ĐTC Phanxicô: Kinh ngạc để hiểu nhau và lo âu đau khổ vì vắng Chúa
Mẹ Maria và Thánh Giuse đã lo lắng đau khổ khi lạc mất Chúa Giêsu, vì đối với các ngài, Chúa Giêsu chính là trung tâm của gia đình các ngài. Khi tìm thấy Chúa Giêsu đang ở giữa các thầy dạy và tranh luận với họ, các ngài đã kinh ngạc sửng sốt, để rồi được Chúa cho biết rằng Người phải lo việc của Chúa Cha.
ĐTC Phanxicô: Kinh ngạc để hiểu nhau và lo âu đau khổ vì vắng Chúa
Mẹ Maria và Thánh Giuse đã lo lắng đau khổ khi lạc mất Chúa Giêsu, vì đối với các ngài, Chúa Giêsu chính là trung tâm của gia đình các ngài. Khi tìm thấy Chúa Giêsu đang ở giữa các thầy dạy và tranh luận với họ, các ngài đã kinh ngạc sửng sốt, để rồi được Chúa cho biết rằng Người phải lo việc của Chúa Cha. Kinh ngạc để hiểu nhau và lo âu đau khổ vì vắng Chúa là hai thái độ mà người tín hữu cần có.
Chúa Nhật ngày 30 tháng 12 hôm qua, lễ Thánh Gia, là buổi đọc Kinh Truyền Tin cuối cùng trong năm 2018. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy có hai thái độ như Mẹ Maria và Thánh Giuse trong biến cố lạc mất Chúa Giêsu: đó là kinh ngạc, vì nó cần thiết để hiểu người khác, và lo âu khi thiếu vắng Chúa để biết đi tìm Chúa. Sau đây là toàn văn bài huấn dụ của ĐTC.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta cử hành lễ Thánh Gia và phụng vụ mời gọi chúng ta suy tư về kinh nghiệm của Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Giêsu, được liên kết bởi tình yêu sâu xa và được hướng dẫn bởi niềm tín thác vô bờ vào Thiên Chúa.
Đoạn Tin mừng hôm nay (x. Lc 2,41-52) thuật lại cuộc hành trình lên Giêrusalem, của gia đình Nadarét, để tham dự lễ Vượt Qua. Nhưng trên đường trở về, cha mẹ của Chúa Giêsu nhận ra rằng đứa con 12 tuổi của mình không ở trong đoàn bộ hành. Sau 3 ngày tìm kiếm và lo lắng, họ đã tìm thấy Chúa Giêsu đang ở trong đền thờ, ngồi giữa các tiến sĩ, tranh luận với họ. Khi nhìn thấy con mình, Mẹ Maria và thánh Giuse “kinh ngạc ngỡ ngàng” (c. 48) và Mẹ Maria đã nói cho Chúa Giêsu biết nỗi lo âu đau buồn của các ngài: “Cha con và mẹ đã lo lắng đau khổ tìm kiếm con”. Kinh ngạc và lo âu đau khổ là hai yếu tố mà tôi muốn anh chị em chú ý.
Kinh ngạc để mở lòng ra và hiểu người khác
Trong gia đình Nadarét không bao giờ thiếu sự kinh ngạc, ngay cả trong giờ phút bi thảm khi lạc mất Chúa Giêsu: đó là khả năng kinh ngạc trước sự tỏ mình tiệm tiến của Con Thiên Chúa. Đó cũng chính là sự kinh ngạc đã đánh động các tiến sĩ trong đền thờ, họ ngưỡng mộ “về sự thông minh và những lời đối đáp của Chúa” (c. 47). Thái độ kinh ngạc ngỡ ngàng trái ngược với thái độ xem mọi sự là hiển nhiên, trái ngược với việc giải thích thực tế xung quanh ta và các biến cố lịch sử theo những tiêu chuẩn của chúng ta. Một người hành động như thế này thì không biết được thế nào là ngưỡng mộ, kinh ngạc.
