Sứ điệp ĐTC nhân Ngày Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên
ĐTC mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho việc chăm sóc thiênnhiên, đặc biệt là việc bảo vệ các nguồn nước, và ngài cũng kêu gọi chấm dứt nạn làm ô nhiễm biển cả và đại dương.
Sứ điệp ĐTC nhân Ngày Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên
ĐTC mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho việc chăm sóc thiênnhiên, đặc biệt là việc bảo vệ các nguồn nước, và ngài cũng kêu gọi chấm dứt nạn làm ô nhiễm biển cả và đại dương.
ĐTC đưa ra lời kêu gọi trên đây hôm 1-9-2018, là Ngày Thế giới lần thứ 4 cầu nguyện cho việc bảo vệ công trình tạo dựng của Chúa. Năm nay có chủ đề là “Nước, đặc biệt dưới hai khía cạnh: tôn trọng nước như yếu tố quý giá và việc đạt được nước uống như một nhân quyền”.
Sự thiết yếu của nước
Trong sứ điệp, sau khi đề cao tầm quan trọng thiết yếu của nước như yếu tốđơn giản và trọng yếu, nhưng rất tiếc là đối với nhiều người, việc đạt được nước là điều rất khó khăn nếu không muốn nói là không có thể, ĐTC viết: “Cần cấp thiết có những dự án chung và những cử chỉ cụ thể, với ý thức rằng mọi hành động tư hữu hoá thiện ích tự nhiên như nước là điều gây thiệt hại cho quyền của con người được nước uống và việc tư hữu hoá nước như thế là điều không thể chấp nhận được.”
Bảo vệ biển và các đại dương
ĐTC nhắc đến vai trò của nước trong Bí tích Rửa Tội và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa vì hồng ân quý giá này. Ngài cũng đề cập đến vấn đề các biển và đại dương, mời gọi mọi người cảm ơn Đấng Tạo Hoá vì hồng ân bao la này, đồng thời kêu gọi bảo vệ các nguồn nước, các biển khơi và đại dương. ĐTC viết: “Chúng ta không thể để cho các biển và đại dương đầy những khối plastic khổng lồ trôi nổi trên đó.”
Lời nguyện của ĐTC
Và Sứ điệp của ĐTC kết thúc với lời mời gọi các tín hữu cầu nguyện: “Chúng ta hãy cầu nguyện để nước không trở thành dấu chỉ sự chia cách giữa các dân tộc, nhưng là dấu chỉ sự gặp gỡ đối với cộng đoàn nhân loại. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người có nguy cơ mất mạng trên sóng gió trong khi đi tìm một tương lai tốt đẹp hơn để họ được cứu vớt. Chúng ta xin Chúa và yêu cầu những người thi hành công tác phục vụ chính trị làm sao để những vấn đề tế nhị nhất trong thời đại chúng ta, như các vấn đề di cư, thay đổi khí hậu, quyền của mọi người được hưởng các nhu yếu phẩm, được đáp ứng trong tinh thần trách nhiệm, nhìn xa trông rộng, với lòng quảng đại và trong tinh thần cộng tác giữa các nước có trách nhiệm nhiều hơn.”
Cầu cho người làm tông đồ biển cả
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang thi hành công tác tông đồ trên biển, những người giúp suy tư về những vấn đề hệ thống môi sinh biển khơi, những người góp phần đề ra và áp dụng các quy luật quốc tế liên hệ tới biển, để có thể bảo vệ con người, các quốc gia, các thiện ích, tài nguyên thiên nhiên, như các động vật và thực vật, các rặng san hô, các lòng biển cả ,và bảo vệ sự phát triển toàn diện trong viễn tượng công ích của toàn thể gia đình nhân loại chứ không phải là tư lợi. Chúng ta cũng hãy nhớ đến những người đang hoạt động để bảo vệ các vùng biển, bảo vệ đại dương và các sinh vật khác nhau trong đó, để họ chu toàn công tác này trong tinh thần trách nhiệm và lương thiện.”
Sự thiết yếu của nước
Trong sứ điệp, sau khi đề cao tầm quan trọng thiết yếu của nước như yếu tốđơn giản và trọng yếu, nhưng rất tiếc là đối với nhiều người, việc đạt được nước là điều rất khó khăn nếu không muốn nói là không có thể, ĐTC viết: “Cần cấp thiết có những dự án chung và những cử chỉ cụ thể, với ý thức rằng mọi hành động tư hữu hoá thiện ích tự nhiên như nước là điều gây thiệt hại cho quyền của con người được nước uống và việc tư hữu hoá nước như thế là điều không thể chấp nhận được.”
Bảo vệ biển và các đại dương
ĐTC nhắc đến vai trò của nước trong Bí tích Rửa Tội và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa vì hồng ân quý giá này. Ngài cũng đề cập đến vấn đề các biển và đại dương, mời gọi mọi người cảm ơn Đấng Tạo Hoá vì hồng ân bao la này, đồng thời kêu gọi bảo vệ các nguồn nước, các biển khơi và đại dương. ĐTC viết: “Chúng ta không thể để cho các biển và đại dương đầy những khối plastic khổng lồ trôi nổi trên đó.”
Lời nguyện của ĐTC
Và Sứ điệp của ĐTC kết thúc với lời mời gọi các tín hữu cầu nguyện: “Chúng ta hãy cầu nguyện để nước không trở thành dấu chỉ sự chia cách giữa các dân tộc, nhưng là dấu chỉ sự gặp gỡ đối với cộng đoàn nhân loại. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người có nguy cơ mất mạng trên sóng gió trong khi đi tìm một tương lai tốt đẹp hơn để họ được cứu vớt. Chúng ta xin Chúa và yêu cầu những người thi hành công tác phục vụ chính trị làm sao để những vấn đề tế nhị nhất trong thời đại chúng ta, như các vấn đề di cư, thay đổi khí hậu, quyền của mọi người được hưởng các nhu yếu phẩm, được đáp ứng trong tinh thần trách nhiệm, nhìn xa trông rộng, với lòng quảng đại và trong tinh thần cộng tác giữa các nước có trách nhiệm nhiều hơn.”
Cầu cho người làm tông đồ biển cả
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang thi hành công tác tông đồ trên biển, những người giúp suy tư về những vấn đề hệ thống môi sinh biển khơi, những người góp phần đề ra và áp dụng các quy luật quốc tế liên hệ tới biển, để có thể bảo vệ con người, các quốc gia, các thiện ích, tài nguyên thiên nhiên, như các động vật và thực vật, các rặng san hô, các lòng biển cả ,và bảo vệ sự phát triển toàn diện trong viễn tượng công ích của toàn thể gia đình nhân loại chứ không phải là tư lợi. Chúng ta cũng hãy nhớ đến những người đang hoạt động để bảo vệ các vùng biển, bảo vệ đại dương và các sinh vật khác nhau trong đó, để họ chu toàn công tác này trong tinh thần trách nhiệm và lương thiện.”
Sau cùng, ĐTC mời gọi mọi người quan tâm đến các thế hệ trẻ và cầu nguyện cho họ để họ gia tăng ý thức và tôn trọng căn nhà chung của nhân loại, với ước muốn chăm sóc thiện ích thiết yếu là nước, để mưu ích cho tất cả mọi người. (Rei 1-9-2018)
G. Trần Đức Anh OP