Việc làm của lòng thương xót là con đường tình yêu Chúa Giêsu dạy chúng ta
Tình yêu của Chúa là một tình yêu không biên giới. Tình yêu vĩ đại của Chúa tỏ hiện nơi sự bé nhỏ và dịu dàng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như thế trong bài giảng Thánh lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Nhà nguyện Thánh Marta sáng ngày 08/06. Đức Thánh Cha khẳng định rằng Chúa không yêu cầu chúng ta có những bài diễn thuyết hùng hồn về tình yêu, nhưng là thực hiện những cử chỉ bé nhỏ cụ thể theo gương Chúa.
Việc làm của lòng thương xót là con đường tình yêu Chúa Giêsu dạy chúng ta
Tình yêu của Chúa là một tình yêu không biên giới. Tình yêu vĩ đại của Chúa tỏ hiện nơi sự bé nhỏ và dịu dàng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như thế trong bài giảng Thánh lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Nhà nguyện Thánh Marta sáng ngày 08/06. Đức Thánh Cha khẳng định rằng Chúa không yêu cầu chúng ta có những bài diễn thuyết hùng hồn về tình yêu, nhưng là thực hiện những cử chỉ bé nhỏ cụ thể theo gương Chúa.
Thiên Chúa luôn yêu thương và yêu thương trước
Không phải chúng ta đã yêu Chúa, nhưng chính Chúa đã yêu chúng ta trước. Người là Đấng đã yêu thương trước. Các ngôn sứ đã giải thích tình yêu Chúa với biểu tượng của hoa hạnh nhân, là thứ hoa nở đầu tiên vào mùa xuân. Thiên Chúa là như thế: luôn luôn đi bước trước. Chúa đợi chúng ta trước, Chúa yêu chúng ta trước, Chúa giúp đỡ chúng ta trước.
Tình yêu Thiên Chúa không có giới hạn
Thật không dễ để hiểu tình yêu của Chúa. Trong đoạn thư Thánh Phaolô chúng ta vừa nghe, Thánh Tông đồ Phaolô nói về sự “phong phú khôn lường của Chúa Kitô”, về một mầu nhiệm được ẩn dấu. Tình yêu của Chúa Kitô vượt trên mọi sự hiểu biết. Tình yêu Thiên Chúa vĩ đại như thế. Một thi sĩ đã ví nó như “biển không bờ, không đáy…”, một biển cả mênh mông không giới hạn. Đó là tình yêu mà chúng ta phải hiểu, tình yêu mà chúng ta được nhận lãnh.
Phương pháp giáo dục của Thiên Chúa
Dọc dài lịch sử cứu độ, Chúa đã mạc khải cho chúng ta về tình yêu của Người. Đó là một phương pháp giáo dục thật hay. Thiên Chúa không bày tỏ tình yêu qua sức mạnh quyền lực. Nhưng như được trình bày trong sách Ngôn sứ Hôsê, Chúa đã tập cho dân của Người bước đi, đã đỡ họ trên tay. Chúa đã chữa lành cho họ. Đỡ trên tay, thật gần gũi, như một người cha. Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Người cách nào? Có phải bằng những việc vĩ đại? Không! Người trở nên bé nhỏ, thật nhỏ, với những cử chỉ dịu dàng, của lòng tốt. Người trở nên bé nhỏ, trở nên gần gũi. Với sự gần gũi này, với sự trở nên bé nhỏ này, Chúa làm cho chúng ta hiểu sự vĩ đại của tình yêu. Sự vĩ đại được hiểu qua sự bé nhỏ.
Sự vĩ đại được diễn tả qua sự bé nhỏ
Cuối cùng, Thiên Chúa đã gửi Con của Người đến, Người gửi Con của Người nhập thể làm người và Chúa Con đã tự hạ mình cho đến chết. Đây là mầu nhiệm tình yêu của Chúa: sự vĩ đại nhất được diễn tả trong sự bé nhỏ nhất. Và như thế chúng ta có thể hiểu được hành trình của người Kitô hữu.
Khi Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta về thái độ, cách thế của Kitô hữu, Chúa nói ít, nhưng Người cho chúng ta thấy cách thức rõ ràng mà theo đó chúng ta sẽ bị phán xử. Cách thức đó như thế nào? Đó không phải là “tôi nghĩ rằng Thiên Chúa như thế này; tôi đã hiểu tình yêu của Chúa”. Không phải cách đó. Nhưng là “tôi đã thực hiện tình yêu Chúa trong những điều bé nhỏ; tôi đã cho người đói được ăn, cho người khát thức uống, thăm viếng người đau yếu, tù đày”. Các việc làm của lòng thương xót chính là con đường yêu thương mà Chúa Giêsu dạy chúng ta tiếp tục với tình yêu của Thiên Chúa.