Kinh ngạc là mở lòng trí mình ra với người khác, hiểu các lý do của người khác: thái độ này rất quan trọng để hàn gắn các mối quan hệ bị tổn thương giữa mọi người và nó cũng không thể thiếu để chữa lành những vết thương đang tồn tại trong gia đình. Khi trong gia đình có những vấn đề, chúng ta nói cách đương nhiên rằng chúng ta có lý và chúng ta đóng cửa với người khác. Ngược lại, chúng ta cần suy nghĩ: “Nhưng người này có điều gì tốt?”, và ngạc nhiên về điều tốt đó. Và điều này giúp cho sự hiệp nhất của gia đình. Nếu anh chị em gặp vấn đề trong gia đình, hãy nghĩ về những điều tốt của người trong gia đình mà đang có vấn đề với anh chị em và hãy ngạc nhiên về điều này. Cách này giúp chữa lành các vết thương trong gia đình.
Lo âu đau khổ vì thiếu Chúa Giêsu
Yếu tố thứ hai tôi muốn rút ra từ Tin mừng đó là sự lo âu đau khổ mà Mẹ Maria và thánh Giuse đã trải qua khi các ngài không thể tìm thấy Chúa Giêsu. Nỗi lo lắng này cho thấy vị trí trung tâm của Chúa Giêsu trong gia đình thánh Nadarét. Đức Trinh nữ và hôn phu của Mẹ đã đón nhận Người Con đó, chăm sóc và nhìn thấy Người Con này lớn lên theo năm tháng, khôn ngoan và đầy ân sủng ở giữa các ngài, nhưng trên hết là Người Con đã lớn lên trong lòng các ngài; và tình thương và sự hiểu biết đối với Người con này đã tăng dần lên, từng tí từng tí một. Đó là lý do tại sao gia đình Nadarét thánh thiện: bởi vì gia đình này đặt Chúa Giêsu ở trung tâm, tất cả sự quan tâm chú ý của Mẹ Maria và thánh Giuse đều dành cho Người.
Tìm Chúa nơi Nhà Chúa, trong thánh lễ
Sự đau khổ lo lắng mà các ngài đã trải qua trong 3 ngày lạc mất Chúa Giêsu cũng phải là sự đau khổ của chúng ta khi chúng ta sống xa Chúa. Chúng ta phải cảm thấy đau khổ khi chúng ta thiếu Chúa trong hơn 3 ngày, không cầu nguyện, không đọc Tin mừng, không cảm thấy cần sự hiện diện của Người và tình bạn an ủi của Người. Rất nhiều lần, nhiều ngày trôi qua mà tôi không nghĩ đến Chúa. Điều này thật là không tốt, rất tồi tệ. Chúng ta phải cảm thấy lo âu khi những điều này xảy ra.
Mẹ Maria và thánh Giuse đã tìm kiếm Chúa và các ngài đã tìm thấy Chúa trong đền thờ, đang giảng dạy: chúng ta cũng thế, đặc biệt là trong Nhà của Thiên Chúa, chúng ta có thể gặp Thầy Chí Thánh và đón nhận sứ điệp cứu độ của Người. Khi cử hành Thánh Thể, chúng ta sống kinh nghiệm với Chúa Kitô; Người nói với chúng ta, trao cho chúng ta Lời của Người, Lời soi sáng hành trình của chúng ta, ban cho chúng ta Thân mình Người trong Thánh Thể, từ đó chúng ta kín múc sức mạnh để đối phó với những khó khăn mỗi ngày.
Và hôm nay, anh chị em hãy trở về nhà với hai từ này: ngạc nhiên và lo âu. Tôi có biết ngạc nhiên khi tôi thấy những điều tốt của người khác và như thế giải quyết được những vấn đề trong gia đình? Tôi có cảm thấy lo lắng khi mình xa cách Chúa Giêsu không?
Cuối cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho các gia đình trên thế giới, đặc biệt cho các gia đình mà vì những lý do khác nhau, đang thiếu bình an và hòa hợp. ĐTC cũng phó thác các gia đình cho sự bảo vệ của thánh gia Nadarét.
Cầu nguyện cho Congo
Sau khi đọc Kinh Truyền Tin, ĐTC mời gọi cầu nguyện cho người dân Cộng hòa dân chủ Congo bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và nạn dịch Ebola. ĐTC hy vọng rằng tất cả dấn thân để duy trì bầu khí an bình để tiến hành bầu cử cách hợp lệ và hòa bình. ĐTC cùng với mọi người đọc một Kinh Kính mừng cầu nguyện cho nhân dân Congo.
