Sức sống của Cộng đồng Kitô hữu ở Tajikistan
“Cộng đồng Công giáo ở Cộng hoà Tajikistan tuy nhỏ bé, nhưng có một đời sống đức tin thật phong phú và vững vàng. Hiện nay, chúng tôi thống kê được từ 100 đến 120 tín hữu trong Giáo xứ Thánh Giuse ở thủ đô Dushanbe và khoảng 20 người nữa ở Qurǧonteppa, một thị trấn cách thủ đô 100 km.”
Sức sống của Cộng đồng Kitô hữu ở Tajikistan
WHĐ (04.05.2018) – “Cộng đồng Công giáo ở Cộng hoà Tajikistan tuy nhỏ bé, nhưng có một đời sống đức tin thật phong phú và vững vàng. Hiện nay, chúng tôi thống kê được từ 100 đến 120 tín hữu trong Giáo xứ Thánh Giuse ở thủ đô Dushanbe và khoảng 20 người nữa ở Qurǧonteppa, một thị trấn cách thủ đô 100 km.” Đó là lời của Cha Pedro Lopez Ramiro, Dòng Ngôi Lời Nhập Thể, kể với Fides. Cha Lopez là Bề trên của miền Truyền giáo tự trị (Missio sui iuris) Tajikistan từ năm 2013 nhưng đã ở đây từ năm 2004.
Năm nay miền Truyền giáo Tajikistan kỷ niệm 21 năm thành lập. Cha Lopez nói: “Tôi đến đây 18 năm rồi và tôi có thể nói rằng được ở đây là một ân phúc. Thật đáng quý biết bao khi thấy rằng chúng ta có thể làm điều gì đó cụ thể để truyền bá Lời Chúa trong đất nước này, và đồng thời để nâng đỡ những người anh em nghèo khó nhất qua các dự án do Caritas thực hiện.”
Theo Cha Lopez, ngày Chúa Nhật là trung tâm đời sống của cả cộng đoàn. “Chúng tôi gổm 3 linh mục, luân phiên nhau đến Qurǧonteppa để cử hành Thánh lễ. Ở Dushanbe, sau Thánh lễ, chúng tôi dùng bữa với các bạn trẻ học giáo lý và chúng tôi tổ chức các trò chơi và sinh hoạt đến 19g00. Ngoài ra, trong suốt tuần, nhà thờ ở thủ đô vẫn mở cửa cho các em đến tập hát và những ai muốn tham dự Thánh lễ – có khoảng 10 giáo dân cùng với 4 nữ tu của Dòng Thừa sai Bác ái.
Vào những dịp lễ lớn của năm phụng vụ, cha giải thích, hai cộng đoàn sẽ gặp nhau. “Chúng tôi cùng mừng Lễ Phục Sinh ở Dushanbe. Tổng cộng có khoảng 150 tín hữu. Các bài đọc trong Cựu ước được đọc bằng các ngôn ngữ khác nhau để biểu lộ tính phổ quát của Giáo hội.” Mặt khác, cộng đoàn Dushanbe là cộng đoàn có tính “quốc tế”. “Có nhiều người nước ngoài làm việc ở đây. Chủ yếu là những người Ý, người Pháp và người Nga, ngoài ra còn có nhiều đại diện ngoại giao từ khắp nơi trên thế giới. Đó là lý do vào chiều thứ Bảy chúng tôi có một Thánh lễ bằng tiếng Anh.”
Cha Lopez cho biết cộng đoàn Công giáo địa phương đang chuẩn bị cho hai sự kiện rất quan trọng: “Ngày 6 tháng Năm, chúng tôi sẽ mừng kính lễ Đức Mẹ Lujan, bổn mạng của miền truyền giáo Tajikistan và ngày 15 tháng Bảy tại Nhà thờ Thánh Giuse sẽ có Thánh Lễ mở tay của một linh mục trẻ người Dushanbe – sẽ thụ phong linh mục tại Italia vào ngày 30 tháng Sáu sắp tới. Đây là ơn gọi thứ hai ở đất nước này kể từ khi miền truyền giáo Tajikistan được thành lập.”
