Ba Lan: ĐHY Amato chủ sự Lễ Tuyên phong Chân phước Hanna Chrzanowska
Các y tá và bệnh nhân cũng có một người bạn mới “ở trên trời”: nữ y tá người Ba Lan Hanna Helena Chrzanowska (1902-1973), là một giáo dân sống đời hiến sĩ theo linh đạo Biển Đức và là bạn của Thánh giáo hoàng Karol Wojtyla; đó là lời giới thiệu của Đức Hồng y Angelo Amato, Bộ trưởng Bộ Tuyên thánh, khi tôn phong đấng đáng kính Hanna Chrzanowska lên hàng chân phước, trong Thánh lễ do ngài chủ sự hôm thứ Bảy 28 tháng 4 năm 2018 tại Krakow, Ba Lan.
Ba Lan: ĐHY Amato chủ sự Lễ Tuyên phong Chân phước Hanna Chrzanowska
WHĐ (30.04.2018) – Các y tá và bệnh nhân cũng có một người bạn mới “ở trên trời”: nữ y tá người Ba Lan Hanna Helena Chrzanowska (1902-1973), là một giáo dân sống đời hiến sĩ theo linh đạo Biển Đức và là bạn của Thánh giáo hoàng Karol Wojtyla; đó là lời giới thiệu của Đức Hồng y Angelo Amato, Bộ trưởng Bộ Tuyên thánh, khi tôn phong đấng đáng kính Hanna Chrzanowska lên hàng chân phước, trong Thánh lễ do ngài chủ sự hôm thứ Bảy 28 tháng 4 năm 2018 tại Krakow, Ba Lan.
Đức Hồng y Amato đã đề cao vị tân chân phước như một mẫu gương trong việc sống mối tương quan với các bệnh nhân: “Chúng ta cần học cách cúi xuống với các bệnh nhân của Chân phước Chrzanowska, để biết cúi xuống người nghèo, chăm sóc những ai cần an ủi, nâng đỡ, khích lệ; số người này rất đông, họ là những người bé nhỏ, bị bỏ rơi, bị lưu đày, là những người nghèo, bị gạt ra bên lề.”
Bác ái với mọi người
“Ngày nào chúng ta cũng gặp những người ấy trên đường phố, nhưng có nhiều người trong số họ lại sống âm thầm trong những căn nhà tồi tàn, bệnh tật, nghèo nàn, cô đơn, không nơi nương tựa.”
“Qua việc con cái mình làm, Giáo hội đến gặp những người đang túng thiếu, giúp đỡ và bảo vệ họ với sự hy sinh và lòng quảng đại.” Đức Hồng y Amato kêu gọi người Ba Lan “tiếp tục biểu lộ đức ái với mọi người, nhất là các bệnh nhân của chúng ta, để mỗi ngày, họ nhận được dấu chỉ của sự quan tâm, dấu chỉ của sự khích lệ và nghĩa cử nâng đỡ”.
Qua Chân phước Hanna, “Giáo hội biểu dương tính sáng tạo của đức bác ái Kitô giáo luôn mở rộng vòng tay, như người Samaria nhân hậu, để đón nhận, bảo vệ và chăm sóc các bệnh nhân, người đau khổ, người yếu kém”.
Mối phúc thương xót
Đức Hồng y Amato nhắc lại rằng vào dịp tang lễ của Chân phước Hanna năm 1973, Đức Hồng y Karol Wojtyla đã đọc bài điếu văn tiễn biệt rất cảm động: “Tôi cảm ơn bạn, Hanna, bạn đã sống giữa chúng tôi và là hiện thân của các mối phúc của Chúa Kitô cho chúng tôi, cách riêng là phúc cho người biết xót thương.”
Hanna đã trở thành y tá do “lòng bác ái thúc đẩy, từ khi cải đạo sang Công giáo vào năm 1932”. Cô sống nghề nghiệp này “như một Kitô hữu tông đồ đích thực, mang đến sự hiện diện cứu rỗi của Thánh giá Chúa Kitô cho các bệnh nhân”.
