Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha ngày 27-5-2018
VATICAN. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa trưa Chúa Nhật 27-5-2018, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa ngày lễ kính Chúa Ba Ngôi và mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho Phi châu được hoà bình. Sau khi ban phép lành, ĐTC đã nhắc đến lễ phong chân phước hôm thứ bảy vừa qua 26-5 tại thành phố Piacenza, bắc Italia, Nữ tu Leonella Sgorbati (1940-2006)…
Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha ngày 27-5-2018
VATICAN. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa trưa Chúa Nhật 27-5-2018, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa ngày lễ kính Chúa Ba Ngôi và mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho Phi châu được hoà bình.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh với hàng chục ngàn tín hữu dưới trời nắng chang chang, ĐTC nói:
Hôm nay, Chúa Nhật sau Lễ Hiện Xuống, chúng ta mừng Lễ Chúa Ba Ngôi rất thánh, một lễ để chiêm ngắm và chúc tụng mầu nhiệm Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, là duy nhất trong sự hiệp thông của Ba Ngôi Vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh, để kinh ngạc kính mừng Thiên Chúa là Tình Thương luôn luôn mới mẻ, Đấng ban nhưng không cho chúng ta sự sống của Ngài và yêu cầu chúng ta phổ biến sự sống ấy trong thế giới.
Các bài đọc Thánh lễ hôm nay giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa không muốn mạc khải cho chúng ta thấy Ngài hiện hữu cho bằng Ngài là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, yêu thương chúng ta, quan tâm đến lịch sử riêng của chúng ta và chăm sóc mỗi người chúng ta, bắt đầu từ những người nhỏ bé và túng thiếu nhất. Ngài là “Thiên Chúa ở trên các tầng trời” nhưng cũng ở “dưới đất này” (x. Đnl 4,39). Vì thế chúng ta không tin nơi một thực tại xa xăm, dửng dưng, nhưng tin nơi Đấng là Tình Thương đã tạo dựng vũ trụ và sinh ra một dân tộc, đã nhập thể làm người, chịu chết và sống lại vì chúng ta, và trong tư cách là Thánh Thần, Ngài biến đổi mọi sự và đưa tới sự sung mãn.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh với hàng chục ngàn tín hữu dưới trời nắng chang chang, ĐTC nói:
Hôm nay, Chúa Nhật sau Lễ Hiện Xuống, chúng ta mừng Lễ Chúa Ba Ngôi rất thánh, một lễ để chiêm ngắm và chúc tụng mầu nhiệm Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, là duy nhất trong sự hiệp thông của Ba Ngôi Vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh, để kinh ngạc kính mừng Thiên Chúa là Tình Thương luôn luôn mới mẻ, Đấng ban nhưng không cho chúng ta sự sống của Ngài và yêu cầu chúng ta phổ biến sự sống ấy trong thế giới.
Các bài đọc Thánh lễ hôm nay giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa không muốn mạc khải cho chúng ta thấy Ngài hiện hữu cho bằng Ngài là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, yêu thương chúng ta, quan tâm đến lịch sử riêng của chúng ta và chăm sóc mỗi người chúng ta, bắt đầu từ những người nhỏ bé và túng thiếu nhất. Ngài là “Thiên Chúa ở trên các tầng trời” nhưng cũng ở “dưới đất này” (x. Đnl 4,39). Vì thế chúng ta không tin nơi một thực tại xa xăm, dửng dưng, nhưng tin nơi Đấng là Tình Thương đã tạo dựng vũ trụ và sinh ra một dân tộc, đã nhập thể làm người, chịu chết và sống lại vì chúng ta, và trong tư cách là Thánh Thần, Ngài biến đổi mọi sự và đưa tới sự sung mãn.
ĐTC nhận xét:
“Thánh Phaolô (x. Rm 8,14-17), đã đích thân cảm nghiệm sự biến đổi này do Thiên Chúa Tình Thương thực hiện, Chúa thông cho chúng ta ước muốn được gọi là Cha, hay đúng hơn là “Cha ơi!”, với niềm tín thác trọn vẹn của một đứa bé phó thác trong vòng tay của người đã trao ban sự sống cho em. Chúa Thánh Linh, như Thánh Tông Đồ đã nhắc nhở, hành động trong chúng ta đến độ Chúa Giêsu Kitô không bị thu hẹp thành một nhân vật quá khứ, nhưng chúng ta cảm thấy Ngài ở gần chúng ta, là người đồng thời và chúng ta cảm nghiệm được niềm vui là con cái mà Thiên Chúa yêu thương. Sau cùng, trong Bài Tin Mừng, Chúa Phục Sinh đã hứa ở lại với chúng ta mãi mãi: “Này đây Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20). Và chính nhờ sự hiện diện ấy và nhờ sức mạnh của Thánh Thần Chúa, chúng ta có thể thanh thản chu toàn sứ mạng Chúa uỷ thác cho chúng ta, sứ mạng loan báo và làm chứng cho mọi người về Tin Mừng của Chúa và mở rộng tình hiệp thông với Chúa và niềm vui từ đó mà ra. Khi đồng hành với chúng ta, Thiên Chúa làm cho chúng ta được tràn đầy niềm vui và có thể nói, niềm vui là ngôn ngữ đầu tiên của Kitô hữu.”
