23/01/2025

Sứ điệp Mùa Chay 2019 của ĐTC Phanxicô

Hàng năm, qua Mẹ Giáo hội, Thiên Chúa “ban cho chúng ta mùa vui này khi chúng ta chuẩn bị kỷ niệm Mầu nhiệm Vượt qua với tâm hồn và quả tim được đổi mới…khi chúng ta tưởng niệm những sự kiện vĩ đại, là những sự kiện đem lại cho chúng ta sự sống mới nơi Chúa Kitô.

 

Sứ điệp Mùa Chay 2019 của ĐTC Phanxicô

“Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8, 19)

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422

Anh chị em thân mến,

Hàng năm, qua Mẹ Giáo hội, Thiên Chúa “ban cho chúng ta mùa vui này khi chúng ta chuẩn bị kỷ niệm Mầu nhiệm Vượt qua với tâm hồn và quả tim được đổi mới…khi chúng ta tưởng niệm những sự kiện vĩ đại, là những sự kiện đem lại cho chúng ta sự sống mới nơi Chúa Kitô (Lời tựa, Mùa Chay I). Do đó, chúng ta có thể hành trình từ sự Phục Sinh hướng tới việc kiện toàn ơn cứu độ mà chúng ta đã lãnh nhận nhờ kết quả của Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô – “Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong” (Rm 8:24). Mầu nhiệm Cứu độ này, đã hoạt động trong chúng ta trong suốt cuộc sống trần gian của chúng ta, là một quá trình năng động, cũng bao trùm lịch sử và tất cả mọi loài thọ tạo. Như Thánh Phaolô nói, “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8:19). Trong viễn cảnh này, tôi muốn đưa ra một vài suy tư để đồng hành cùng cuộc hành trình hoán cải Mùa Chay sắp tới của chúng ta.

  1. Ơn cứu độ đối với mọi loài thọ tạo

Việc cử hành Tam Nhật Vượt qua với cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, đỉnh cao của năm phụng vụ, mời gọi chúng ta hàng năm thực hiện một hành trình chuẩn bị, với nhận thức rằng việc chúng ta được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô (x. Rm 8:29) chính là một món quà vô giá của Lòng thương xót của Thiên Chúa.

Khi chúng ta sống như con cái của Thiên Chúa, được cứu độ, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần (x. Rm 8:14) và có khả năng nhận biết và tuân giữ giới luật của Thiên Chúa, bắt đầu với những giới luật được viết nơi tâm hồn chúng ta cũng như trong tự nhiên, chúng ta cũng làm lợi cho công trình sáng tạo bằng cách cộng tác trong ơn cứu chuộc nó. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nói rằng mọi loài thọ tạo ngóng trông ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người; hay nói cách khác, rằng tất cả những ai được hưởng ân sủng của Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu đều có thể trải nghiệm sự kiện toàn của nó qua ơn cứu độ đối với chính thân xác con người. Khi tình yêu của Chúa Kitô biến đổi đời sống của các vị Thánh về mặt tinh thần, thể xác và linh hồn, họ dâng lời ngợi khen Thiên Chúa. Thông qua việc cầu nguyện, chiêm niệm và hành động, họ cũng kể đến các loài thụ tạo khác trong lời tán tụng đó, như chúng ta thấy đã được thể hiện một cách đáng ngưỡng mộ trong “Bài Ca Thụ Tạo” của Thánh Phanxicô Assisi (x. Thông điệp Laudato Si, số 87). Tuy nhiên, trong thế giới này, sự hài hoà được tạo ra bởi ơn cứu độ liên tục bị đe doạ bởi sức mạnh tiêu cực của tội lỗi và sự chết.

