ĐGM. Coleridge: Giáo hội làm tất cả để trở thành nơi an toàn cho tất cả
Chia sẻ sau bài Tin Mừng trong Thánh lễ bế mạc khoá họp “Bảo vệ trẻ vị thành niên”, Đức cha Mark Benedict Coleridge, Tổng Giám mục Giáo phận Brisbane, Chủ tịch HĐGM Australia, mời gọi mọi người hành động trong năng quyền của mình để bảo đảm rằng những điều kinh khủng trong quá khứ sẽ không tái diễn và Giáo hội là nơi an toàn cho tất cả mọi người.
ĐGM. Coleridge: Giáo hội làm tất cả để trở thành nơi an toàn cho tất cả
Chia sẻ sau bài Tin Mừng trong Thánh lễ bế mạc khoá họp “Bảo vệ trẻ vị thành niên”, Đức cha Mark Benedict Coleridge, Tổng Giám mục Giáo phận Brisbane, Chủ tịch HĐGM Australia, mời gọi mọi người hành động trong năng quyền của mình để bảo đảm rằng những điều kinh khủng trong quá khứ sẽ không tái diễn và Giáo hội là nơi an toàn cho tất cả mọi người.
Lúc 9.30 sáng Chúa Nhật 24.02, tại Sala Regia ở Dinh Tông Toà, ĐTC Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ bế mạc khoá họp “Bảo vệ trẻ vị thành niên”. Sau những ngày cùng chia sẻ, lắng nghe nhau, Đức cha Colderidge mời gọi mọi người cùng thinh lặng và suy tư về Lời duy nhất, đó là lời của Chúa Giêsu.
Quyền lực sẽ hủy diệt nếu bị tách ra khỏi phục vụ
Một trong những hình ảnh trên các bức hoạ trong Sala Regia là hình ảnh Đavít đứng trước vua Saolô đang ngủ say, như được tường thuật trong Bài đọc I trích từ sách Samuel quyển thứ nhất. Không nghe theo lời xúi giục của Abishai, Đavít đã không dùng cơ hội quyền lực của mình để sát hại vua Saolô. Đức cha Coleridge nhắc rằng các mục tử trong Giáo hội, được lãnh nhận quà tặng năng quyền: “Tuy vậy, đó là quyền lực để phục vụ, để kiến tạo; một năng quyền với và vì, chứ không phải là có quyền trên người khác; một quyền, như Thánh Phaolô nói, ‘quyền Chúa đã ban để xây dựng anh em, chứ không để hủy diệt anh em’ (2Cr 10,8).” Đức cha Colderidge khẳng định rằng “quyền lực sẽ trở nên hủy diệt nếu nó bị tách rời khỏi phục vụ, khi nó không phải là cách thế của tình yêu, khi nó trở thành quyền hành trên người khác”.
Giáo hội là nơi an toàn cho tất cả
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi yêu thương kẻ thù, thương xót như Cha trên trời là Đấng thương xót. Đức cha Coleridge nhìn nhận rằng, đã có những lần Giáo hội không yêu thương các nạn nhân của nạn lạm dụng tính dục trong Giáo hội, chỉ vì sự an toàn của mình; Giáo hội đã chọn sự dửng dưng trước tội ác để bảo vệ thanh danh của mình. Khi lạm dụng và che đậy, những người có quyền không hành động như những người thuộc về nước trời nhưng là con người thuộc về thế gian. Ngài khẳng định mong muốn về một Giáo hội “thật sự an toàn”, nơi không có chỗ cho sự dửng dưng và những ước muốn bảo vệ danh tiếng trước tệ nạn lạm dụng.
Hoán cải thật sự
Đức cha Coleridge mời gọi hoán cải thật sự, “con người thuộc về thế gian phải chết để con người thuộc về nước trời có thể được sinh ra”, để Giáo hội có thể động chạm đến tâm điểm của cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục. “Chúng ta cần thấy các vết thương của các nạn nhân là của chính chúng ta, số phận của họ là số phận của chúng ta.”
