Kinh Thánh có thể đọc trong 692 ngôn ngữ
Theo “Báo cáo truy cập Kinh thánh toàn cầu” của Hiệp hội Kinh Thánh Hoa Kỳ (UBS) thì hiện nay, toàn bộ Kinh Thánh có thể được đọc bằng 692 ngôn ngữ.
Kinh Thánh có thể đọc trong 692 ngôn ngữ
Theo “Báo cáo truy cập Kinh thánh toàn cầu” của Hiệp hội Kinh Thánh Hoa Kỳ (UBS) thì hiện nay, toàn bộ Kinh Thánh có thể được đọc bằng 692 ngôn ngữ.
Như vậy 18 ngôn ngữ được cập nhật so với cùng kỳ năm ngoái. Theo UBS, khoảng 5,6 tỷ người truy cập vào tất cả các văn bản của Cựu Ước và Tân Ước theo tiếng mẹ đẻ.
Tân Ước đã được dịch sang 1.547 ngôn ngữ khác nhau. Như thế, ít nhất một cuốn sách Kinh Thánh có thể truy cập bằng 3.362 ngôn ngữ (nhiều hơn 38 so với năm trước). Hiệp hội Kinh Thánh có khoảng 7.350 ngôn ngữ trên toàn thế giới, trong số đó có 245 ngôn ngữ ký hiệu dành cho người điếc. Còn khoảng 4.000 ngôn ngữ, trong đó Kinh Thánh chưa được dịch.
Alexander M. Schweitzer, người đứng đầu của Khoa Dịch thuật UBS, khẳng định: “Chúng ta đang sống trong thời đại mà thông điệp của Kinh Thánh về lòng thương xót, hoà giải, công bằng, hoà bình và tình yêu là rất cần thiết. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là đảm bảo mọi người có thể truy cập Kinh Thánh, trong bất cứ ngôn ngữ nào. Các hiệp hội Kinh Thánh, các nhà nghiên cứu Kinh Thánh và các nhà tài trợ đã cùng nhau làm việc hiệu quả hơn bao giờ hết, và sự phát triển công nghệ đã mở ra những khả năng không thể tưởng tượng được.”
Như vậy 18 ngôn ngữ được cập nhật so với cùng kỳ năm ngoái. Theo UBS, khoảng 5,6 tỷ người truy cập vào tất cả các văn bản của Cựu Ước và Tân Ước theo tiếng mẹ đẻ.
Tân Ước đã được dịch sang 1.547 ngôn ngữ khác nhau. Như thế, ít nhất một cuốn sách Kinh Thánh có thể truy cập bằng 3.362 ngôn ngữ (nhiều hơn 38 so với năm trước). Hiệp hội Kinh Thánh có khoảng 7.350 ngôn ngữ trên toàn thế giới, trong số đó có 245 ngôn ngữ ký hiệu dành cho người điếc. Còn khoảng 4.000 ngôn ngữ, trong đó Kinh Thánh chưa được dịch.
Alexander M. Schweitzer, người đứng đầu của Khoa Dịch thuật UBS, khẳng định: “Chúng ta đang sống trong thời đại mà thông điệp của Kinh Thánh về lòng thương xót, hoà giải, công bằng, hoà bình và tình yêu là rất cần thiết. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là đảm bảo mọi người có thể truy cập Kinh Thánh, trong bất cứ ngôn ngữ nào. Các hiệp hội Kinh Thánh, các nhà nghiên cứu Kinh Thánh và các nhà tài trợ đã cùng nhau làm việc hiệu quả hơn bao giờ hết, và sự phát triển công nghệ đã mở ra những khả năng không thể tưởng tượng được.”
Ngọc Yến