Vì thế, Lễ Chúa Ba Ngôi làm cho chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm một Thiên Chúa không ngừng sáng tạo, cứu chuộc và thánh hoá, luôn luôn bằng tình yêu và vì tình yêu, và mọi loài thụ tạo đón nhận Ngài thì được phản ánh một tia sáng vẻ đẹp của Ngài, lòng từ nhân và chân lý của Ngài. Từ ngàn đời, Chúa đã chọn đồng hành với nhân loại và họp thành một dân tộc là phúc lành cho mọi dân nước và mỗi người, không loại trừ ai. Kitô hữu không phải là một người cô lập, nhưng họ thuộc về một dân tộc, dân tộc mà Thiên Chúa hình thành. Không thể là Kitô hữu nếu không thuộc về Dân Chúa và không có tình hiệp thông như vậy. Chúng ta là một dân tộc: Dân Thiên Chúa.
ĐTC kết luận:
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta chu toàn trong vui tươi sứ mạng làm chứng cho thế giới đang khao khát tình thương, làm chứng rằng ý nghĩa cuộc sống chính là một tình yêu vô biên, tình yêu cụ thể của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh.
Chào thăm
Sau khi ban phép lành, ĐTC đã nhắc đến lễ phong chân phước hôm thứ bảy vừa qua 26-5 tại thành phố Piacenza, bắc Italia, Nữ tu Leonella Sgorbati (1940-2006), thuộc Dòng Thừa sai Đức Mẹ An Ủi, bị giết vì sự oán ghét đức tin tại Modagiscio thủ đô Somalia năm 2006. Cuộc sống của chị vì Tin Mừng và phục vụ người nghèo, cũng như cuộc tử đạo của chị là một bảo chứng niềm hy vọng cho Phi châu và toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho Phi châu và được hoà bình tại đó.
Sau khi đọc một Kinh Kính Mừng với tất cả mọi người, ĐTC khẩn cầu: “Xin Đức Mẹ Phi châu cầu cho chúng con!”
Rồi ĐTC đã chào thăm và nhắc đến tên của một số nhóm tín hữu hành hương, đặc biệt là Ca đoàn Sappada và ca đoàn của các thiếu niên ở Vezza d’Alba, bắc Italia. Ngài cũng chào thăm các tín hữu hành hương người Ba Lan và chúc lành cho các tham dự viên cuộc đại hành hương ở Đền thánh Đức Mẹ Piekari Slaskie.
ĐTC nói thêm: “Nhân dịp Ngày Xoa Dịu”, tôi chào thăm những người tụ họp tại Bệnh viện Đa khoa Gemelli ở Roma để thăng tiến tình liên đới với những người bị bệnh nặng. Tôi nhắn nhủ tất cả hãy nhìn nhận những nhu cầu, kể cả về mặt tinh thần, của các bệnh nhân và với lòng dịu dàng, hãy ở gần họ.
Cũng nên nói thêm rằng Chân phước Leonella tục danh là Rosa Sgorbati, sinh năm 1940 tại Gazzalo, gần Piacenza. Năm 23 tuổi (1963), chị gia nhập Dòng Nữ Thừa sai Đức Mẹ An Ủi. 3 năm sau đó, chị được khấn dòng với tên là Leonella và được gửi sang Anh quốc học y tá. Sau khi khấn trọn đời năm 1972, chị được gửi đi truyền giáo tại Kenya của Phi châu. Tại đây chị lần lượt phục vụ tại 3 nhà thương. Năm 1983, chị học cao đẳng về ngành y tá và trở thành huấn luyện viên chính tại trường y tá tại Nhà thương Nkutu, ở thành phố Meru. Chị từng làm bề trên miền của các nữ tu Thừa sai Đức Mẹ An Ủi ở Kenya.
Năm 2001, Chị Leonella bắt đầu đi lại giữa hai nước Kenya và Somalia, quốc gia bị nội chiến. Tại thủ đô Mogadiscio của nước này, chị thành lập một trung tâm huấn luyện các y tá và nữ hộ sinh người Somalia.
Ngày 17-9-2006, vào khoảng giữa trưa, trên đường về nhà sau khi dạy học ở nhà thương, Chị Leonella bị bắn 7 phát đạn, khiến chị bị thương nặng. Người Hồi giáo là ông Mohamed Mahmud tháp tùng chị, bị tử thương vì đạn.
