11/01/2025

Mưa lớn dồn dập ở các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho biết, các tỉnh Bắc bộ và bắc Trung bộ sẽ liên tục đối mặt các đợt mưa to dồn dập kéo dài.

 

Mưa lớn dồn dập ở các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho biết, các tỉnh Bắc bộ và bắc Trung bộ sẽ liên tục đối mặt các đợt mưa to dồn dập kéo dài.

 
 
 

Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh giúp người dân xã Xuân Phổ (H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lợp lại mái nhà  /// PHẠM ĐỨC

Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh giúp người dân xã Xuân Phổ (H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lợp lại mái nhà    PHẠM ĐỨC

 

 
Ghi nhận từ ngày 18 – 19.7, các tỉnh Bắc bộ, bắc Trung bộ đã có mưa rất to. Trong đó, lượng mưa nhiều nhất đo trong 24 giờ tại Hoà Bình phổ biến trong khoảng 150 – 280 mm. Do mưa lớn kết hợp với các đợt mưa dài ngày trước đây nên vùng núi phía bắc, bắc Trung bộ, đặc biệt là Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An có nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
 
Theo Văn phòng Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), bão số 3 đã làm sập 23 ngôi nhà dân tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh; làm gãy đổ 31 cột điện tại tỉnh Nghệ An. Tại tỉnh Thanh H có 465 ngôi nhà bị ngập. Ghi nhận ở 3 tỉnh trên, mưa bão làm ngập úng 39.024 ha lúa và hoa màu, nhiều diện tích có nguy cơ mất trắng.
 
Mưa lớn dồn dập ở các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ - ảnh 1

Đường vào xã Châu Thắng, H.Quỳ Châu (Nghệ An) bị ngập sâu   ẢNH: K.HOAN

 

Tại Nghệ An, sau khi bão tan, mưa lớn đã khiến nhiều nơi bị cô lập do ngập nước. Tại các huyện miền núi, nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt do sạt lở đất và ngập nước. Theo chính quyền xã Châu Bính (H.Quỳ Châu), có 41 người đi hái măng trong rừng trước khi bão vào, đến chiều 19.7, có 6 người đã gọi điện về nhà, 35 người không thể liên lạc được. Mưa lũ cũng khiến nhiều nhà dân ở H.Yên Thành bị ngập sâu. Tuyến QL7 đoạn qua địa phận xã Bảo Thành, Khánh Thành và Công Thành (H.Yên Thành) bị ngập sâu từ 0,5 – 0,7 m, kéo dài hơn 2 km khiến giao thông tê liệt. Lực lượng chức năng phải lập chốt để cấm xe cộ lưu thông qua đoạn đường này.

 
Trao đổi với Thanh Niên chiều 19.7, ông Trần Quốc Toản, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, cho biết mưa to liên tục trong các ngày 18 – 19.7 khiến nhiều tuyến đường giao thông liên tỉnh bị ngập sâu từ 0,4 – 0,8 m, sạt lở đất với khối lượng trên 20.000 m3 khiến nhiều tuyến đường bị ách tắc, cô lập. Ở nhiều điểm nước ngập sâu và chảy xiết, buộc chính quyền địa phương ra lệnh cấm đường để đảm bảo an toàn. Tuyến QL6 tại Km 151+740 có nhiều điểm ngập úng làm ách tắc từ 7 – 11 giờ ngày 19.7. Cho đến cuối giờ cùng ngày vẫn còn 3 điểm ngập sâu, giao thông chưa thể khôi phục trở lại.
 
Đáng lưu ý, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, khoảng đêm 23.7, trên khu vực Đông Bắc có khả năng xuất hiện một áp thấp gây mưa đặc biệt lớn, trong đó trọng tâm mưa là Quảng Ninh, Lạng Sơn. Sau đó, vùng mưa lớn này mở rộng ra toàn bộ Bắc bộ vào các ngày 24 – 26.7.
 
Sạt lở nặng, gây ách tắc tỉnh lộ 674 Kon Tum
Mưa kéo dài không dứt trong hơn một tháng qua đã gây sạt lở nặng tỉnh lộ 674, Kon Tum. Có mặt trên tuyến đường này sáng 19.7, chúng tôi chứng kiến cảnh các ngọn đồi sụt, lở đất hàng loạt điểm, tràn xuống mặt đường, gây ách tắc. Ông Nguyễn Hữu Thạnh, Phó chủ tịch UBND H.Sa Thầy (Kon Tum), cho biết nặng nhất là đoạn Km 10+500 đến Km 10+800 thuộc H.Sa Thầy. Khối lượng đất đá từ trên đồi đổ xuống ước 40.000 m3, làm tắc đường hoàn toàn. Tỉnh lộ 674 dài 36 km, từ trung tâm H.Sa Thầy đi xã Mô Rai, vừa được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ với kinh phí 482 tỉ đồng. Phạm Anh

THANH NIÊN