24/01/2025

Thánh lễ kỷ niệm 200 năm “nơi khai sinh” Giáo hội Australia

Hôm Chúa Nhật 06/05 vừa qua, hàng trăm người, trong đó có các Giám mục từ khắp Australia đã cử hành Thánh lễ lịch sử tại Nhà thờ Thánh Patrick, kỷ niệm 200 năm Thánh Thể được gìn giữ tại Australia.

 Thánh lễ kỷ niệm 200 năm “nơi khai sinh” Giáo hội Australia

 

 

Đức Tổng Giám mục Anthony Fisher

Hôm Chúa Nhật 06/05 vừa qua, hàng trăm người, trong đó có các Giám mục từ khắp Australia đã cử hành Thánh lễ lịch sử tại Nhà thờ Thánh Patrick, kỷ niệm 200 năm Thánh Thể được gìn giữ tại Australia.

Đức Tổng Giám mục Anthony Fisher, chủ tế Thánh lễ, đã nói rằng vị trí của Nhà thờ Thánh Patrick có thể được xem như là nơi sinh của Giáo hội Công giáo tại Australia. Ngài nói: “Anh chị em có thể nói rằng Giáo hội ở Australia được sinh ra ở đây khi các giáo dân đã kêu xin khẩn thiết để được lãnh nhận các bí tích.”

Đồng tế trong Thánh lễ cũng có Đức cha Mark Coleridge, tân Chủ tịch của Hội đồng Giám mục Australia, Đức sứ thần Toà Thánh Adolfo Tito Yllana và Cha Michael Whelan, cha sở Giáo xứ Thánh Patrick và nhiều giám mục trên khắp Australia.

Chào đón mọi người hiện diện, C cha Whelan nhắc lại hai thế kỷ trước đây, các giáo dân đã gìn giữ niềm tin Thánh Thể sống động chống lại các nghịch cảnh.

Trong bài giảng, Đức Tổng Fisher đã kể tại câu chuyện của vị linh mục người Ireland, Cha Jeremiah O’Flynn, vào tháng 05/1818, đã để lại Thánh Thể cho các giáo dân Công giáo của thuộc địa Sydney trước khi cha bị trục xuất về Anh quốc. Cha O’Flynn là linh mục Công giáo duy nhất tại thuộc địa vào lúc đó và sự ra đi của cha có nghĩa là người Công giáo Sydney ở lại không thể được lãnh nhận các bí tích.

Các giáo dân đã gìn giữ Thánh Thể mà Cha O’Flynn để lại, cầu nguyện trước Thánh Thể tại tư gia của họ, trên vị trí của Nhà thờ Thánh Patrick ngày nay. Đức Tổng Giám mục Polding đã miêu tả nơi này như là nơi mà đọa của chúng ta đươc gìn giữ bảo vệ, các mầu nhiệm của đạo được thờ kính.

Đức Tổng Fisher nói tiếp: “Tại vùng thuộc địa không có linh mục Công giáo cử hành Thánh lễ, việc gìn giữ Thánh Thể cách tự nhiên trở thành tâm điểm của đời sống Công giáo. Các giáo dân canh thức trước Thánh Thể, đọc kinh Mân Côi, dạy giáo lý cho con cái họ và cầu nguyện Kinh Chiều Chúa Nhật. Họ mơ ước đến ngày họ có thể tự do có các linh mục và các bí tích tại đất nước này.”

Cuối Thánh lễ, Đức Tổng Fisher cám ơn những người tổ chức Thánh lễ lịch sử này và khuyến khích những người hiện diện hy vọng vào tương lai của Giáo hội Công giáo tại Australia. 
 
Ngài nói: “Giáo hội Australia đã bắt đầu ở đây cách đây bằng ấy năm và không bao giờ có thể tưởng tượng những gì 200 năm sau. Có thể họ nghĩ rằng họ bị đau khổ, mọi thứ dường như tuyệt vọng, có thẻ họ không bao giờ lại có bí tích hay một linh mục. Và hãy nhìn những gì đã được xây dựng trên những thế hệ sau đó. Chúng ta đang trải qua những thời điểm khó khăn như họ đã đi qua, nhưng Thiên Chúa Đấng luôn trung thành, ngay cả khi chúng ta vấp ngã, Người vẫn hứa những điều kỳ diệu cho chúng ta. Chúng ta có niềm hy vọng lớn lao cho tương lai của Giáo hội Australia như họ đã hy vọng.” (Catholic Communications, Sydney Archdiocese, 07/05/2018)

 
 

Hồng Thuỷ