Cô nuôi dưỡng đời sống đức tin của mình “bằng lời cầu nguyện, rước lễ và chầu Thánh Thể, tĩnh tâm, lần hạt Mân Côi”. Và, theo linh đạo Biển Đức, cô đã “sống với nhiệt tâm và niềm vui của đặc sủng đọc kinh thần vụ và lao động chuyên môn bên các bệnh nhân”.
“Công việc phục vụ của cô là ở bên cạnh các bệnh nhân, nơi họ, cô nhận ra sự hiện diện của Chúa Kitô”, Đức Hồng y Amato nói thêm: “Và cô còn đề nghị phải đào tạo về phương diện nghề nghiệp lẫn thiêng liêng cho cả các y tá.”
Cô nhắc nhở mọi người “niềm hy vọng được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời và niềm tin của cô vào sự quan phòng của Thiên Chúa khơi dậy sự sống và niềm hăng say”, vì thế ngay cả “trong hoàn cảnh đau đớn và sầu khổ, cô vẫn luôn mang đến cho mọi người ánh sáng và niềm vui”.
Chẳng hề sợ hãi
Đối với cô, bệnh nhân là “điều cao quý nhất” mà cô phải đến gặp “như một người anh em, chị em”, và nghề y tá “là một ơn gọi thực sự, một lời mời gọi từ trên cao vì thiện ích của người nghèo”. Cô đã “quảng đại trao tặng người khác thời gian, tài trí, văn hoá của mình, bằng cách cộng tác tích cực với những người có nhiệm vụ xoa dịu và cải thiện các điều kiện của bệnh nhân”.
Thậm chí cô còn “bán cả nữ trang của mình để mua thuốc cho người nghèo” mà không muốn nhận lời cảm ơn hay lòng biết ơn.
Cô rất quan tâm và cảm thông với các gia đình mắc bệnh kinh niên, lo lắng đến đời sống thiêng liêng và bí tích của họ, đồng thời còn mời các linh mục để giúp đỡ họ.
Ngay cả dưới thời cộng sản chiếm đóng, cô “không hề che giấu niềm tin của mình” và cũng “không phàn nàn về những chế nhạo và bất công” phải gánh chịu, và chẳng có mối đe doạ nào ngăn được cô thường xuyên đến với các bí tích.
Nhưng chính vì niềm tin tôn giáo mà cô “bị mất chức giám đốc trường điều dưỡng”. Tuy nhiên cô không sợ “áp lực của đảng phái” và cô “đã can đảm bảo vệ đức tin của mình, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo cho bệnh nhân”, bất chấp lệnh cấm.
Và trên hết, Đức Hồng y Amato kết luận, “cô ấy không xấu hổ để làm bất kỳ việc gì phục vụ cho bệnh nhân: cô ấy xắn tay áo lên làm với lòng khiêm nhường.”
Đức Hồng y Amato đã đề cao vị tân chân phước như một mẫu gương trong việc sống mối tương quan với các bệnh nhân: “Chúng ta cần học cách cúi xuống với các bệnh nhân của Chân phước Chrzanowska, để biết cúi xuống người nghèo, chăm sóc những ai cần an ủi, nâng đỡ, khích lệ; số người này rất đông, họ là những người bé nhỏ, bị bỏ rơi, bị lưu đày, là những người nghèo, bị gạt ra bên lề.”
Bác ái với mọi người
“Ngày nào chúng ta cũng gặp những người ấy trên đường phố, nhưng có nhiều người trong số họ lại sống âm thầm trong những căn nhà tồi tàn, bệnh tật, nghèo nàn, cô đơn, không nơi nương tựa.”
“Qua việc con cái mình làm, Giáo hội đến gặp những người đang túng thiếu, giúp đỡ và bảo vệ họ với sự hy sinh và lòng quảng đại.” Đức Hồng y Amato kêu gọi người Ba Lan “tiếp tục biểu lộ đức ái với mọi người, nhất là các bệnh nhân của chúng ta, để mỗi ngày, họ nhận được dấu chỉ của sự quan tâm, dấu chỉ của sự khích lệ và nghĩa cử nâng đỡ”.