  1. Sức mạnh huỷ diệt của tội lỗi

Thật vậy, khi chúng ta không sống với tư cách là con cái Thiên Chúa, chúng ta thường cư xử theo cách thức tiêu cực đối với những người thân cận cũng như các thụ tạo khác – cũng như chính bản thân chúng ta – vì chúng ta bắt đầu ít nhiều suy nghĩ một cách có ý thức rằng chúng ta có thể sử dụng chúng theo ý muốn của chúng ta. Sau đó, sự vô độ dần dần chiếm ưu thế: chúng ta bắt đầu sống một cuộc sống vượt quá những giới hạn được đặt ra bởi chính điều kiện con người và bản chất của chúng ta. Chúng ta quy phục những mong muốn không bị gò bó mà Sách Khôn Ngoan đã coi như là điển hình của tội lỗi, những người hành động mà không nghĩ đến Thiên Chúa hoặc hy vọng về tương lai (x. Kn 2: 1-11). Trừ khi chúng ta có xu hướng liên tục hướng tới lễ Phục sinh, hướng về phía chân trời Phục sinh, nếu không, tâm lý được thể hiện trong các khẩu hiệu như: “Tôi muốn có tất cả và tôi muốn nó ngay bây giờ!”, hay “Bấy nhiêu vẫn chưa đủ”, sẽ giành thế thượng phong.

Căn nguyên của mọi sự ác, như chúng ta biết, chính là tội lỗi, mà ngay từ lần xuất hiện đầu tiên đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa, với những người khác và với chính các loài thụ tạo, mà qua đó chúng ta được liên kết theo một cách riêng biệt nhờ thân xác của chúng ta. Sự rạn nứt này đối với sự hiệp thông với Thiên Chúa cũng làm suy yếu mối tương quan hài hoà của chúng ta với môi trường mà qua đó chúng ta được mời gọi để sống, để rồi khu vườn trở thành một nơi gai góc hoang dã (x. St 3: 17-18). Tội lỗi khiến con người tự xem mình là đấng tạo hoá, tự xem mình là vị chúa tể tuyệt đối và tùy ý sử dụng nó, không theo như mục đích mà Đấng Tạo Hoá mong muốn mà vì lợi ích của chính bản thân mình, gây tổn hại đến các loài thụ tạo khác.

Một khi giới luật của Thiên Chúa, luật của yêu thương, bị khước từ, thì luật của kẻ mạnh hơn kẻ yếu sẽ chiếm ưu thế. Tội lỗi ẩn giấu nơi tâm hồn con người (x. Mc 7: 20-23) mang hình dáng của sự tham lam cũng như việc theo đuổi sự an nhàn một cách vô độ, thiếu quan tâm đến lợi ích của người khác và thậm chí của chính mình. Nó dẫn đến việc khai thác công trình sáng tạo, cả con người và môi trường, do sự thèm muốn vô độ đó, vốn coi mọi ham muốn như là một quyền và sớm hay muộn cũng sẽ phá huỷ tất cả những thứ trong tầm tay của nó.

  1. Sức mạnh chữa lành của sự ăn năn hối cải và sự tha thứ

Muôn loài thụ tạo hết sức mong mỏi con cái Thiên Chúa thực sự trở nên “những thụ tạo mới”. Vì “Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2 Cr 5:17). Thật vậy, nhờ vào việc được mạc khải, chính loài thụ tạo có thể cử hành một Cuộc Vượt qua, tự mở ra một trời mới đất mới (x. Kh 21: 1). Hành trình hướng đến Lễ Phục Sinh đòi hỏi chúng ta cần phải đổi mới diện mạo và tâm hồn của mình với tư là những người Kitô hữu thông qua việc ăn năn, hoán cải và tha thứ, ngõ hầu có thể sống trọn vẹn ân sủng dồi dào của Mầu nhiệm Vượt qua.

“Khát khao mãnh liệt và háo hức” này, mong đợi của tất cả mọi loài thụ tạo này, sẽ được kiện toàn qua sự mạc khải vinh quang của con cái Thiên Chúa, nghĩa là, khi các Kitô hữu và tất cả mọi người dứt khoát bước vào “công việc đầy khó nhọc”, vốn đòi hỏi một sự hoán cải. Tất cả mọi loài thụ tạo được mời gọi, cùng với chúng ta, bước ra khỏi “tình trạng nô lệ và cảnh hư nát để được chung hưởng tự do và vinh quang của con cái Thiên Chúa” (Rm 8:21). Mùa Chay chính là một dấu chỉ mang tính Bí tích của sự chuyển đổi này. Nó mời gọi các Kitô hữu thể hiện Mầu nhiệm Vượt qua một cách mạnh mẽ và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của mình, trước hết qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí.