Năm 2017 là năm kỷ niệm 20 năm Giáo hội tại Tajikistan được phục hồi sau thời Xô Viết. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập miền truyền giáo tự trị này vào năm 1997. Hiện nay, công việc chăm sóc mục vụ cho các tín hữu Công giáo Tajikistan do 3 linh mục người Argentina của Dòng Ngôi Lời Nhập Thể, 4 nữ tu Dòng Thừa sai Bác ái và 3 nữ tu Dòng Các Tôi Tá Chúa và Đức Trinh Nữ Matarà đảm trách.
Năm nay miền Truyền giáo Tajikistan kỷ niệm 21 năm thành lập. Cha Lopez nói: “Tôi đến đây 18 năm rồi và tôi có thể nói rằng được ở đây là một ân phúc. Thật đáng quý biết bao khi thấy rằng chúng ta có thể làm điều gì đó cụ thể để truyền bá Lời Chúa trong đất nước này, và đồng thời để nâng đỡ những người anh em nghèo khó nhất qua các dự án do Caritas thực hiện.”
Theo Cha Lopez, ngày Chúa Nhật là trung tâm đời sống của cả cộng đoàn. “Chúng tôi gổm 3 linh mục, luân phiên nhau đến Qurǧonteppa để cử hành Thánh lễ. Ở Dushanbe, sau Thánh lễ, chúng tôi dùng bữa với các bạn trẻ học giáo lý và chúng tôi tổ chức các trò chơi và sinh hoạt đến 19g00. Ngoài ra, trong suốt tuần, nhà thờ ở thủ đô vẫn mở cửa cho các em đến tập hát và những ai muốn tham dự Thánh lễ – có khoảng 10 giáo dân cùng với 4 nữ tu của Dòng Thừa sai Bác ái.
Vào những dịp lễ lớn của năm phụng vụ, cha giải thích, hai cộng đoàn sẽ gặp nhau. “Chúng tôi cùng mừng Lễ Phục Sinh ở Dushanbe. Tổng cộng có khoảng 150 tín hữu. Các bài đọc trong Cựu ước được đọc bằng các ngôn ngữ khác nhau để biểu lộ tính phổ quát của Giáo hội.” Mặt khác, cộng đoàn Dushanbe là cộng đoàn có tính “quốc tế”. “Có nhiều người nước ngoài làm việc ở đây. Chủ yếu là những người Ý, người Pháp và người Nga, ngoài ra còn có nhiều đại diện ngoại giao từ khắp nơi trên thế giới. Đó là lý do vào chiều thứ Bảy chúng tôi có một Thánh lễ bằng tiếng Anh.”
Cha Lopez cho biết cộng đoàn Công giáo địa phương đang chuẩn bị cho hai sự kiện rất quan trọng: “Ngày 6 tháng Năm, chúng tôi sẽ mừng kính lễ Đức Mẹ Lujan, bổn mạng của miền truyền giáo Tajikistan và ngày 15 tháng Bảy tại Nhà thờ Thánh Giuse sẽ có Thánh Lễ mở tay của một linh mục trẻ người Dushanbe – sẽ thụ phong linh mục tại Italia vào ngày 30 tháng Sáu sắp tới. Đây là ơn gọi thứ hai ở đất nước này kể từ khi miền truyền giáo Tajikistan được thành lập.”
Năm 2017 là năm kỷ niệm 20 năm Giáo hội tại Tajikistan được phục hồi sau thời Xô Viết. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập miền truyền giáo tự trị này vào năm 1997. Hiện nay, công việc chăm sóc mục vụ cho các tín hữu Công giáo Tajikistan do 3 linh mục người Argentina của Dòng Ngôi Lời Nhập Thể, 4 nữ tu Dòng Thừa sai Bác ái và 3 nữ tu Dòng Các Tôi Tá Chúa và Đức Trinh Nữ Matarà đảm trách.
(Agenzia Fides)
Minh Đức