ĐTC phê chuẩn sửa lại Sách Giáo lý: Loại bỏ án tử hình
Theo ý muốn của ĐTC Phanxicô, Bộ Giáo lý Đức tin đã tiến hành việc thay đổi điều số 2267 trong Sách Giáo lý Công giáo để từ nay hoàn toàn loại bỏ án tử hình như một điều trái ngược với phẩm giá con người.
ĐTC phê chuẩn sửa lại Sách Giáo lý: Loại bỏ án tử hình
ĐTC đã chấp thuận việc sửa đổi 1 điều khoản trong Sách Giáo lý Công giáo để xác định lập trường của Giáo Hội loại bỏ án tử hình.
Theo ý muốn của ĐTC Phanxicô, Bộ Giáo lý Đức tin đã tiến hành việc thay đổi điều số 2267 trong Sách Giáo lý Công giáo để từ nay hoàn toàn loại bỏ án tử hình như một điều trái ngược với phẩm giá con người.
Theo thông báo ký ngày 1-8-2018, ĐHY Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cho biết: Trong buổi tiếp kiến ngày 11-5-2018 dành cho Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, ĐTC đã phê chuẩn văn bản mới của đoạn số 2267 trong Sách Giáo lý Công giáo và truyền dịch ra các thứ tiếng khác nhau để đưa vào trong tất cả các ấn bản của Sách Giáo lý.
Theo ý muốn của ĐTC Phanxicô, Bộ Giáo lý Đức tin đã tiến hành việc thay đổi điều số 2267 trong Sách Giáo lý Công giáo để từ nay hoàn toàn loại bỏ án tử hình như một điều trái ngược với phẩm giá con người.
Theo thông báo ký ngày 1-8-2018, ĐHY Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cho biết: Trong buổi tiếp kiến ngày 11-5-2018 dành cho Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, ĐTC đã phê chuẩn văn bản mới của đoạn số 2267 trong Sách Giáo lý Công giáo và truyền dịch ra các thứ tiếng khác nhau để đưa vào trong tất cả các ấn bản của Sách Giáo lý.
Nguyên văn đoạn đó như sau:
Án tử hình
2267. Trong thời gian dài, việc sử dụng án tử hình do chính quyền hợp pháp, sau một vụ xử án hợp lệ, được coi là một câu trả lời thích hợp cho một số tội nặng và là một phương thế có thể chấp nhận được, tuy là biện pháp, ngày nay, càng ngày người ta càng ý thức rằng con người không bị mất phẩm giá, dù sau khi đã phạm những tội ác rất nặng. Ngoài ra, một nhận thức mới được phổ biến về ý nghĩa các hình luật từ phía nhà nước. Sau cùng, người ta cũng kiện toàn những hệ thống giam cầm hữu hiệu hơn để bảo đảm an ninh cho người dân, nhưng đồng thời các hệ thống giam cầm ấy không tước bỏ vĩnh viễn khả năng hoán cải của người phạm tội.
Vì thế, dưới ánh sáng Tin Mừng, Giáo Hội dạy rằng “án tử hình là điều không thể chấp nhận được vì làm thương tổn đặc tính bất khả xâm phạm và phẩm giá con người” và Giáo Hội quyết liệt dấn thân để án tử hình được bãi bỏ ở mọi nơi trên thế giới.
Tiến trình đi tới loại bỏ án tử hình
Sách Giáo lý chung của Hội thánh Công giáo được công bố năm 1992. 6 năm sau đó, tức là 1998, đoạn về án tử hình được tu chính và chỉ chấp nhận việc sử dụng án này trong trường hợp “tuyệt đối cần thiết”. Lập trường này được một số vị Giáo hoàng chấp nhận trong quá khứ, đứng trước “tình trạng chính trị và xã hội dùng án này như một phương thế có thể chấp nhận được để bảo tồn công ích”.
Nhưng với thời gian, một sự ý thức “dưới ánh sáng Tin Mừng” giúp dân Chúa dần dần nhận thấy việc thực hành án tử hình là điều không thể chấp nhận được. Trong hành trình này, Thông điệp “Tin Mừng Sự sống” (Evangelium Vitae) của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, công bố hồi tháng 3 năm 1995, giữ một vai trò cơ bản. Trong thông điệp, ngài khẳng định:
“‘Trong số những dấu chỉ hy vọng một nền văn minh mới, nền văn minh sự sống, có sự kiện dư luận quần chúng ngày càng loại bỏ án tử hành, cho dù người ta chỉ coi án này như một phương thế tự vệ chính đáng, xét vì xã hội tân tiến ngày nay có những khả năng để loại trừ hữu hiệu tội ác đến độ không tước bỏ vĩnh viễn cơ may chuộc lỗi của họ, và đồng thời làm cho kẻ phạm tội ác không còn khả năng gây hại nữa.” (Rei 2018-08-02).
Án tử hình
2267. Trong thời gian dài, việc sử dụng án tử hình do chính quyền hợp pháp, sau một vụ xử án hợp lệ, được coi là một câu trả lời thích hợp cho một số tội nặng và là một phương thế có thể chấp nhận được, tuy là biện pháp, ngày nay, càng ngày người ta càng ý thức rằng con người không bị mất phẩm giá, dù sau khi đã phạm những tội ác rất nặng. Ngoài ra, một nhận thức mới được phổ biến về ý nghĩa các hình luật từ phía nhà nước. Sau cùng, người ta cũng kiện toàn những hệ thống giam cầm hữu hiệu hơn để bảo đảm an ninh cho người dân, nhưng đồng thời các hệ thống giam cầm ấy không tước bỏ vĩnh viễn khả năng hoán cải của người phạm tội.
Vì thế, dưới ánh sáng Tin Mừng, Giáo Hội dạy rằng “án tử hình là điều không thể chấp nhận được vì làm thương tổn đặc tính bất khả xâm phạm và phẩm giá con người” và Giáo Hội quyết liệt dấn thân để án tử hình được bãi bỏ ở mọi nơi trên thế giới.
Tiến trình đi tới loại bỏ án tử hình
Sách Giáo lý chung của Hội thánh Công giáo được công bố năm 1992. 6 năm sau đó, tức là 1998, đoạn về án tử hình được tu chính và chỉ chấp nhận việc sử dụng án này trong trường hợp “tuyệt đối cần thiết”. Lập trường này được một số vị Giáo hoàng chấp nhận trong quá khứ, đứng trước “tình trạng chính trị và xã hội dùng án này như một phương thế có thể chấp nhận được để bảo tồn công ích”.
Nhưng với thời gian, một sự ý thức “dưới ánh sáng Tin Mừng” giúp dân Chúa dần dần nhận thấy việc thực hành án tử hình là điều không thể chấp nhận được. Trong hành trình này, Thông điệp “Tin Mừng Sự sống” (Evangelium Vitae) của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, công bố hồi tháng 3 năm 1995, giữ một vai trò cơ bản. Trong thông điệp, ngài khẳng định:
“‘Trong số những dấu chỉ hy vọng một nền văn minh mới, nền văn minh sự sống, có sự kiện dư luận quần chúng ngày càng loại bỏ án tử hành, cho dù người ta chỉ coi án này như một phương thế tự vệ chính đáng, xét vì xã hội tân tiến ngày nay có những khả năng để loại trừ hữu hiệu tội ác đến độ không tước bỏ vĩnh viễn cơ may chuộc lỗi của họ, và đồng thời làm cho kẻ phạm tội ác không còn khả năng gây hại nữa.” (Rei 2018-08-02).
G. Trần Đức Anh OP