Gia đình là kho báu cần luôn giữ gìn và bảo vệ
Tiếp đến ĐTC chào các tín hữu Roma và các khách hành hương, các nhóm giáo xứ, hội đoàn và người trẻ. ĐTC chào đặc biệt các gia đình đang hiện diện trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, và yêu cầu mọi người vỗ tay chúc mừng các gia đình; ĐTC cũng chào các gia đình đang tham dự buổi đọc kinh tại gia đình của họ qua tivi hay radio. Ngài nhắc rằng gia đình là một kho báu và cần luôn luôn gìn giữ và bảo vệ nó. ĐTC cầu xin Thánh Gia Nazareth gìn giữ và luôn soi sáng cho các gia đình trong hành trình của họ.
Chúa Nhật ngày 30 tháng 12 hôm qua, lễ Thánh Gia, là buổi đọc Kinh Truyền Tin cuối cùng trong năm 2018. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy có hai thái độ như Mẹ Maria và Thánh Giuse trong biến cố lạc mất Chúa Giêsu: đó là kinh ngạc, vì nó cần thiết để hiểu người khác, và lo âu khi thiếu vắng Chúa để biết đi tìm Chúa. Sau đây là toàn văn bài huấn dụ của ĐTC.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta cử hành lễ Thánh Gia và phụng vụ mời gọi chúng ta suy tư về kinh nghiệm của Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Giêsu, được liên kết bởi tình yêu sâu xa và được hướng dẫn bởi niềm tín thác vô bờ vào Thiên Chúa.
Đoạn Tin mừng hôm nay (x. Lc 2,41-52) thuật lại cuộc hành trình lên Giêrusalem, của gia đình Nadarét, để tham dự lễ Vượt Qua. Nhưng trên đường trở về, cha mẹ của Chúa Giêsu nhận ra rằng đứa con 12 tuổi của mình không ở trong đoàn bộ hành. Sau 3 ngày tìm kiếm và lo lắng, họ đã tìm thấy Chúa Giêsu đang ở trong đền thờ, ngồi giữa các tiến sĩ, tranh luận với họ. Khi nhìn thấy con mình, Mẹ Maria và thánh Giuse “kinh ngạc ngỡ ngàng” (c. 48) và Mẹ Maria đã nói cho Chúa Giêsu biết nỗi lo âu đau buồn của các ngài: “Cha con và mẹ đã lo lắng đau khổ tìm kiếm con”. Kinh ngạc và lo âu đau khổ là hai yếu tố mà tôi muốn anh chị em chú ý.
Kinh ngạc để mở lòng ra và hiểu người khác
Trong gia đình Nadarét không bao giờ thiếu sự kinh ngạc, ngay cả trong giờ phút bi thảm khi lạc mất Chúa Giêsu: đó là khả năng kinh ngạc trước sự tỏ mình tiệm tiến của Con Thiên Chúa. Đó cũng chính là sự kinh ngạc đã đánh động các tiến sĩ trong đền thờ, họ ngưỡng mộ “về sự thông minh và những lời đối đáp của Chúa” (c. 47). Thái độ kinh ngạc ngỡ ngàng trái ngược với thái độ xem mọi sự là hiển nhiên, trái ngược với việc giải thích thực tế xung quanh ta và các biến cố lịch sử theo những tiêu chuẩn của chúng ta. Một người hành động như thế này thì không biết được thế nào là ngưỡng mộ, kinh ngạc.
Kinh ngạc là mở lòng trí mình ra với người khác, hiểu các lý do của người khác: thái độ này rất quan trọng để hàn gắn các mối quan hệ bị tổn thương giữa mọi người và nó cũng không thể thiếu để chữa lành những vết thương đang tồn tại trong gia đình. Khi trong gia đình có những vấn đề, chúng ta nói cách đương nhiên rằng chúng ta có lý và chúng ta đóng cửa với người khác. Ngược lại, chúng ta cần suy nghĩ: “Nhưng người này có điều gì tốt?”, và ngạc nhiên về điều tốt đó. Và điều này giúp cho sự hiệp nhất của gia đình. Nếu anh chị em gặp vấn đề trong gia đình, hãy nghĩ về những điều tốt của người trong gia đình mà đang có vấn đề với anh chị em và hãy ngạc nhiên về điều này. Cách này giúp chữa lành các vết thương trong gia đình.
