Cần lưu tâm đến sự tò mò trong thế giới ảo
Các trẻ em tò mò đi vào thế giới ảo. Và ở đó, các em tìm thấy biết bao điều xấu. Chúng ta cần giúp các em để các em không bị biến thành tù nhân của sự tò mò này, để giúp các em có thể nhận ra đâu là sự tò mò tốt và đâu là sự tò mò xấu. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong Thánh lễ sáng 30-4 tại Nhà nguyện Marta.
Cần lưu tâm đến sự tò mò trong thế giới ảo
Các trẻ em tò mò đi vào thế giới ảo. Và ở đó, các em tìm thấy biết bao điều xấu. Chúng ta cần giúp các em để các em không bị biến thành tù nhân của sự tò mò này, để giúp các em có thể nhận ra đâu là sự tò mò tốt và đâu là sự tò mò xấu. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong Thánh lễ sáng 30-4 tại Nhà nguyện Marta.
Sự tò mò tựa nét đẹp của tuổi trẻ
Cuộc sống của chúng ta muôn màu muôn vẻ. Thế nên, cuộc sống làm cho chúng ta tò mò. Có sự tò mò tốt, ví như các trẻ em luôn đặt câu hỏi tại sao. Các em đặt câu hỏi, các em không ngừng lớn lên. Các em nhận thấy nhiều điều không hiểu, và các em cần tìm những lời giải thích. Đây là sự tò mò tốt. Sự tò mò ấy giúp trẻ em lớn lên, và phát triển khả năng tự chủ. Trong sự tò mò này, các em nhìn ngắm, suy ngẫm, nhận thấy mình không hiểu và bắt đầu đặt câu hỏi.
Hãy lưu tâm cuộc trò chuyện và thế giới ảo
Ăn nói huyên thuyên là kiểu tò mò không tốt. Đây là di sản của cả người nam lẫn nữ. Ngay cả có người nói rằng, các ông nhiều khi còn lắm lời hơn các bà. Sự tò mò xấu xa bao gồm việc thích xía vào chuyện người khác, thích tìm cách đi đến chỗ nói xấu người khác, thích đi tìm hiểu những điều mà bạn không có quyền biết. Loại tò mò xấu xa này sẽ đi theo ta suốt cuộc đời, và luôn cám dỗ ta. Để chống lại thứ cám dỗ này, chúng ta phải luôn luôn tự cảnh giác bản thân.
Đừng sợ, nhưng hãnh cẩn thận, hãy biết nói không: điều đó tôi không cần hỏi, điều đó tôi không phải nhìn, điều đó tôi không muốn. Ví dụ, có biết bao thứ tò mò trong thế giới ảo, trên màn hình điện thoại thông minh… Các trẻ em tò mò đi vào thế giới đó và tìm thấy biết bao điều xấu xa. Chẳng có chút kỷ luật gì trong thứ tò mò này. Chúng ta phải giúp các trẻ em, giúp người trẻ biết cách sống trong thế giới này, để các em biết rằng, có những điều không cần phải tò mò, để giúp các em không trở thành tù nhân cho loại tò mò xấu xa.
Chúa Thánh Thần hướng dẫn
Bài Tin Mừng kể về sự tò mò của các Tông Đồ, và đó là sự tò mò tốt. Đáp lại lòng khao khát muốn biết muốn hiểu của các môn đệ, Chúa Giêsu hứa ban Chúa Thánh Thần cho họ. Chúa Thánh Thần sẽ dạy họ mọi điều và nhắc nhớ mọi điều Chúa Giêsu đã nói với các ông.
Trong cuộc sống, sự chắc chắn mà Chúa Thánh Thần ban không giống như một kiện hàng chúng ta nhận được. Không như thế, vì trong cuộc đời, khi cầu nguyện, Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trong giây phút đó, câu trả lời là dành cho khoảnh khắc đó. Chúa Thánh Thần là người bạn luôn đồng hành bên ta. Các môn đệ hỏi và muốn hiểu, rồi Chúa Thánh Thần nhắc các ông nhớ lại điều Chúa Giêsu đã nói. Ở đây có cuộc đối thoại giữa sự tò mò của con người và sự chắc chắn của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần như bạn đồng hành của trí nhớ, và Ngài giúp chúng ta tránh sai lầm, Ngài giúp chúng ta đi tới niềm vui đích thực.