Mùa sứ vụ mới
Giáo hội cần ý thức rằng mình không phải là tâm điểm mà những người bị lạm dụng “xoay quanh”, nhưng Giáo hội xoay quanh họ. Đây là một cuộc cách mạng, trong đó Giáo hội có thể nhìn sự việc với đôi mắt của những người bị lạm dụng, nghe bằng đôi tai của họ và chỉ như thế, Giáo hội có thể nhìn thấy nơi họ gương mặt của Chúa Kitô bị đóng đinh. Khi làm như thế, Giáo hội sẽ có một diện mạo khác. Đây là cuộc hoán cải cần thiết, cuộc cách mạng thật sự và ân sủng lớn lao, có thể mở ra cho Giáo hội một mùa sứ vụ mới.
Hành động cụ thể
Đức cha Coleridge mời gọi Giáo hội có những hành động cụ thể. Ngài nói: “Những ngày này chúng ta đang ở trên đồi Canvê, chúng ta ở trên ngọn núi của bóng tối… Nhưng ở đây, từ các vết thương của Chúa Kitô, hy vọng sống lại, hy vọng trở thành lời cầu nguyện,… hy vọng bóng tối của đồi Canvê đưa Giáo hội đi qua thế giới, đến ánh sáng Phục sinh, đến với Con Chiên, là mặt trời của chúng ta (x. Kh 21,23). Đến cuối cùng chỉ còn tiếng nói của Chúa Phục Sinh, mời gọi chúng ta đừng chỉ ngắm nhìn ngôi mộ trống khi bối rối tự hỏi mình sẽ phải làm gì. Chúa Giêsu mở cánh cửa con tim chúng ta. Từ sự sợ hãi nảy sinh sự kiên quyết tông đồ, từ sự mất can đảm nặng nề trổ sinh niềm vui Tin Mừng.”
Công bằng và chữa lành; những điều kinh hoàng của quá khứ không tái diễn
Một sứ vụ mới đòi chúng ta có những hành động cụ thể. Giáo hội sẽ mang lại sự công bình và chữa lành cho các nạn nhân, sẽ lắng nghe, tin và đồng hànhv ới họ; sẽ bảo đảm những kẻ lạm dụng không bao giờ còn có thể tấn kích người khác; những người che đậy sẽ chịu trách nhiệm,… Giáo hội sẽ làm tất cả để bảo đảm những kinh hoàng của quá khứ sẽ không tái lập và Giáo hội là nơi an toàn cho tất cả, là một người mẹ yêu thương, đặc biệt đối với người trẻ và những người dễ bị tổn thương.
Lúc 9.30 sáng Chúa Nhật 24.02, tại Sala Regia ở Dinh Tông Toà, ĐTC Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ bế mạc khoá họp “Bảo vệ trẻ vị thành niên”. Sau những ngày cùng chia sẻ, lắng nghe nhau, Đức cha Colderidge mời gọi mọi người cùng thinh lặng và suy tư về Lời duy nhất, đó là lời của Chúa Giêsu.
Quyền lực sẽ hủy diệt nếu bị tách ra khỏi phục vụ
Một trong những hình ảnh trên các bức hoạ trong Sala Regia là hình ảnh Đavít đứng trước vua Saolô đang ngủ say, như được tường thuật trong Bài đọc I trích từ sách Samuel quyển thứ nhất. Không nghe theo lời xúi giục của Abishai, Đavít đã không dùng cơ hội quyền lực của mình để sát hại vua Saolô. Đức cha Coleridge nhắc rằng các mục tử trong Giáo hội, được lãnh nhận quà tặng năng quyền: “Tuy vậy, đó là quyền lực để phục vụ, để kiến tạo; một năng quyền với và vì, chứ không phải là có quyền trên người khác; một quyền, như Thánh Phaolô nói, ‘quyền Chúa đã ban để xây dựng anh em, chứ không để hủy diệt anh em’ (2Cr 10,8).” Đức cha Colderidge khẳng định rằng “quyền lực sẽ trở nên hủy diệt nếu nó bị tách rời khỏi phục vụ, khi nó không phải là cách thế của tình yêu, khi nó trở thành quyền hành trên người khác”.
