27/01/2025

Ba nhà tiên phong về trí tuệ nhân tạo chia nhau 1 triệu USD giải Turing

Ba nhà khoa học Yann LeCun, Geoffrey Hinton và Yoshua Bengio nghiên cứu về những phát triển quan trọng của mạng nơ-ron nhân tạo giúp định hình lại việc xây dựng những hệ thống máy tính ngày nay.

 

Ba nhà tiên phong về trí tuệ nhân tạo chia nhau 1 triệu USD giải Turing

Ba nhà khoa học Yann LeCun, Geoffrey Hinton và Yoshua Bengio nghiên cứu về những phát triển quan trọng của mạng nơ-ron nhân tạo giúp định hình lại việc xây dựng những hệ thống máy tính ngày nay.


Ba nhà tiên phong về trí tuệ nhân tạo chia nhau 1 triệu USD giải Turing - Ảnh 1.

Ba nhà khoa học (từ trái sang) Yann LeCun, Geoffrey Hinton và Yoshua Bengio – Ảnh: NYT

Hiệp hội Khoa học máy tính ngày 27-3 trao giải Turing cho ba nhà khoa học bởi nghiên cứu của họ đối với mạng nơ-ron nhân tạo, theo New York Times. Giải Turing, được trao hàng năm kể từ 1966 và đặt theo tên nhà bác học người Anh Alan Mathison Turing, được coi là giải Nobel của ngành khoa học máy tính.

Cả ba sẽ chia nhau giải thưởng một triệu USD.

Năm 2004, nhà khoa học Geoffrey Hinton quyết định theo đuổi ý tưởng công nghệ gọi là mạng nơ-ron nhằm giúp máy tính “thấy” được thế giới xung quanh, nhận dạng âm thanh và thậm chí hiểu được ngôn ngữ tự nhiên.

Nhưng trước đó, các nhà khoa học đã dành 50 năm nghiên cứu mạng nơ-ron mà vẫn không làm được điều đó.

Với sự hỗ trợ của chính phủ Canada, ông Hinton, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Toronto, đã lập một nhóm nghiên cứu mới với nhiều học giả để giải quyết vấn đề này. Nhóm này bao gồm ông Yann LeCun, giáo sư Đại học New York (Mỹ), và Yoshua Bengio của Đại học Montreal (Canada).

Trong một thập kỷ qua, ý tưởng ươm mầm bởi ba nhà khoa học đã tái phát minh việc xây dựng công nghệ, thúc đẩy sự phát triển các công nghệ nhận diện gương mặt, trợ lý giọng nói số, robot nhà kho và xe tự hành.

Ba nhà tiên phong về trí tuệ nhân tạo chia nhau 1 triệu USD giải Turing - Ảnh 2.

Cả ba nhà nghiên cứu trong một sự kiện năm 2017 – Ảnh: NYT

Ông Hinton (71 tuổi) hiện đang làm việc cho Google, ông LeCun (58 tuổi) làm cho Facebook trong khi ông Bengio (55 tuổi) hợp tác với IBM và Microsoft.

Mô phỏng lại hệ thống nơ-ron trong não người, mạng nơ-ron nhân tạo là hệ thống toán học phức tạp có thể học hỏi dựa trên dữ liệu. Chẳng hạn bằng cách phân tích hàng ngàn cuộc gọi điện thoại, nó có thể nhận ra các từ ngữ được nói ra.

Nó cho phép các công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển với tốc độ nhanh chưa từng thấy so với trước đây. Thay vì phải tự mã hóa hành vi vào hệ thống một cách thủ công, các nhà khoa học có thể tạo ra công nghệ có thể tự học hỏi các hành vi.

Dù quá trình xây dựng trí tuệ nhân tạo đã tiến những bước dài, vẫn còn rất xa để có thể tạo ra một trí tuệ nhân tạo thực sự. Nhưng ông Hinton và đồng nghiệp LeCun, Bengio tin rằng những ý tưởng mới sẽ xuất hiện.