Qua Chân phước Hanna, “Giáo hội biểu dương tính sáng tạo của đức bác ái Kitô giáo luôn mở rộng vòng tay, như người Samaria nhân hậu, để đón nhận, bảo vệ và chăm sóc các bệnh nhân, người đau khổ, người yếu kém”.
Mối phúc thương xót
Đức Hồng y Amato nhắc lại rằng vào dịp tang lễ của Chân phước Hanna năm 1973, Đức Hồng y Karol Wojtyla đã đọc bài điếu văn tiễn biệt rất cảm động: “Tôi cảm ơn bạn, Hanna, bạn đã sống giữa chúng tôi và là hiện thân của các mối phúc của Chúa Kitô cho chúng tôi, cách riêng là phúc cho người biết xót thương.”
Hanna đã trở thành y tá do “lòng bác ái thúc đẩy, từ khi cải đạo sang Công giáo vào năm 1932”. Cô sống nghề nghiệp này “như một Kitô hữu tông đồ đích thực, mang đến sự hiện diện cứu rỗi của Thánh giá Chúa Kitô cho các bệnh nhân”.
Cô nuôi dưỡng đời sống đức tin của mình “bằng lời cầu nguyện, rước lễ và chầu Thánh Thể, tĩnh tâm, lần hạt Mân Côi”. Và, theo linh đạo Biển Đức, cô đã “sống với nhiệt tâm và niềm vui của đặc sủng đọc kinh thần vụ và lao động chuyên môn bên các bệnh nhân”.
“Công việc phục vụ của cô là ở bên cạnh các bệnh nhân, nơi họ, cô nhận ra sự hiện diện của Chúa Kitô”, Đức Hồng y Amato nói thêm: “Và cô còn đề nghị phải đào tạo về phương diện nghề nghiệp lẫn thiêng liêng cho cả các y tá.”
Cô nhắc nhở mọi người “niềm hy vọng được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời và niềm tin của cô vào sự quan phòng của Thiên Chúa khơi dậy sự sống và niềm hăng say”, vì thế ngay cả “trong hoàn cảnh đau đớn và sầu khổ, cô vẫn luôn mang đến cho mọi người ánh sáng và niềm vui”.
Chẳng hề sợ hãi
Đối với cô, bệnh nhân là “điều cao quý nhất” mà cô phải đến gặp “như một người anh em, chị em”, và nghề y tá “là một ơn gọi thực sự, một lời mời gọi từ trên cao vì thiện ích của người nghèo”. Cô đã “quảng đại trao tặng người khác thời gian, tài trí, văn hoá của mình, bằng cách cộng tác tích cực với những người có nhiệm vụ xoa dịu và cải thiện các điều kiện của bệnh nhân”.
Thậm chí cô còn “bán cả nữ trang của mình để mua thuốc cho người nghèo” mà không muốn nhận lời cảm ơn hay lòng biết ơn.
Cô rất quan tâm và cảm thông với các gia đình mắc bệnh kinh niên, lo lắng đến đời sống thiêng liêng và bí tích của họ, đồng thời còn mời các linh mục để giúp đỡ họ.
Ngay cả dưới thời cộng sản chiếm đóng, cô “không hề che giấu niềm tin của mình” và cũng “không phàn nàn về những chế nhạo và bất công” phải gánh chịu, và chẳng có mối đe doạ nào ngăn được cô thường xuyên đến với các bí tích.
Nhưng chính vì niềm tin tôn giáo mà cô “bị mất chức giám đốc trường điều dưỡng”. Tuy nhiên cô không sợ “áp lực của đảng phái” và cô “đã can đảm bảo vệ đức tin của mình, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo cho bệnh nhân”, bất chấp lệnh cấm.
Và trên hết, Đức Hồng y Amato kết luận, “cô ấy không xấu hổ để làm bất kỳ việc gì phục vụ cho bệnh nhân: cô ấy xắn tay áo lên làm với lòng khiêm nhường.”
(Zenit)
Minh Đức