Lo âu đau khổ vì thiếu Chúa Giêsu
Yếu tố thứ hai tôi muốn rút ra từ Tin mừng đó là sự lo âu đau khổ mà Mẹ Maria và thánh Giuse đã trải qua khi các ngài không thể tìm thấy Chúa Giêsu. Nỗi lo lắng này cho thấy vị trí trung tâm của Chúa Giêsu trong gia đình thánh Nadarét. Đức Trinh nữ và hôn phu của Mẹ đã đón nhận Người Con đó, chăm sóc và nhìn thấy Người Con này lớn lên theo năm tháng, khôn ngoan và đầy ân sủng ở giữa các ngài, nhưng trên hết là Người Con đã lớn lên trong lòng các ngài; và tình thương và sự hiểu biết đối với Người con này đã tăng dần lên, từng tí từng tí một. Đó là lý do tại sao gia đình Nadarét thánh thiện: bởi vì gia đình này đặt Chúa Giêsu ở trung tâm, tất cả sự quan tâm chú ý của Mẹ Maria và thánh Giuse đều dành cho Người.
Tìm Chúa nơi Nhà Chúa, trong thánh lễ
Sự đau khổ lo lắng mà các ngài đã trải qua trong 3 ngày lạc mất Chúa Giêsu cũng phải là sự đau khổ của chúng ta khi chúng ta sống xa Chúa. Chúng ta phải cảm thấy đau khổ khi chúng ta thiếu Chúa trong hơn 3 ngày, không cầu nguyện, không đọc Tin mừng, không cảm thấy cần sự hiện diện của Người và tình bạn an ủi của Người. Rất nhiều lần, nhiều ngày trôi qua mà tôi không nghĩ đến Chúa. Điều này thật là không tốt, rất tồi tệ. Chúng ta phải cảm thấy lo âu khi những điều này xảy ra.
Mẹ Maria và thánh Giuse đã tìm kiếm Chúa và các ngài đã tìm thấy Chúa trong đền thờ, đang giảng dạy: chúng ta cũng thế, đặc biệt là trong Nhà của Thiên Chúa, chúng ta có thể gặp Thầy Chí Thánh và đón nhận sứ điệp cứu độ của Người. Khi cử hành Thánh Thể, chúng ta sống kinh nghiệm với Chúa Kitô; Người nói với chúng ta, trao cho chúng ta Lời của Người, Lời soi sáng hành trình của chúng ta, ban cho chúng ta Thân mình Người trong Thánh Thể, từ đó chúng ta kín múc sức mạnh để đối phó với những khó khăn mỗi ngày.
Và hôm nay, anh chị em hãy trở về nhà với hai từ này: ngạc nhiên và lo âu. Tôi có biết ngạc nhiên khi tôi thấy những điều tốt của người khác và như thế giải quyết được những vấn đề trong gia đình? Tôi có cảm thấy lo lắng khi mình xa cách Chúa Giêsu không?
Cuối cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho các gia đình trên thế giới, đặc biệt cho các gia đình mà vì những lý do khác nhau, đang thiếu bình an và hòa hợp. ĐTC cũng phó thác các gia đình cho sự bảo vệ của thánh gia Nadarét.
Cầu nguyện cho Congo
Sau khi đọc Kinh Truyền Tin, ĐTC mời gọi cầu nguyện cho người dân Cộng hòa dân chủ Congo bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và nạn dịch Ebola. ĐTC hy vọng rằng tất cả dấn thân để duy trì bầu khí an bình để tiến hành bầu cử cách hợp lệ và hòa bình. ĐTC cùng với mọi người đọc một Kinh Kính mừng cầu nguyện cho nhân dân Congo.
Gia đình là kho báu cần luôn giữ gìn và bảo vệ
Tiếp đến ĐTC chào các tín hữu Roma và các khách hành hương, các nhóm giáo xứ, hội đoàn và người trẻ. ĐTC chào đặc biệt các gia đình đang hiện diện trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, và yêu cầu mọi người vỗ tay chúc mừng các gia đình; ĐTC cũng chào các gia đình đang tham dự buổi đọc kinh tại gia đình của họ qua tivi hay radio. Ngài nhắc rằng gia đình là một kho báu và cần luôn luôn gìn giữ và bảo vệ nó. ĐTC cầu xin Thánh Gia Nazareth gìn giữ và luôn soi sáng cho các gia đình trong hành trình của họ.
Hồng Thuỷ