Hôm nay chúng ta hãy cầu xin hai điều. Thứ nhất là xin thanh tẩy những tò mò của chúng ta, để những tò mò của chúng ta được trong sạch, để ta biết nói không với những tò mò xấu, rằng có những điều tôi không nhất thiết phải thấy, có những điều tôi không cần phải hỏi. Thứ hai là xin ơn mở lòng cho Chúa Thánh Thần, vì nơi Ngài ta nhận được sự hướng dẫn chắc chắn, vì Ngài là người bạn đồng hành trong cuộc đời. Vì Ngài sẽ dạy ta hiểu mọi điều Chúa Giêsu đã nói, và Ngài sẽ nhắc ta nhớ mọi điều.
Cuộc sống của chúng ta muôn màu muôn vẻ. Thế nên, cuộc sống làm cho chúng ta tò mò. Có sự tò mò tốt, ví như các trẻ em luôn đặt câu hỏi tại sao. Các em đặt câu hỏi, các em không ngừng lớn lên. Các em nhận thấy nhiều điều không hiểu, và các em cần tìm những lời giải thích. Đây là sự tò mò tốt. Sự tò mò ấy giúp trẻ em lớn lên, và phát triển khả năng tự chủ. Trong sự tò mò này, các em nhìn ngắm, suy ngẫm, nhận thấy mình không hiểu và bắt đầu đặt câu hỏi.
Hãy lưu tâm cuộc trò chuyện và thế giới ảo
Ăn nói huyên thuyên là kiểu tò mò không tốt. Đây là di sản của cả người nam lẫn nữ. Ngay cả có người nói rằng, các ông nhiều khi còn lắm lời hơn các bà. Sự tò mò xấu xa bao gồm việc thích xía vào chuyện người khác, thích tìm cách đi đến chỗ nói xấu người khác, thích đi tìm hiểu những điều mà bạn không có quyền biết. Loại tò mò xấu xa này sẽ đi theo ta suốt cuộc đời, và luôn cám dỗ ta. Để chống lại thứ cám dỗ này, chúng ta phải luôn luôn tự cảnh giác bản thân.
Đừng sợ, nhưng hãnh cẩn thận, hãy biết nói không: điều đó tôi không cần hỏi, điều đó tôi không phải nhìn, điều đó tôi không muốn. Ví dụ, có biết bao thứ tò mò trong thế giới ảo, trên màn hình điện thoại thông minh… Các trẻ em tò mò đi vào thế giới đó và tìm thấy biết bao điều xấu xa. Chẳng có chút kỷ luật gì trong thứ tò mò này. Chúng ta phải giúp các trẻ em, giúp người trẻ biết cách sống trong thế giới này, để các em biết rằng, có những điều không cần phải tò mò, để giúp các em không trở thành tù nhân cho loại tò mò xấu xa.
Chúa Thánh Thần hướng dẫn
Bài Tin Mừng kể về sự tò mò của các Tông Đồ, và đó là sự tò mò tốt. Đáp lại lòng khao khát muốn biết muốn hiểu của các môn đệ, Chúa Giêsu hứa ban Chúa Thánh Thần cho họ. Chúa Thánh Thần sẽ dạy họ mọi điều và nhắc nhớ mọi điều Chúa Giêsu đã nói với các ông.
Trong cuộc sống, sự chắc chắn mà Chúa Thánh Thần ban không giống như một kiện hàng chúng ta nhận được. Không như thế, vì trong cuộc đời, khi cầu nguyện, Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trong giây phút đó, câu trả lời là dành cho khoảnh khắc đó. Chúa Thánh Thần là người bạn luôn đồng hành bên ta. Các môn đệ hỏi và muốn hiểu, rồi Chúa Thánh Thần nhắc các ông nhớ lại điều Chúa Giêsu đã nói. Ở đây có cuộc đối thoại giữa sự tò mò của con người và sự chắc chắn của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần như bạn đồng hành của trí nhớ, và Ngài giúp chúng ta tránh sai lầm, Ngài giúp chúng ta đi tới niềm vui đích thực.
Hôm nay chúng ta hãy cầu xin hai điều. Thứ nhất là xin thanh tẩy những tò mò của chúng ta, để những tò mò của chúng ta được trong sạch, để ta biết nói không với những tò mò xấu, rằng có những điều tôi không nhất thiết phải thấy, có những điều tôi không cần phải hỏi. Thứ hai là xin ơn mở lòng cho Chúa Thánh Thần, vì nơi Ngài ta nhận được sự hướng dẫn chắc chắn, vì Ngài là người bạn đồng hành trong cuộc đời. Vì Ngài sẽ dạy ta hiểu mọi điều Chúa Giêsu đã nói, và Ngài sẽ nhắc ta nhớ mọi điều.
Tứ Quyết SJ