Thái độ nước đôi của Giáo hội Chính thống về vấn đề đối thoại đại kết
Đang khi Thượng phụ Kirill kêu gọi các Giáo hội Kitô giáo hiệp nhất với nhau để đối phó với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, Tổng Giám mục Hilarion lại bày tỏ hoài nghi về việc xích lại gần Giáo hội Công giáo.
Thái độ nước đôi của Giáo hội Chính thống về vấn đề đối thoại đại kết
WHĐ (10.05.2018) – Đang khi Thượng phụ Kirill kêu gọi các Giáo hội Kitô giáo hiệp nhất với nhau để đối phó với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, Tổng Giám mục Hilarion lại bày tỏ hoài nghi về việc xích lại gần Giáo hội Công giáo.
Sự chia sẻ vai trò này (giữa Thượng phụ Kirill và Tổng Giám mục Hilarion), cho thấy rõ hơn thái độ nước đôi của Giáo hội Chính thống Nga về đại kết – một lĩnh vực rất nhạy cảm trong nội bộ Giáo hội Chính thống.
Dường như giới lãnh đạo cấp cao của Giáo hội Chính thống Nga không đồng thuận với nhau trong vấn đề đại kết. Đang khi Thượng phụ Kirill của Moskva thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử đến Albania từ ngày 28 đến 30 tháng Tư, để cổ võ sự hiệp nhất giữa các Giáo hội Kitô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, thì cùng lúc ấy Tổng giám mục Hilarion, nhân vật số hai của Giáo hội Nga đặc trách quan hệ đối ngoại của Toà Thượng phụ Moskva lại làm trì trệ các bước tiến đại kết của người đứng đầu Toà thuợng phụ.
Đặc biệt, Tổng Giám mục Hilarion không đồng ý với những người tin rằng các Giáo hội Chính thống giáo và Công giáo La Mã cuối cùng sẽ vượt qua sự chia rẽ về mặt lịch sử.
Nếu Giáo hội Công giáo tuyên thánh cho Hồng y Stepinac sẽ là một trở ngại
Trong chương trình “Giáo hội và thế giới” phát trên kênh TV Rossia 24, bình luận về tuyên bố của Đức Thượng phụ Bartholomaios, theo đó sự hiệp nhất hai nhánh Kitô giáo (Chính thống và Công giáo) là điều chắc chắn, Tổng Giám mục Hilarion nói: “Mặc dù các nền tảng đức tin của chúng ta là như nhau, và kinh Tin kính cũng gần giống nhau, nhưng người Công giáo có một lối trình bày khác về sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần. Đó là điểm thứ nhất. Thứ hai, trong gần 1.000 năm lịch sử sống phân rẽ nhau, chúng ta đã có thêm nhiều mâu thuẫn và bất đồng.”
Để biện hộ cho quan điểm của mình, vị Tổng Giám mục đã nói đến các vụ tuyên thánh của Giáo hội Công giáo, theo quan điểm Chính thống giáo là không thể chấp nhận được: “Giáo hội Công giáo cho biết có thể sẽ tuyên thánh cho Hồng y Stepinac. Ông là người Croatia, được tôn kính trong Giáo hội Công giáo như một vị thánh. Nhưng, theo Giáo hội Chính thống Serbia, ông đã tham gia trực tiếp vào cuộc diệt chủng người Serbia.”
Vào năm 2016, một Uỷ ban được thành lập tại Roma để hai phía Công giáo và Chính thống giáo cùng nghiên cứu hình ảnh của vị hồng y người Croatia gây nhiều tranh cãi này, được người Công giáo Croatia coi là người chống lại những quá khích của chế độ Ustaša nhưng các tín hữu Chính thống Serbia lại xem ngài như một người bài Serbia và bài Do Thái quyết liệt.
Một chỉ trích khác của Tổng Giám mục Hilarion nhằm vào Giáo hội Công giáo đã từng được nói đến từ lâu. Chỉ trích này liên quan đến sự chiêu dụ tín hữu mà ngày nay Giáo hội Công giáo vẫn còn bị nghi ngờ vì uniatism (chủ nghĩa quy hiệp) – một thuật ngữ để chỉ những nỗ lực trong lịch sử nhằm quy hướng các tín hữu Chính thống về Công giáo.