Chị Leonella được chở vào nhà thương để cứu cấp, nhưng quá trễ. Chị trút hơi thở cuối cùng, miệng còn thì thào câu: “Tha thứ, tha thứ, tha thứ.”
Vì thế, Lễ Chúa Ba Ngôi làm cho chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm một Thiên Chúa không ngừng sáng tạo, cứu chuộc và thánh hoá, luôn luôn bằng tình yêu và vì tình yêu, và mọi loài thụ tạo đón nhận Ngài thì được phản ánh một tia sáng vẻ đẹp của Ngài, lòng từ nhân và chân lý của Ngài. Từ ngàn đời, Chúa đã chọn đồng hành với nhân loại và họp thành một dân tộc là phúc lành cho mọi dân nước và mỗi người, không loại trừ ai. Kitô hữu không phải là một người cô lập, nhưng họ thuộc về một dân tộc, dân tộc mà Thiên Chúa hình thành. Không thể là Kitô hữu nếu không thuộc về Dân Chúa và không có tình hiệp thông như vậy. Chúng ta là một dân tộc: Dân Thiên Chúa.
ĐTC kết luận:
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta chu toàn trong vui tươi sứ mạng làm chứng cho thế giới đang khao khát tình thương, làm chứng rằng ý nghĩa cuộc sống chính là một tình yêu vô biên, tình yêu cụ thể của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh.
Chào thăm
Sau khi ban phép lành, ĐTC đã nhắc đến lễ phong chân phước hôm thứ bảy vừa qua 26-5 tại thành phố Piacenza, bắc Italia, Nữ tu Leonella Sgorbati (1940-2006), thuộc Dòng Thừa sai Đức Mẹ An Ủi, bị giết vì sự oán ghét đức tin tại Modagiscio thủ đô Somalia năm 2006. Cuộc sống của chị vì Tin Mừng và phục vụ người nghèo, cũng như cuộc tử đạo của chị là một bảo chứng niềm hy vọng cho Phi châu và toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho Phi châu và được hoà bình tại đó.
Sau khi đọc một Kinh Kính Mừng với tất cả mọi người, ĐTC khẩn cầu: “Xin Đức Mẹ Phi châu cầu cho chúng con!”
Rồi ĐTC đã chào thăm và nhắc đến tên của một số nhóm tín hữu hành hương, đặc biệt là Ca đoàn Sappada và ca đoàn của các thiếu niên ở Vezza d’Alba, bắc Italia. Ngài cũng chào thăm các tín hữu hành hương người Ba Lan và chúc lành cho các tham dự viên cuộc đại hành hương ở Đền thánh Đức Mẹ Piekari Slaskie.
ĐTC nói thêm: “Nhân dịp Ngày Xoa Dịu”, tôi chào thăm những người tụ họp tại Bệnh viện Đa khoa Gemelli ở Roma để thăng tiến tình liên đới với những người bị bệnh nặng. Tôi nhắn nhủ tất cả hãy nhìn nhận những nhu cầu, kể cả về mặt tinh thần, của các bệnh nhân và với lòng dịu dàng, hãy ở gần họ.
Cũng nên nói thêm rằng Chân phước Leonella tục danh là Rosa Sgorbati, sinh năm 1940 tại Gazzalo, gần Piacenza. Năm 23 tuổi (1963), chị gia nhập Dòng Nữ Thừa sai Đức Mẹ An Ủi. 3 năm sau đó, chị được khấn dòng với tên là Leonella và được gửi sang Anh quốc học y tá. Sau khi khấn trọn đời năm 1972, chị được gửi đi truyền giáo tại Kenya của Phi châu. Tại đây chị lần lượt phục vụ tại 3 nhà thương. Năm 1983, chị học cao đẳng về ngành y tá và trở thành huấn luyện viên chính tại trường y tá tại Nhà thương Nkutu, ở thành phố Meru. Chị từng làm bề trên miền của các nữ tu Thừa sai Đức Mẹ An Ủi ở Kenya.
Năm 2001, Chị Leonella bắt đầu đi lại giữa hai nước Kenya và Somalia, quốc gia bị nội chiến. Tại thủ đô Mogadiscio của nước này, chị thành lập một trung tâm huấn luyện các y tá và nữ hộ sinh người Somalia.
Ngày 17-9-2006, vào khoảng giữa trưa, trên đường về nhà sau khi dạy học ở nhà thương, Chị Leonella bị bắn 7 phát đạn, khiến chị bị thương nặng. Người Hồi giáo là ông Mohamed Mahmud tháp tùng chị, bị tử thương vì đạn.
Chị Leonella được chở vào nhà thương để cứu cấp, nhưng quá trễ. Chị trút hơi thở cuối cùng, miệng còn thì thào câu: “Tha thứ, tha thứ, tha thứ.”
G. Trần Đức Anh OP