27/12/2024

Ngày Quốc tế Bệnh nhân 2019 tại Calcutta

Ngày 11/2/2019 tại Calcutta diễn ra Ngày Quốc tế Bệnh nhân lần thứ 27, với tên gọi “Nhận lãnh nhưng không thì cũng cho đi nhưng không”, với sự hiện diện của ĐHY Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phát triển Con người Toàn diện. ĐHY Turkson đề cập đến vai trò của nhân viên y tế trong việc chăm sóc những người đau khổ.

 Ngày Quốc tế Bệnh nhân 2019 tại Calcutta

 

 

ĐHY Turkson tại Calcutta

Ngày 11/2/2019 tại Calcutta diễn ra Ngày Quốc tế Bệnh nhân lần thứ 27, với tên gọi “Nhận lãnh nhưng không thì cũng cho đi nhưng không”, với sự hiện diện của ĐHY Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phát triển Con người Toàn diện.

ĐHY Turkson đề cập đến vai trò của nhân viên y tế trong việc chăm sóc những người đau khổ. Người bệnh “không chỉ là đối tưởng của việc loan báo Tin Mừng, nhưng còn là chủ thể tích cực của chính hoạt động tông đồ này”.

Trong bài phát biểu, ĐHY Peter Turkson nói: Tất cả Kitô hữu chúng ta, với tư cách là môn đệ của Chúa Kitô, “được thừa hưởng tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa và được mời gọi mang tình yêu ấy đến cho người khác cũng vô điều kiện như vậy”.

Trong dịp này, ngày 9/2 cũng tại Calcuta diễn ra một hội nghị nghiên cứu về các nền tảng thần học liên quan đến việc chăm sóc mục vụ y tế, một hướng dẫn mới cho nhân viên y tế và các biên giới mới trong việc phục người nghèo bị gạt sang bên lề. ĐHY Turkson nói với các thành viên tham dự hội nghị: “Giáo hội, từ thuở ban đầu, luôn làm chứng về việc chăm sóc cho những người bệnh và người đau khổ ngang qua hoạt động của các thành viên và các tổ chức trong Giáo hội, và mạnh mẽ đề cao phẩm giá bất khả xâm phạm của con người, đặc biệt là những người chịu thiệt thòi.”

Những chỉ dẫn về cách các Kitô hữu được mời gọi chăm sóc người bệnh đã được nói đến trong dụ ngôn người Samari tốt lành, mời gọi hãy “yêu người lân cận”, bởi vì “dưới ánh sáng của Chúa Kitô, nỗi đau của con người mang lấy một ý nghĩa mới”. Đức Hồng y nói tiếp: “Trong hành trình lịch sử, các Kitô hữu không chối bỏ bệnh tật và những đau đớn, nhưng biết rằng qua những đau khổ ấy, Thiên Chúa – bằng sự nhập thể của Con Ngài – đã gieo hạt giống vĩnh cửu và ơn cứu độ cho con người.”

ĐHY Bộ trưởng nhấn mạnh rằng ĐTC Phanxicô là một trong những người tiên phong trao ban chính mình để phục vụ một cách nhưng không, để “nhìn vào khuôn mặt của người bệnh và người đau khổ trong Chúa Kitô”. Thật vậy, ĐTC thường nhắc lại một nền văn hoá thấp, về việc “đổ bỏ và lãng phí, đó là sự thờ ơ đối với nhiều người đau khổ vì bệnh tật, nghèo đói và bị bỏ rơi”.

Cuối cùng, ĐHY Patrick D’Rozario, TGM Dhaka và là đặc sứ Vatican cho sự kiện này, đọc sứ điệp của ĐTC cho Ngày Quốc tế Bệnh nhân, trong đó có nhắc nhớ về hình ảnh Mẹ Têrêsa Calcutta như là mẫu gương tuyệt vời về bác ái Kitô giáo. (Asia News 11/2)   
 
 
 

Văn Yên, SJ