Mối quan hệ suy thoái nặng nề dưới thời Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phục hồi các giáo phận Công giáo Roma ở Nga dưới triều đại giáo hoàng của ngài và bổ nhiệm một Tổng Giám mục người Ba Lan tại Moskva; tuy nhiên mối quan hệ giữa Giáo hội Chính thống Nga và Giáo hội Công giáo đã bị suy thoái nặng nề và chủ yếu đang phải đối mặt với vấn đề người Công giáo Hy Lạp ở Ukraina.
Là một thiểu số, hiệp thông với Roma từ khi thành lập vào cuối thế kỷ XVI, Giáo hội Công giáo Hy Lạp (gồm 5 triệu tín hữu theo nghi lễ Đông phương), bị bách hại nặng nề trong thời Xô Viết, tất nhiên chọn đứng về phía Kiev cùng với Liên minh Châu Âu. Khi làm như vậy, họ đã khiến cho Moskva nổi giận, vì Moskva coi đó là một trở ngại cho việc tiếp tục đối thoại đại kết với Roma.
Đại kết là một lĩnh vực rất nhạy cảm trong Giáo hội Chính thống đông nhất, bị chi phối bởi trào lưu dân tộc chủ nghĩa và cực kỳ bảo thủ mà Thượng phụ Kirill buộc phải thoả hiệp. Do đó Thượng phụ Kirill đã chia sẻ vai trò với nhân vật số hai là Tổng giám mục Hilarion, điều này cho thấy rõ hơn thái độ nước đôi của Giáo hội Chính thống trong các mối quan hệ với Giáo hội Công giáo.
Trong khi Thượng phụ Kirill gặp Đức Giáo hoàng ở Cuba (tháng 2-2016) và bắt tay với phương Tây để bảo vệ các Kitô hữu phương Đông, để đấu tranh chống khủng bố hoặc cổ vũ “các giá trị truyền thống”, mà Moskva đã dùng làm con chủ bài của họ, thì về phần mình, Tổng Giám mục Hilarion lại nhắc lại một cách có hệ thống những điểm bất đồng với Giáo hội Công giáo. Chính chiến lược nước đôi này trong nội bộ Giáo hội Chính thống, cuối cùng đã dẫn Thượng phụ Kirill đến chỗ tẩy chay Công đồng Toàn Chính thống diễn ra tại Kriti (Hy Lạp) 2 năm trước đây, theo sáng kiến của Thượng phụ Constantinopolis.
Sự chia sẻ vai trò này (giữa Thượng phụ Kirill và Tổng Giám mục Hilarion), cho thấy rõ hơn thái độ nước đôi của Giáo hội Chính thống Nga về đại kết – một lĩnh vực rất nhạy cảm trong nội bộ Giáo hội Chính thống.
Dường như giới lãnh đạo cấp cao của Giáo hội Chính thống Nga không đồng thuận với nhau trong vấn đề đại kết. Đang khi Thượng phụ Kirill của Moskva thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử đến Albania từ ngày 28 đến 30 tháng Tư, để cổ võ sự hiệp nhất giữa các Giáo hội Kitô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, thì cùng lúc ấy Tổng giám mục Hilarion, nhân vật số hai của Giáo hội Nga đặc trách quan hệ đối ngoại của Toà Thượng phụ Moskva lại làm trì trệ các bước tiến đại kết của người đứng đầu Toà thuợng phụ.
Đặc biệt, Tổng Giám mục Hilarion không đồng ý với những người tin rằng các Giáo hội Chính thống giáo và Công giáo La Mã cuối cùng sẽ vượt qua sự chia rẽ về mặt lịch sử.
Nếu Giáo hội Công giáo tuyên thánh cho Hồng y Stepinac sẽ là một trở ngại
Trong chương trình “Giáo hội và thế giới” phát trên kênh TV Rossia 24, bình luận về tuyên bố của Đức Thượng phụ Bartholomaios, theo đó sự hiệp nhất hai nhánh Kitô giáo (Chính thống và Công giáo) là điều chắc chắn, Tổng Giám mục Hilarion nói: “Mặc dù các nền tảng đức tin của chúng ta là như nhau, và kinh Tin kính cũng gần giống nhau, nhưng người Công giáo có một lối trình bày khác về sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần. Đó là điểm thứ nhất. Thứ hai, trong gần 1.000 năm lịch sử sống phân rẽ nhau, chúng ta đã có thêm nhiều mâu thuẫn và bất đồng.”