“Chúng ta cần những sự bổ sung cơ bản vào bộ chương trình chúng tôi đã tạo ra để có được những cỗ máy có thể hoạt động với sự hiểu biết như của con người” – ông Bengio nói.

TS Lê Viết Quốc: Lúc nào cũng mơ về Việt NamTS Lê Viết Quốc: Lúc nào cũng mơ về Việt Nam

TTO – Từ làng quê nghèo ở Huế đến thung lũng Silicon nước Mỹ, trở thành chuyên gia hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI), TS Lê Viết Quốc đang là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất của lĩnh vực công nghệ đỉnh cao này.

TRẦN PHƯƠNGBa nhà tiên phong về trí tuệ nhân tạo chia nhau 1 triệu USD giải Turing - Ảnh 1.
 

Ba nhà khoa học (từ trái sang) Yann LeCun, Geoffrey Hinton và Yoshua Bengio – Ảnh: NYT

Hiệp hội Khoa học máy tính ngày 27-3 trao giải Turing cho ba nhà khoa học bởi nghiên cứu của họ đối với mạng nơ-ron nhân tạo, theo New York Times. Giải Turing, được trao hàng năm kể từ 1966 và đặt theo tên nhà bác học người Anh Alan Mathison Turing, được coi là giải Nobel của ngành khoa học máy tính.

Cả ba sẽ chia nhau giải thưởng một triệu USD.

Năm 2004, nhà khoa học Geoffrey Hinton quyết định theo đuổi ý tưởng công nghệ gọi là mạng nơ-ron nhằm giúp máy tính “thấy” được thế giới xung quanh, nhận dạng âm thanh và thậm chí hiểu được ngôn ngữ tự nhiên.

Nhưng trước đó, các nhà khoa học đã dành 50 năm nghiên cứu mạng nơ-ron mà vẫn không làm được điều đó.

Với sự hỗ trợ của chính phủ Canada, ông Hinton, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Toronto, đã lập một nhóm nghiên cứu mới với nhiều học giả để giải quyết vấn đề này. Nhóm này bao gồm ông Yann LeCun, giáo sư Đại học New York (Mỹ), và Yoshua Bengio của Đại học Montreal (Canada).

Trong một thập kỷ qua, ý tưởng ươm mầm bởi ba nhà khoa học đã tái phát minh việc xây dựng công nghệ, thúc đẩy sự phát triển các công nghệ nhận diện gương mặt, trợ lý giọng nói số, robot nhà kho và xe tự hành.

Ba nhà tiên phong về trí tuệ nhân tạo chia nhau 1 triệu USD giải Turing - Ảnh 2.

Cả ba nhà nghiên cứu trong một sự kiện năm 2017 – Ảnh: NYT

Ông Hinton (71 tuổi) hiện đang làm việc cho Google, ông LeCun (58 tuổi) làm cho Facebook trong khi ông Bengio (55 tuổi) hợp tác với IBM và Microsoft.

Mô phỏng lại hệ thống nơ-ron trong não người, mạng nơ-ron nhân tạo là hệ thống toán học phức tạp có thể học hỏi dựa trên dữ liệu. Chẳng hạn bằng cách phân tích hàng ngàn cuộc gọi điện thoại, nó có thể nhận ra các từ ngữ được nói ra.

Nó cho phép các công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển với tốc độ nhanh chưa từng thấy so với trước đây. Thay vì phải tự mã hoá hành vi vào hệ thống một cách thủ công, các nhà khoa học có thể tạo ra công nghệ có thể tự học hỏi các hành vi.

Dù quá trình xây dựng trí tuệ nhân tạo đã tiến những bước dài, vẫn còn rất xa để có thể tạo ra một trí tuệ nhân tạo thực sự. Nhưng ông Hinton và đồng nghiệp LeCun, Bengio tin rằng những ý tưởng mới sẽ xuất hiện.

“Chúng ta cần những sự bổ sung cơ bản vào bộ chương trình chúng tôi đã tạo ra để có được những cỗ máy có thể hoạt động với sự hiểu biết như của con người” – ông Bengio nói.

TRẦN PHƯƠNG