Ăn chay, nghĩa là học cách thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác và tất cả mọi thụ tạo, tránh xa cám dỗ “nuốt chửng” tất cả mọi thứ hầu thoả mãn thói tham lam của chúng ta, và sẵn sàng chịu hy sinh vì tình yêu, là điều có thể lấp đầy sự trống rỗng nơi tâm hồn mỗi người chúng ta. Cầu nguyện dạy chúng ta từ bỏ việc tôn thờ ngẫu tượng cũng như sự kiêu căng của bản ngã, và đồng thời thừa nhận nhu cầu của chúng ta đối với Thiên Chúa và Lòng thương xót của Ngài. Bố thí là việc mà nhờ đó chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc chỉ lo tích trữ tất cả mọi thứ cho bản thân với niềm tin viển vông rằng chúng ta có thể đảm bảo một tương lai vốn chẳng hề thuộc về chúng ta. Và do đó, tái khám phá niềm vui kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa đối với công trình sáng tạo và đối với mỗi chúng ta, đó là yêu mến Ngài, yêu mến anh chị em của chúng ta, và toàn thể thế giới, và để khám phá ra nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của chúng ta.

Anh chị em thân mến, thời gian “bốn mươi ngày chay” mà Con Thiên Chúa trải qua trong hoang địa đã mang mục đích biến nó trở thành một khu vườn của sự hiệp thông với Thiên Chúa mà trước kia đã từng là như vậy trước tội nguyên tổ (x. Mc 1: 12-13; Is 51: 3). Chớ gì Mùa Chay năm nay của chúng ta trở thành một hành trình trên cùng con đường đó, mang niềm hy vọng của Chúa Kitô cho mọi thụ tạo, để tạo thành “cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8: 21). Chúng ta đừng để cho thời cơ ân sủng này trôi qua một cách vô ích! Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa giúp chúng ta đặt ra cho mình một con đường của sự hoán cải thực sự. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng thói ích kỷ và chỉ tự quan tâm đến bản thân mình, và hướng đến Cuộc Vượt qua của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy sát cánh với những anh chị em của chúng ta đang cần được giúp đỡ, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ. Có như vậy, bằng cách đón nhận một cách cụ thể chiến thắng của Chúa Kitô đối với tội lỗi và sự chết vào cuộc sống của chúng ta, chúng ta cũng sẽ chiếu toả sức mạnh có tính biến đổi của nó cho tất cả mọi loài tạo.

Từ Vatican, ngày 4 tháng 10 năm 2018

Lễ Thánh Phanxicô Assisi

Giáo Hoàng Phanxicô

MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS 
FOR LENT 2019

 

For the creation waits with eager longing 
for the revealing of the children of God
” (Rm 8: 19)

 

Dear Brothers and Sisters

Each year, through Mother Church, God “gives us this joyful season when we prepare to celebrate the paschal mystery with mind and heart renewed… as we recall the great events that gave us new life in Christ” (Preface of Lent I). We can thus journey from Easter to Easter towards the fulfilment of the salvation we have already received as a result of Christ’s paschal mystery – “for in hope we were saved” (Rom 8:24). This mystery of salvation, already at work in us during our earthly lives, is a dynamic process that also embraces history and all of creation. As Saint Paul says, “the creation waits with eager longing for the revealing of the children of God” (Rom 8:19). In this perspective, I would like to offer a few reflections to accompany our journey of conversion this coming Lent.

1. The redemption of creation

The celebration of the Paschal Triduum of Christ’s passion, death and resurrection, the culmination of the liturgical year, calls us yearly to undertake a journey of preparation, in the knowledge that our being conformed to Christ (cf. Rom 8:29) is a priceless gift of God’s mercy.

When we live as children of God, redeemed, led by the Holy Spirit (cf. Rom 8:14) and capable of acknowledging and obeying God’s law, beginning with the law written on our hearts and in nature, we also benefit creation by cooperating in its redemption. That is why Saint Paul says that creation eagerly longs for the revelation of the children of God; in other words, that all those who enjoy the grace of Jesus’ paschal mystery may experience its fulfilment in the redemption of the human body itself. When the love of Christ transfigures the lives of the saints in spirit, body and soul, they give praise to God. Through prayer, contemplation and act, they also include other creatures in that praise, as we see admirably expressed in the “Canticle of the Creatures” by Saint Francis of Assisi (cf. Laudato Si’, 87). Yet in this world, the harmony generated by redemption is constantly threatened by the negative power of sin and death.