Để biện hộ cho quan điểm của mình, vị Tổng Giám mục đã nói đến các vụ tuyên thánh của Giáo hội Công giáo, theo quan điểm Chính thống giáo là không thể chấp nhận được: “Giáo hội Công giáo cho biết có thể sẽ tuyên thánh cho Hồng y Stepinac. Ông là người Croatia, được tôn kính trong Giáo hội Công giáo như một vị thánh. Nhưng, theo Giáo hội Chính thống Serbia, ông đã tham gia trực tiếp vào cuộc diệt chủng người Serbia.”
Vào năm 2016, một Uỷ ban được thành lập tại Roma để hai phía Công giáo và Chính thống giáo cùng nghiên cứu hình ảnh của vị hồng y người Croatia gây nhiều tranh cãi này, được người Công giáo Croatia coi là người chống lại những quá khích của chế độ Ustaša nhưng các tín hữu Chính thống Serbia lại xem ngài như một người bài Serbia và bài Do Thái quyết liệt.
Một chỉ trích khác của Tổng Giám mục Hilarion nhằm vào Giáo hội Công giáo đã từng được nói đến từ lâu. Chỉ trích này liên quan đến sự chiêu dụ tín hữu mà ngày nay Giáo hội Công giáo vẫn còn bị nghi ngờ vì uniatism (chủ nghĩa quy hiệp) – một thuật ngữ để chỉ những nỗ lực trong lịch sử nhằm quy hướng các tín hữu Chính thống về Công giáo.
Mối quan hệ suy thoái nặng nề dưới thời Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phục hồi các giáo phận Công giáo Roma ở Nga dưới triều đại giáo hoàng của ngài và bổ nhiệm một Tổng Giám mục người Ba Lan tại Moskva; tuy nhiên mối quan hệ giữa Giáo hội Chính thống Nga và Giáo hội Công giáo đã bị suy thoái nặng nề và chủ yếu đang phải đối mặt với vấn đề người Công giáo Hy Lạp ở Ukraina.
Là một thiểu số, hiệp thông với Roma từ khi thành lập vào cuối thế kỷ XVI, Giáo hội Công giáo Hy Lạp (gồm 5 triệu tín hữu theo nghi lễ Đông phương), bị bách hại nặng nề trong thời Xô Viết, tất nhiên chọn đứng về phía Kiev cùng với Liên minh Châu Âu. Khi làm như vậy, họ đã khiến cho Moskva nổi giận, vì Moskva coi đó là một trở ngại cho việc tiếp tục đối thoại đại kết với Roma.
Đại kết là một lĩnh vực rất nhạy cảm trong Giáo hội Chính thống đông nhất, bị chi phối bởi trào lưu dân tộc chủ nghĩa và cực kỳ bảo thủ mà Thượng phụ Kirill buộc phải thoả hiệp. Do đó Thượng phụ Kirill đã chia sẻ vai trò với nhân vật số hai là Tổng giám mục Hilarion, điều này cho thấy rõ hơn thái độ nước đôi của Giáo hội Chính thống trong các mối quan hệ với Giáo hội Công giáo.
Trong khi Thượng phụ Kirill gặp Đức Giáo hoàng ở Cuba (tháng 2-2016) và bắt tay với phương Tây để bảo vệ các Kitô hữu phương Đông, để đấu tranh chống khủng bố hoặc cổ vũ “các giá trị truyền thống”, mà Moskva đã dùng làm con chủ bài của họ, thì về phần mình, Tổng Giám mục Hilarion lại nhắc lại một cách có hệ thống những điểm bất đồng với Giáo hội Công giáo. Chính chiến lược nước đôi này trong nội bộ Giáo hội Chính thống, cuối cùng đã dẫn Thượng phụ Kirill đến chỗ tẩy chay Công đồng Toàn Chính thống diễn ra tại Kriti (Hy Lạp) 2 năm trước đây, theo sáng kiến của Thượng phụ Constantinopolis.
(Theo La Croix)
Minh Đức