Giáo hội là nơi an toàn cho tất cả
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi yêu thương kẻ thù, thương xót như Cha trên trời là Đấng thương xót. Đức cha Coleridge nhìn nhận rằng, đã có những lần Giáo hội không yêu thương các nạn nhân của nạn lạm dụng tính dục trong Giáo hội, chỉ vì sự an toàn của mình; Giáo hội đã chọn sự dửng dưng trước tội ác để bảo vệ thanh danh của mình. Khi lạm dụng và che đậy, những người có quyền không hành động như những người thuộc về nước trời nhưng là con người thuộc về thế gian. Ngài khẳng định mong muốn về một Giáo hội “thật sự an toàn”, nơi không có chỗ cho sự dửng dưng và những ước muốn bảo vệ danh tiếng trước tệ nạn lạm dụng.
Hoán cải thật sự
Đức cha Coleridge mời gọi hoán cải thật sự, “con người thuộc về thế gian phải chết để con người thuộc về nước trời có thể được sinh ra”, để Giáo hội có thể động chạm đến tâm điểm của cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục. “Chúng ta cần thấy các vết thương của các nạn nhân là của chính chúng ta, số phận của họ là số phận của chúng ta.”
Mùa sứ vụ mới
Giáo hội cần ý thức rằng mình không phải là tâm điểm mà những người bị lạm dụng “xoay quanh”, nhưng Giáo hội xoay quanh họ. Đây là một cuộc cách mạng, trong đó Giáo hội có thể nhìn sự việc với đôi mắt của những người bị lạm dụng, nghe bằng đôi tai của họ và chỉ như thế, Giáo hội có thể nhìn thấy nơi họ gương mặt của Chúa Kitô bị đóng đinh. Khi làm như thế, Giáo hội sẽ có một diện mạo khác. Đây là cuộc hoán cải cần thiết, cuộc cách mạng thật sự và ân sủng lớn lao, có thể mở ra cho Giáo hội một mùa sứ vụ mới.
Hành động cụ thể
Đức cha Coleridge mời gọi Giáo hội có những hành động cụ thể. Ngài nói: “Những ngày này chúng ta đang ở trên đồi Canvê, chúng ta ở trên ngọn núi của bóng tối… Nhưng ở đây, từ các vết thương của Chúa Kitô, hy vọng sống lại, hy vọng trở thành lời cầu nguyện,… hy vọng bóng tối của đồi Canvê đưa Giáo hội đi qua thế giới, đến ánh sáng Phục sinh, đến với Con Chiên, là mặt trời của chúng ta (x. Kh 21,23). Đến cuối cùng chỉ còn tiếng nói của Chúa Phục Sinh, mời gọi chúng ta đừng chỉ ngắm nhìn ngôi mộ trống khi bối rối tự hỏi mình sẽ phải làm gì. Chúa Giêsu mở cánh cửa con tim chúng ta. Từ sự sợ hãi nảy sinh sự kiên quyết tông đồ, từ sự mất can đảm nặng nề trổ sinh niềm vui Tin Mừng.”
Công bằng và chữa lành; những điều kinh hoàng của quá khứ không tái diễn
Một sứ vụ mới đòi chúng ta có những hành động cụ thể. Giáo hội sẽ mang lại sự công bình và chữa lành cho các nạn nhân, sẽ lắng nghe, tin và đồng hànhv ới họ; sẽ bảo đảm những kẻ lạm dụng không bao giờ còn có thể tấn kích người khác; những người che đậy sẽ chịu trách nhiệm,… Giáo hội sẽ làm tất cả để bảo đảm những kinh hoàng của quá khứ sẽ không tái lập và Giáo hội là nơi an toàn cho tất cả, là một người mẹ yêu thương, đặc biệt đối với người trẻ và những người dễ bị tổn thương.
Hồng Thuỷ