24/01/2025

Toàn cầu sắp tăng 1,5 độ, thoả thuận khí hậu Paris ‘phá sản’?

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, toàn cầu sẽ tăng 1,5 độ C vào năm 2040 – tức sớm hơn 60 năm so với mục tiêu đặt ra của Thỏa thuận chung Paris.

 

Toàn cầu sắp tăng 1,5 độ, tho thuận khí hậu Paris ‘phá sản’?

 

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, toàn cầu sẽ tăng 1,5 độ C vào năm 2040 – tức sớm hơn 60 năm so với mục tiêu đặt ra của Tho thuận chung Paris.

Toàn cầu sắp tăng 1,5 độ, thỏa thuận khí hậu Paris phá sản? - Ảnh 1.

Theo báo cáo của IPCC, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 1,5 độ C vào năm 2040 – Ảnh: GETTY

Báo cáo do U ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) soạn thảo và sẽ được công bố bản cuối cùng vào tháng 10 năm nay sau khi đã được các chính phủ tham gia Thoả thuận chung Paris sửa đổi và phê duyệt. Tuy nhiên hãng Reuters đã lấy được dự thảo báo cáo này.

“Nếu lượng khí thải tiếp tục thải ra ở mức hiện tại, tình trạng nóng lên do con người gây ra sẽ vượt quá 1,5 độ C vào khoảng năm 2040”, theo báo cáo.

Theo Independent ngày 16-6, thực ra thông tin trên đã xuất hiện trong dự thảo báo cáo của IPCC hồi tháng 1 năm nay, tuy nhiên lần này mạnh mẽ hơn theo sau 25.000 ý kiến ​​của các chuyên gia cùng nhiều tài liệu khoa học.

Được gần 200 quốc gia thông qua vào năm 2015, Thoả thuận chung Paris đặt mục tiêu giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở 1,5 độ C trước cuối thế kỷ này.

Các nhà khoa học đồng ý rằng mục tiêu này là cần thiết để tránh các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên theo dự thảo báo cáo, cam kết của các chính phủ trong tho thuận Paris hiện tại quá yếu để hạn chế nhiệt độ tăng 1,5 độ C. Thoả thuận này cũng bị suy yếu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump năm ngoái quyết định rút khỏi Hiệp định và khuyến khích sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

Dự thảo báo cáo đã vạch ra một kịch bản mới để giữ nhiệt độ tăng ở mức dưới 1,5C, trong đó có đổi mới công nghệ và thay đổi lối sống để nhu cầu năng lượng giảm mạnh vào năm 2050 dù tăng trưởng kinh tế tăng.

Cạnh đó, năng lượng tái tạo – như gió, năng lượng mặt trời và thu điện, sẽ phải tăng 60% từ năm 2020 đến năm 2050, trong khi năng lượng từ than giảm 2/3.

Báo cáo cũng nhấn mạnh chính phủ các nước phải tìm cách xử lý một lượng lớn khí carbon trong không khí, chẳng hạn trồng rừng quy mô lớn, để giảm độ nóng toàn cầu nếu nhiệt độ vượt mục tiêu 1,5 độ C.