23/01/2025

Bão số 4 đổ bộ từ Quảng Ninh đến Nghệ An

Khi vào đất liền, vùng tâm bão qua các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hoá; các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình và Sơn La được cảnh báo có mưa rất lớn.

 

Bão số 4 đổ bộ từ Quảng Ninh đến Nghệ An

Khi vào đất liền, vùng tâm bão qua các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hoá; các tỉnh Thanh H, Hoà Bình và Sơn La được cảnh báo có mưa rất lớn.

 
 

Ngư dân Sầm Sơn kéo thuyền lên đường giao thông tránh bão  /// Ảnh: Minh Hải

Ngư dân Sầm Sơn kéo thuyền lên đường giao thông tránh bão  ẢNH: MINH HẢI

 
Khoảng 10 giờ hôm qua 16.8, bão số 4 đi qua huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP.Hải Phòng) và gây ra gió cấp 11, mưa to, sóng cao 2 m. Đến 19 giờ cùng ngày, gió tại Bạch Long Vĩ chỉ còn cấp 7, cấp 8 và không gây ra thiệt hại gì đáng kể. UBND TP.Hải Phòng đã chuẩn bị phương án huy động hơn 40.000 người tham gia chống bão trong trường hợp khẩn cấp.
Bão số 4 đổ bộ từ Quảng Ninh đến Nghệ An - ảnh 1

 

Trong ngày 16.8, TP.Hải Phòng cũng đã cấm biển và đưa tất cả các tàu thuyền, lồng bè, ngư dân vào bờ tránh trú bão an toàn từ trước 12 giờ cùng ngày; khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển từ tối 16 – 17.8.

 
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, cho biết dự báo trong sáng 17.8, bão số 4 sẽ ảnh hưởng đến khu vực đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Trong đó, vùng trọng tâm bão đi vào các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa. Các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình và Sơn La được cảnh báo có mưa rất lớn do ảnh hưởng của bão.
 
Cho học sinh nghỉ học, sẵn sàng sơ tán dân
Tại Quảng Ninh, ngành giáo dục cho học sinh nghỉ học từ ngày 16.8 đến khi bão tan; học sinh các huyện miền núi sẽ đến trường khi hết lũ nếu trời có mưa lớn. Khoảng 2.600 bộ đội, dân quân địa phương sẽ cùng 550 cán bộ, chiến sĩ của Bộ Quốc phòng, Quân khu 3 sẵn sàng cùng chính quyền chống bão, trong đó Vùng 1 Hải quân đã chuẩn bị 5 xe thiết giáp. Từ sáng 16.8, Quảng Ninh cấm toàn bộ tàu thuyền ra khơi. Đến 17 giờ ngày 16.8, tỉnh này đã kêu gọi hơn 8.000 tàu thuyền khai thác hải sản về nơi tránh bão.
 
Chiều 16.8, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó với bão tại tỉnh Thái Bình. Tại đây, ông Cường yêu cầu địa phương sẵn sàng các phương án ứng phó, kiên quyết di dời người lao động tại các đầm, chòi nuôi trồng hải sản. Theo UBND tỉnh Thái Bình, địa phương này đã cấm biển từ trưa 15.8. Đến chiều 16.8, toàn bộ 1.239 tàu thuyền với trên 3.600 lao động biển của Thái Bình đã về nơi an toàn.
 
Đến 15 giờ ngày 16.8, 2.127 phương tiện với 5.738 ngư dân của tỉnh Nam Định đã vào nơi tránh bão, trên 1.230 lao động tại hơn 1.024 lều, chòi canh ngao cũng đã vào bờ. Nếu bão số 4 mạnh cấp 10 đổ bộ trực tiếp, tỉnh Nam Định sẽ sơ tán trên 41.500 người tại 12.074 nhà yếu, nhà tạm. Trường hợp các triền sông có lũ trên báo động 3, tỉnh sẽ sơ tán trên 71.350 người ở 13.462 nhà yếu, nhà tạm. Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị ngày 16.8 đã yêu cầu các địa phương, sở, ngành hoãn tất cả các cuộc họp để tập trung chỉ đạo chống bão.
 
Điều tiết hồ, đập
Chiều 16.8, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), Uỷ viên thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, ký lệnh yêu cầu Nhà máy thuỷ điện Sơn La đóng 1 cửa xả đáy lúc 18 giờ cùng ngày để giảm áp lực cho vùng hạ du hồ Hoà Bình. Theo dự báo, do ảnh hưởng của bão số 4, khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình có đợt mưa đặc biệt lớn lên tới 400 – 500 mm.
 
Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Thái Nguyên đã có thông báo đến vùng hạ du hồ Núi Cốc về phương án có thể phải điều tiết mực nước qua tràn xả lũ. Phương án này được đưa ra để ứng phó trong tình huống hệ thống sông Cầu, sông Công xuất hiện đợt lũ biên độ từ 1,5 – 3 m, khi đó hồ Núi Cốc xả lũ với lưu lượng từ 100 – 600 m3/giây. Tình huống này, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN yêu cầu chính quyền các địa phương thông báo người dân vùng hạ du để chủ động ứng phó, nghiêm cấm người dân đi lại trên các mái đập…
 
Trong ngày 16.8, cả hồ Cửa Đạt đã bắt đầu xả lũ với lưu lượng 1.200 m3/giây. Từ 15 giờ ngày 16.8, Công ty TNHH MTV thuỷ điện Trung Sơn thông báo trong 24 giờ tới, thuỷ điện Trung Sơn (H.Quan H, Thanh Hoá) sẽ tiến hành xả lũ với lưu lượng 1.500 – 2.000 m3/giây. Hiện toàn tỉnh Thanh H có 610 hồ chứa. Trong đó, 490 hồ đã đầy nước, 124 hồ chứa không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ (9 hồ đã chỉ đạo không tích nước).
 
Tại các huyện ven biển của tỉnh Thanh H, như: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng H, Quảng Xương, Tĩnh Gia và TP.Sầm Sơn, đến 19 giờ ngày 16.8, tất cả hơn 7.000 tàu thuyền đã vào bờ và trú ẩn an toàn. Tại TP.Sầm Sơn, do thuyền của ngư dân có công suất nhỏ, dự báo nước biển dâng cao nên ngư dân phải kéo hàng trăm chiếc thuyền lên lòng, lề đường Hồ Xuân Hương, chằng néo để tránh bão. Các xã ven biển của H.Hoằng H, hơn 200 chiếc bè cũng được ngư dân kéo lên cao, cách bờ biển khoảng 50 m. Tại khu vực cửa biển Lạch Bạng xã Hải Thanh, Hải Bình và xã Nghi Sơn (H.Tĩnh Gia), nhiều người dân nuôi cá lồng cũng đã phải chằng chống, níu giữ các lồng cá.