Giáo hội Pakistan: “Năm 2019 sẽ là Năm Hoà bình và Hy vọng”
Ngày 01 tháng 12 trong lễ khai mạc chủ đề mục vụ của năm 2019 tại Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse ở Rawalpindi; Đức cha Joseph Arshad, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistan và Giám mục Islamabad-Rawalpindi loan báo năm 2019 sẽ là “Năm Hoà bình và Hy vọng”.
Giáo hội Pakistan: “Năm 2019 sẽ là Năm Hoà bình và Hy vọng”
Ngày 01 tháng 12 trong lễ khai mạc chủ đề mục vụ của năm 2019 tại Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse ở Rawalpindi; Đức cha Joseph Arshad, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistan và Giám mục Islamabad-Rawalpindi loan báo năm 2019 sẽ là “Năm Hoà bình và Hy vọng”.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistan nhắc lại năm 2018 đã được dành riêng cho Thánh Thể và kết thúc bằng một buổi cử hành ở Lahore vào ngày 25 tháng 11. Theo những con số được Giáo Hội công bố, năm nay có ít nhất 50.000 người đã được Rước Lễ lần đầu.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistan nhắc lại năm 2018 đã được dành riêng cho Thánh Thể và kết thúc bằng một buổi cử hành ở Lahore vào ngày 25 tháng 11. Theo những con số được Giáo Hội công bố, năm nay có ít nhất 50.000 người đã được Rước Lễ lần đầu.
Trong buổi lễ khai mạc cho chủ đề của năm 2019, Đức cha Arshad nói: “Tất cả chúng ta tiếp tục cùng nhau tạo nên một con đường hoà bình mới, chúng ta hãy thắp sáng những ngọn nến của hoà bình và hy vọng giữa bóng tối của hận thù và nỗi thống khổ trong cuộc sống của chúng ta. Cầu xin Chúa toàn năng ban cho tất cả mọi người sức mạnh để phá vỡ các bức tường chia rẽ nhân loại và giúp chúng ta củng cố mối tương quan tình yêu hổ tương và sự hiểu biết lẫn nhau.”
Cha Bonnie Mendes, cựu điều phối viên khu vực của Caritas châu Á, khẳng định: “Năm 2018 là một năm tốt hơn đối với những người thuộc về tôn giáo thiểu số thường bị thử thách nghiêm trọng bởi luật phân biệt đối xử và loại trừ xã hội. Sau nhiều năm chờ đợi chúng tôi đã được chúc lành với hai món quà: sự tha bổng cho Asia Bibi và một hồng y mới. Tuy nhiên, thật không may, cộng đoàn Kitô giáo vẫn chưa có thể trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ.”
Cha đề cập đến việc giải thoát cho người mẹ Kitô giáo, người đã trải qua 9 năm tù vì một tội mà bà chưa bao giờ phạm đó là tội phỉ báng chống lại tôn giáo Hồi giáo. Cha Mendes cũng nhắc lại việc Đức cha Joseph Coutts, Tổng Giám mục Karachi được thăng hồng y vào tháng 6 năm ngoái. Cha nhấn mạnh Đức Hồng y là một trong những người đã cầu nguyện và nỗ lực nhiều nhất cho việc tha bổng cho người phụ nữ.
Một tín hữu Công giáo, ông Khalid Shahzad ca ngợi sáng kiến mới nhất của chính phủ, đó là việc mở một hành lang ở biên giới với Ấn Độ để cho phép những người hành hương Sikh đến Gurdwara của Kartapur. Khalid Shahzad nói: “Điều tương tự cũng nên làm với các Kitô hữu, trái lại họ không công nhận nhà nước Israel và hộ chiếu của chúng tôi là hợp lệ đối với tất cả các nước, ngoại trừ Israel.” Cuối cùng, Khalid Shahzad kết luận: “Bảo vệ dân tộc thiểu số là thách thức lớn nhất của thủ tướng Imran Khan. Trong 100 ngày đầu tiên nắm quyền, ông đã không thể hiện nhiều quyết tâm trong việc chấp nhận các câu hỏi của chúng tôi, chẳng hạn như tỷ lệ 5% trong các trường học và cải thiện điều kiện xã hội của chúng tôi.”
Cha Bonnie Mendes, cựu điều phối viên khu vực của Caritas châu Á, khẳng định: “Năm 2018 là một năm tốt hơn đối với những người thuộc về tôn giáo thiểu số thường bị thử thách nghiêm trọng bởi luật phân biệt đối xử và loại trừ xã hội. Sau nhiều năm chờ đợi chúng tôi đã được chúc lành với hai món quà: sự tha bổng cho Asia Bibi và một hồng y mới. Tuy nhiên, thật không may, cộng đoàn Kitô giáo vẫn chưa có thể trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ.”
Cha đề cập đến việc giải thoát cho người mẹ Kitô giáo, người đã trải qua 9 năm tù vì một tội mà bà chưa bao giờ phạm đó là tội phỉ báng chống lại tôn giáo Hồi giáo. Cha Mendes cũng nhắc lại việc Đức cha Joseph Coutts, Tổng Giám mục Karachi được thăng hồng y vào tháng 6 năm ngoái. Cha nhấn mạnh Đức Hồng y là một trong những người đã cầu nguyện và nỗ lực nhiều nhất cho việc tha bổng cho người phụ nữ.
Một tín hữu Công giáo, ông Khalid Shahzad ca ngợi sáng kiến mới nhất của chính phủ, đó là việc mở một hành lang ở biên giới với Ấn Độ để cho phép những người hành hương Sikh đến Gurdwara của Kartapur. Khalid Shahzad nói: “Điều tương tự cũng nên làm với các Kitô hữu, trái lại họ không công nhận nhà nước Israel và hộ chiếu của chúng tôi là hợp lệ đối với tất cả các nước, ngoại trừ Israel.” Cuối cùng, Khalid Shahzad kết luận: “Bảo vệ dân tộc thiểu số là thách thức lớn nhất của thủ tướng Imran Khan. Trong 100 ngày đầu tiên nắm quyền, ông đã không thể hiện nhiều quyết tâm trong việc chấp nhận các câu hỏi của chúng tôi, chẳng hạn như tỷ lệ 5% trong các trường học và cải thiện điều kiện xã hội của chúng tôi.”
Ngọc Yến