2. The destructive power of sin

Indeed, when we fail to live as children of God, we often behave in a destructive way towards our neighbours and other creatures – and ourselves as well – since we begin to think more or less consciously that we can use them as we will. Intemperance then takes the upper hand: we start to live a life that exceeds those limits imposed by our human condition and nature itself. We yield to those untrammelled desires that the Book of Wisdom sees as typical of the ungodly, those who act without thought for God or hope for the future (cf. 2:1-11). Unless we tend constantly towards Easter, towards the horizon of the Resurrection, the mentality expressed in the slogans “I want it all and I want it now!” and “Too much is never enough”, gains the upper hand.

The root of all evil, as we know, is sin, which from its first appearance has disrupted our communion with God, with others and with creation itself, to which we are linked in a particular way by our body. This rupture of communion with God likewise undermines our harmonious relationship with the environment in which we are called to live, so that the garden has become a wilderness (cf. Gen 3:17-18). Sin leads man to consider himself the god of creation, to see himself as its absolute master and to use it, not for the purpose willed by the Creator but for his own interests, to the detriment of other creatures.

Once God’s law, the law of love, is forsaken, then the law of the strong over the weak takes over. The sin that lurks in the human heart (cf. Mk 7:20-23) takes the shape of greed and unbridled pursuit of comfort, lack of concern for the good of others and even of oneself. It leads to the exploitation of creation, both persons and the environment, due to that insatiable covetousness which sees every desire as a right and sooner or later destroys all those in its grip.

3. The healing power of repentance and forgiveness

Creation urgently needs the revelation of the children of God, who have been made “a new creation”. For “if anyone is in Christ, he is a new creation; the old has passed away; behold, the new has come” (2 Cor 5:17). Indeed, by virtue of their being revealed, creation itself can celebrate a Pasch, opening itself to a new heaven and a new earth (cf. Rev 21:1). The path to Easter demands that we renew our faces and hearts as Christians through repentance, conversion and forgiveness, so as to live fully the abundant grace of the paschal mystery.

This “eager longing”, this expectation of all creation, will be fulfilled in the revelation of the children of God, that is, when Christians and all people enter decisively into the “travail” that conversion entails. All creation is called, with us, to go forth “from its bondage to decay and obtain the glorious liberty of the children of God” (Rom 8:21). Lent is a sacramental sign of this conversion. It invites Christians to embody the paschal mystery more deeply and concretely in their personal, family and social lives, above all by fasting, prayer and almsgiving.

Fasting, that is, learning to change our attitude towards others and all of creation, turning away from the temptation to “devour” everything to satisfy our voracity and being ready to suffer for love, which can fill the emptiness of our hearts. Prayer, which teaches us to abandon idolatry and the self-sufficiency of our ego, and to acknowledge our need of the Lord and his mercy. Almsgiving, whereby we escape from the insanity of hoarding everything for ourselves in the illusory belief that we can secure a future that does not belong to us. And thus to rediscover the joy of God’s plan for creation and for each of us, which is to love him, our brothers and sisters, and the entire world, and to find in this love our true happiness.

Dear brothers and sisters, the “lenten” period of forty days spent by the Son of God in the desert of creation had the goal of making it once more that garden of communion with God that it was before original sin (cf. Mk 1:12-13; Is 51:3). May our Lent this year be a journey along that same path, bringing the hope of Christ also to creation, so that it may be “set free from its bondage to decay and obtain the glorious liberty of the children of God” (Rom 8:21). Let us not allow this season of grace to pass in vain! Let us ask God to help us set out on a path of true conversion. Let us leave behind our selfishness and self-absorption, and turn to Jesus’ Pasch. Let us stand beside our brothers and sisters in need, sharing our spiritual and material goods with them. In this way, by concretely welcoming Christ’s victory over sin and death into our lives, we will also radiate its transforming power to all of creation.

From the Vatican, 4 October 2018
Feast of Saint Francis of Assisi

 

 

Francis