Không phải là những diễn từ về tình yêu, nhưng là các việc làm cụ thể
Chúng ta không cần trình bày những diễn từ dài về tình yêu, nhưng là biết làm những điều nhỏ bé cho Chúa Giêsu, cho Chúa Cha. Các việc làm của lòng thương xót là sự tiếp diễn của tình yêu này, tình yêu đã trở nên bé nhỏ, đến với chúng ta và chúng ta làm cho tình yêu này lan toả. (Rei 08/06/2018)
Không phải chúng ta đã yêu Chúa, nhưng chính Chúa đã yêu chúng ta trước. Người là Đấng đã yêu thương trước. Các ngôn sứ đã giải thích tình yêu Chúa với biểu tượng của hoa hạnh nhân, là thứ hoa nở đầu tiên vào mùa xuân. Thiên Chúa là như thế: luôn luôn đi bước trước. Chúa đợi chúng ta trước, Chúa yêu chúng ta trước, Chúa giúp đỡ chúng ta trước.
Tình yêu Thiên Chúa không có giới hạn
Thật không dễ để hiểu tình yêu của Chúa. Trong đoạn thư Thánh Phaolô chúng ta vừa nghe, Thánh Tông đồ Phaolô nói về sự “phong phú khôn lường của Chúa Kitô”, về một mầu nhiệm được ẩn dấu. Tình yêu của Chúa Kitô vượt trên mọi sự hiểu biết. Tình yêu Thiên Chúa vĩ đại như thế. Một thi sĩ đã ví nó như “biển không bờ, không đáy…”, một biển cả mênh mông không giới hạn. Đó là tình yêu mà chúng ta phải hiểu, tình yêu mà chúng ta được nhận lãnh.
Phương pháp giáo dục của Thiên Chúa
Dọc dài lịch sử cứu độ, Chúa đã mạc khải cho chúng ta về tình yêu của Người. Đó là một phương pháp giáo dục thật hay. Thiên Chúa không bày tỏ tình yêu qua sức mạnh quyền lực. Nhưng như được trình bày trong sách Ngôn sứ Hôsê, Chúa đã tập cho dân của Người bước đi, đã đỡ họ trên tay. Chúa đã chữa lành cho họ. Đỡ trên tay, thật gần gũi, như một người cha. Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Người cách nào? Có phải bằng những việc vĩ đại? Không! Người trở nên bé nhỏ, thật nhỏ, với những cử chỉ dịu dàng, của lòng tốt. Người trở nên bé nhỏ, trở nên gần gũi. Với sự gần gũi này, với sự trở nên bé nhỏ này, Chúa làm cho chúng ta hiểu sự vĩ đại của tình yêu. Sự vĩ đại được hiểu qua sự bé nhỏ.
Sự vĩ đại được diễn tả qua sự bé nhỏ
Cuối cùng, Thiên Chúa đã gửi Con của Người đến, Người gửi Con của Người nhập thể làm người và Chúa Con đã tự hạ mình cho đến chết. Đây là mầu nhiệm tình yêu của Chúa: sự vĩ đại nhất được diễn tả trong sự bé nhỏ nhất. Và như thế chúng ta có thể hiểu được hành trình của người Kitô hữu.
Khi Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta về thái độ, cách thế của Kitô hữu, Chúa nói ít, nhưng Người cho chúng ta thấy cách thức rõ ràng mà theo đó chúng ta sẽ bị phán xử. Cách thức đó như thế nào? Đó không phải là “tôi nghĩ rằng Thiên Chúa như thế này; tôi đã hiểu tình yêu của Chúa”. Không phải cách đó. Nhưng là “tôi đã thực hiện tình yêu Chúa trong những điều bé nhỏ; tôi đã cho người đói được ăn, cho người khát thức uống, thăm viếng người đau yếu, tù đày”. Các việc làm của lòng thương xót chính là con đường yêu thương mà Chúa Giêsu dạy chúng ta tiếp tục với tình yêu của Thiên Chúa.
Không phải là những diễn từ về tình yêu, nhưng là các việc làm cụ thể
Chúng ta không cần trình bày những diễn từ dài về tình yêu, nhưng là biết làm những điều nhỏ bé cho Chúa Giêsu, cho Chúa Cha. Các việc làm của lòng thương xót là sự tiếp diễn của tình yêu này, tình yêu đã trở nên bé nhỏ, đến với chúng ta và chúng ta làm cho tình yêu này lan toả. (Rei 08/06/2018)
Hồng Thuỷ