24/01/2025

Các chế độ độc tài bắt đầu bằng cách loan truyền những điều vu khống

“Chỉ cần nghĩ đến sự bách hại người Do Thái trong thế kỷ trước; chúng ta sẽ hiểu được nỗi kinh hoàng tương tự cũng xảy ra trong thời hiện nay. Nếu muốn phá huỷ các tổ chức hoặc con người, người ta bắt đầu nói xấu, sử dụng sức quyến rũ mà các vụ bê bối có trong truyền thông, “truyền thông vu khống”.”

 Các chế độ độc tài bắt đầu bằng cách loan truyền những điều vu khống

 

 
“Chỉ cần nghĩ đến sự bách hại người Do Thái trong thế kỷ trước; chúng ta sẽ hiểu được nỗi kinh hoàng tương tự cũng xảy ra trong thời hiện nay. Nếu muốn phá huỷ các tổ chức hoặc con người, người ta bắt đầu nói xấu, sử dụng sức quyến rũ mà các vụ bê bối có trong truyền thông, “truyền thông vu khống”.” Tại Thánh lễ ở Nhà guyện Thánh Marta sáng 18/06, khi suy tư về câu chuyện của ông Naboth được trích từ Sách Các Vua quyển thứ nhất, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như thế khi đề cập đến sức quyến rũ của các vụ bê bối và sức mạnh huỷ diệt của việc loan truyền những điều vu khống.

Bảo vệ di sản của tổ tiên

ĐTC bắt đầu từ câu chuyện của Naboth được tường thuật trong Bài đọc I: Sách Các Vua quyển thứ nhất. Vua Acáp muốn vườn nho của Naboth và cho ông tiền. Nhưng đất đó là một phần di sản của tổ tiên và do đó ông từ chối đề nghị này của nhà vua. Sau đó, Acáp, người có “tính khí thất thường, có hành vi giống như các trẻ em khi không có được những gì chúng muốn”, ông khóc và theo lời khuyên của người vợ độc ác, Giêzabel, cáo buộc giả dối Naboth, giết và chiếm hữu vườn nho của ông. Naboth, Đức Giáo hoàng lưu ý rằng đây là  một “vị tử đạo vì trung thành với di sản” mà ông đã nhận được từ cha ông mình: một di sản vượt trên cả vườn nho, “một di sản của trái tim”.

Các vị tử đạo bị kết tội với những điều vu khống

Bởi thế, ĐTC lưu ý rằng câu chuyện của Nabot là kiểu mẫu lịch sử câu chuyện của Chúa Giêsu, của Thánh Stêphanô và của tất cả các vị tử đạo đã bị lên án bằng cách sử dụng một kịch bản vu khống. Nhưng nó cũng là kiểu mẫu của cách thức tiến  hành mà rất nhiều người noi theo “nhiều người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ”. Nó bắt đầu bằng lời nói dối và, “sau khi tiêu diệt một người, một hoàn cảnh với lời vu khống đó”, nó xét xử và lên án.

Cách thức các chế độ độc tài gian trá trong truyền thông

“Thậm chí ngày nay, ở nhiều quốc gia, phương pháp này được sử dụng: phá huỷ truyền thông tự do.” Ví dụ, chúng ta nghĩ: có một luật  truyền thông, luật đó bị huỷ bỏ; toàn bộ thiết bị truyền thông được trao cho một công ty, cho một xã hội vu khống, nói dối, làm suy yếu đời sống dân chủ. Sau đó, các thẩm phán đến để xét xử các thể chế bị suy yếu, những người này bị tiêu diệt, họ lên án, và do đó đi trước một chế độ độc tài. Các chế độ độc tài, tất cả chúng, đã bắt đầu như thế này, với sự gian dối trong truyền thông,  đặt truyền thông trong bàn tay của một người bất lương, của một chính phủ bất lương.

Sức quyến rũ của các vụ bê bối

ĐTC nhấn mạnh: “Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày cũng giống như vậy.” Ngài nói: “Nếu bạn muốn tiêu diệt một người, “tôi bắt đầu với truyền thông: nói xấu, vu khống, nói những điều bê bối”: Và loan truyền các vụ bê bối là một thực tế có sức quyến rũ lớn. Những tin tốt lành không quyến rũ: “Vâng, nhưng thật là đẹp cho những ai đã làm điều này!” Và nó trôi qua… Nhưng một vụ bê bối: “Nhưng các bạn đã thấy! Các bạn đã thấy điều này! Các bạn có thấy điều khác mà ngưới đó đã làm không? Hoàn cảnh này… Nhưng nó không thể,  không thể tiếp tục như thế này được!” Và vì vậy truyền thông phát triển, và người đó, tổ chức đó, quốc gia đó kết thúc trong sự đổ nát. Người ta không đánh giá các cá nhân ở điểm kết thúc. Đánh giá sự sa sút của các cá nhân hoặc các tổ chức, bởi vì họ  họ không thể tự bảo vệ mình.

Sự bách hại người Do Thái

“Sự quyến rũ của bê bối trong truyền thông dẫn đến  góc tận cùng  của nó”, đó là, “phá huỷ” như đã xảy ra với Naboth người chỉ muốn “trung thành với di sản của tổ tiên”, không bán nó đi. Một ví dụ về điều này cũng là câu chuyện của thánh Stêphanô, người đã có một bài phát biểu dài để bảo vệ chính mình, nhưng những người buộc tội ông thích ném đá ông hơn là lắng nghe sự thật. “Đây là bi kịch tham lam của con người”, Đức Giáo hoàng nói, nhiều người, trên thực tế, bị tiêu diệt bởi một thông tin xấu xa:

Nhiều người, nhiều quốc gia bị tiêu diệt bởi chế độ độc tài độc ác và vu khống. Hãy nghĩ, ví dụ, về chế độ độc tài của thế kỷ trước. Hãy suy nghĩ về cuộc bách hại người Do Thái, ví dụ. Một thông tin phỉ báng chống lại người Do Thái; và họ đã kết thúc ở Auschwitz bởi vì họ không xứng đáng được sống. Đó là một điều khủng khiếp, nhưng một khủng khiếp xảy ra hôm nay: trong các công ty nhỏ, nơi những con  người và ở nhiều quốc gia. Bước đầu tiên là có sự truyền thông thích hợp, và sau đó hủy diệt, xét xử và cái chết.

Đọc lại câu chuyện của Naboth

Thánh Giacôbê Tông đồ nói chính xác về “khả năng phá hoại của truyền thông xấu”. Kết luận, Đức Giáo hoàng khuyến khích đọc lại câu chuyện của Naboth trong chương 21 của Sách Các Vua quyển thứ nhất và nghĩ về “quá nhiều người bị tiêu diệt, nhiều quốc gia bị phá huỷ, rất nhiều chế độ độc tài với “găng tay trắng” đã phá huỷ các quốc gia”. (REI 18/06/2018)

 
 

Ngọc Yến