Kitô hữu và người Hồi giáo: Cần có một cuộc “đối thoại không biên giới”
Cần có một cuộc “đối thoại không biên giới” để thúc đẩy sự hợp tác giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo, đó là lời khẳng định của Đức Giám mục Miguel Ángel Ayuso Guixot, Thư ký Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn, trong buổi phát thanh ngày 24-04-2018, trên kênh Österreich 1 ở Vienna, Áo, theo tường thuật của nhật báo L’Osservatore Romano bản tiếng Ý, số ra ngày 26 tháng 4 vừa qua.
Kitô hữu và người Hồi giáo: Cần có một cuộc “đối thoại không biên giới”
WHĐ (28.04.2018) – Cần có một cuộc “đối thoại không biên giới” để thúc đẩy sự hợp tác giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo, đó là lời khẳng định của Đức Giám mục Miguel Ángel Ayuso Guixot, Thư ký Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn, trong buổi phát thanh ngày 24-04-2018, trên kênh Österreich 1 ở Vienna, Áo, theo tường thuật của nhật báo L’Osservatore Romano bản tiếng Ý, số ra ngày 26 tháng 4 vừa qua.
Trong một chương trình kéo dài 2 giờ với đề tài “Trong tinh thần đối thoại, các nhân vật tham gia cuộc đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo” – trong đó có Sứ thần Toà thánh Peter Zurbriggen; Đức Hồng y Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám mục Bangui, Cộng hoà Trung Phi; và imam Kobine Layama của Thủ đô Cộng hoà Trung Phi – đã đưa ra một chứng từ quan trọng.
Đức Giám mục Ayuso Guixot đã nói về vai trò của “Trung tâm quốc tế Đối thoại liên tôn và liên văn hoá Quốc vương Abdullah Bin Abdulaziz” (KAICIID), có trụ sở ở Vienna, và Toà Thánh tham gia Trung tâm này với tư cách “Nhà sáng lập quan sát viên”. Trong ngày khánh thành KAICIID, 26-11-2012, Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn, đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đối thoại dựa trên “lòng trung thực, tầm nhìn và tính khả tín”.
Đức Giám mục Ayuso Guixot cũng nhắc lại tinh thần Tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng Vatican II (1965) mà qua đó Giáo hội Công giáo đã đóng vai trò thúc đẩy cuộc đối thoại với những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác, “ở mọi nơi”, “vào mọi lúc và với bất cứ ai”.
Sau đó, Đức cha Thư ký Hội đồng Toà Thánh nhắc đến chuyến viếng thăm lần đầu tiên của Quốc vương Abdullah Ben Abdul-Aziz đến Vatican vào tháng 11 năm 2007 để gặp Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI. Và Đức Bênêđictô XVI đã ủng hộ sáng kiến của Quốc vương, một sáng kiến mà sau đó đã trở thành một Hội nghị thế giới về Đối thoại ở Madrid vào năm 2008, với sự hậu thuẫn của Liên hiệp Hồi giáo Thế giới, và dẫn đến việc thành lập Trung tâm KAICIID tại thủ đô Vienna.
Chứng từ hoà bình của các nhà lãnh đạo tôn giáo là điều quan trọng vào những giai đoạn đen tối của lịch sử khi mà những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa bảo thủ quá khích kích động các cuộc chiến tranh bạo lực nhân danh Thiên Chúa. Trước những thảm hoạ ấy, chỉ một bước nhỏ nhất hướng đến hoà bình cũng có thể được coi là một thắng lợi của đối thoại. Chẳng hạn như chuyến viếng thăm gần đây (từ ngày 13 đến 20 tháng 4 năm 2018) của phái đoàn Hội đồng Toà Thánh Đối thoại Liên tôn do Đức Hồng y Tauran dẫn đầu đến Ả Rập Saudi để gặp Quốc vương Salman Ben Abd Al-Aziz, cũng là Thư ký của Liên hiệp Hồi giáo Thế giới.
Trong một chương trình kéo dài 2 giờ với đề tài “Trong tinh thần đối thoại, các nhân vật tham gia cuộc đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo” – trong đó có Sứ thần Toà thánh Peter Zurbriggen; Đức Hồng y Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám mục Bangui, Cộng hoà Trung Phi; và imam Kobine Layama của Thủ đô Cộng hoà Trung Phi – đã đưa ra một chứng từ quan trọng.
Đức Giám mục Ayuso Guixot đã nói về vai trò của “Trung tâm quốc tế Đối thoại liên tôn và liên văn hoá Quốc vương Abdullah Bin Abdulaziz” (KAICIID), có trụ sở ở Vienna, và Toà Thánh tham gia Trung tâm này với tư cách “Nhà sáng lập quan sát viên”. Trong ngày khánh thành KAICIID, 26-11-2012, Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn, đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đối thoại dựa trên “lòng trung thực, tầm nhìn và tính khả tín”.
Đức Giám mục Ayuso Guixot cũng nhắc lại tinh thần Tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng Vatican II (1965) mà qua đó Giáo hội Công giáo đã đóng vai trò thúc đẩy cuộc đối thoại với những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác, “ở mọi nơi”, “vào mọi lúc và với bất cứ ai”.
Sau đó, Đức cha Thư ký Hội đồng Toà Thánh nhắc đến chuyến viếng thăm lần đầu tiên của Quốc vương Abdullah Ben Abdul-Aziz đến Vatican vào tháng 11 năm 2007 để gặp Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI. Và Đức Bênêđictô XVI đã ủng hộ sáng kiến của Quốc vương, một sáng kiến mà sau đó đã trở thành một Hội nghị thế giới về Đối thoại ở Madrid vào năm 2008, với sự hậu thuẫn của Liên hiệp Hồi giáo Thế giới, và dẫn đến việc thành lập Trung tâm KAICIID tại thủ đô Vienna.
Chứng từ hoà bình của các nhà lãnh đạo tôn giáo là điều quan trọng vào những giai đoạn đen tối của lịch sử khi mà những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa bảo thủ quá khích kích động các cuộc chiến tranh bạo lực nhân danh Thiên Chúa. Trước những thảm hoạ ấy, chỉ một bước nhỏ nhất hướng đến hoà bình cũng có thể được coi là một thắng lợi của đối thoại. Chẳng hạn như chuyến viếng thăm gần đây (từ ngày 13 đến 20 tháng 4 năm 2018) của phái đoàn Hội đồng Toà Thánh Đối thoại Liên tôn do Đức Hồng y Tauran dẫn đầu đến Ả Rập Saudi để gặp Quốc vương Salman Ben Abd Al-Aziz, cũng là Thư ký của Liên hiệp Hồi giáo Thế giới.
(Zenit)
Minh Đức