ban hành vào năm 2010, quy định các vấn đề như hôn nhân, ly hôn và thừa kế, chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của luật Hồi giáo. Luật này không áp dụng cho các Kitô hữu; đối với các Kitô hữu luật về tình trạng cá nhân theo luật của Giáo hội họ thuộc về. Xã hội hiện đại không còn tương ứng với khuôn khổ trong thời đại Ottoman, cách riêng các quy tắc liên quan đến vấn đề hôn nhân và di truyền gây bất lợi cho phụ nữ sẽ phải được sửa đổi. Ví dụ, có các quy tắc xử phạt phụ nữ chưa kết hôn và không có con trong việc phân chia cổ phần thừa kế.
Đức ông Christoforos Atallah của Chính thống giáo Hy Lạp báo cáo cho các phương tiện truyền thông Jordan, tuyên bố rằng Chính thống giáo Hy Lạp đã thành lập một uỷ ban các luật gia kêu gọi đưa ra các đề xuất đổi mới các quy tắc Giáo hội liên quan đến tình trạng cá nhân của các Kitô hữu Chính thống. Các quy tắc mới, bao gồm cả những quy định liên quan đến luật hôn nhân, sẽ được Thượng hội đồng của Chính thống giáo Hy Lạp Giêrusalem xem xét kỹ lưỡng trong vòng vài tháng tới.
Một quá trình sửa đổi tương tự cũng được Giáo hội Công giáo Latinh bắt đầu tiến hành, với sự đóng góp của cha Shawqi Baterian, người am hiểu về Giáo luật và là thẩm phán toà án Giáo hội ở Gierusalem và Amman. Cha Baterian giải thích: “Các luật mới về tình trạng cá nhân nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong các gia đình Công giáo theo nghi lễ Latinh.”
Tất cả các Giáo hội Kitô hiện diện tại Jordan đã xác định ngưỡng 18 tuổi là độ tuổi tối thiểu cho việc kết hôn, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ phải luôn được giám mục cho phép. Việc tăng tuổi tối thiểu kết hôn là trung tâm của cuộc tranh luận của quốc hội liên quan đến việc sửa đổi luật về tình trạng cá nhân hiện đang có hiệu lực đối với công dân Hồi giáo, chiếm 92% dân số Jordan.
Luật hiện tại về tình trạng cá nhân quy định rằng độ tuổi kết hôn tối thiểu là 18 tuổi, nhưng các thẩm phán của toà án Hồi giáo có thể cho phép kết hôn với trẻ em ở độ tuổi từ 15 đến 18 nếu “hôn nhân là cần thiết và vì lợi ích của họ”. Hiện nay, trong xã hội người dân phản đối hiện tượng được gọi là “cô dâu trẻ em”.
Phần lớn các trường hợp phụ nữ kết hôn ở Jordan là các em nữ tuổi vị thành niên. Theo báo cáo thống kê thường niên năm 2017 của Bộ Tư pháp Tối cao Jordan, chính quyền Jordan đã tiến hành cho đăng ký 77.700 hợp đồng hôn nhân trong năm 2017, với 10,434 trường hợp (13,4%) trong đó người vợ dưới 18 tuổi.
Ngọc Yến