Đức Thánh Cha tiếp 700 tham dự viên Hội nghị quốc tế về sức khoẻ
VATICAN. ĐTC khuyến khích cộng đồng khoa học, y tế, văn hoá và kỹ thuật tăng cường nỗ lực trong việc phòng ngừa, chữa trị, chăm sóc và chuẩn bị tương lai cho nhân loại. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây dành cho 700 tham dự viên Hội nghị Quốc tế về chủ đề “Đâu sẽ là ảnh hưởng của khoa học, kỹ thuật và y khoa trong thế kỷ 21 này trên nền văn hóa và xã hội?”.
Đức Thánh Cha tiếp 700 tham dự viên Hội nghị quốc tế về sức khoẻ
VATICAN. ĐTC khuyến khích cộng đồng khoa học, y tế, văn hoá và kỹ thuật tăng cường nỗ lực trong việc phòng ngừa, chữa trị, chăm sóc và chuẩn bị tương lai cho nhân loại.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây dành cho 700 tham dự viên Hội nghị Quốc tế về chủ đề “Đâu sẽ là ảnh hưởng của khoa học, kỹ thuật và y khoa trong thế kỷ 21 này trên nền văn hóa và xã hội?”.
Hội nghị tiến hành tại Vatican từ ngày 26 đến 28-4-2018 và do Hội đồng Toà Thánh về Văn hoá cùng với Hội Cura ở Mỹ tổ chức, và tiến hành tại Hội trường mới của Thượng HĐGM ở nội thành Vatican.
Đặc biệt về vấn đề phòng ngừa, ĐTC gọi đây là một cái nhìn sáng suốt về con người và môi trường chúng ta đang sống. Điều này có nghĩa là nghĩ đến một nền văn hoá quân bình, trong đó mọi nhân tố thiết yếu như giáo dục, hoạt động thể lý, ăn uống, bảo vệ môi trường, tuân giữ các quy luật sức khoẻ xuất phát từ việc thực hành tôn giáo, chẩn bệnh sớm, có thể giúp sống tốt đẹp hơn và ít nguy hiểm đối với sức khoẻ.
ĐTC nói: “Chúng ta hãy đặc biệt nghĩ đến các trẻ em và người trẻ ngày càng bị những nguy cơ bệnh tật gắn liền với những thay đổi quá sâu rộng của nền văn minh hiện đại. Chỉ cần nghĩ đến ảnh hưởng của khói thuốc đối với sức khoẻ, rượi và những chất độc thải ra trong không khí, trong nước và đất.”
Về việc chữa trị và chăm sóc, ĐTC nhận xét: “Hễ chúng ta càng quyết tâm cổ vũ sự nghiên cứu, thì việc chữa trị và să sóc ngày càng quan trọng và hữu hiệu, giúp đáp ứng một cách quyết liệt và thích hợp đối với những nhu cầu của người bệnh.”
Tuy nhiên, ĐTC cũng nhắc nhở: “Trong khi Giáo Hội ca ngợi mọi nỗ lực nghiên cứu và áp dụng nhắm săn sóc người đau khổ vì bệnh tât, nhưng cũng cần nhắc lại một trong những nguyên tắc căn bản là: “Không phải tất cả những gì có thể làm được về mặt kỹ thuật đều là điều có thể chấp nhận được về mặt luân lý đạo đức.” Khoa học, cũng như các hoạt động khác của con người, biết mình có những giới hạn phải tôn trọgn vì thiện ích của chính nhân loại và cần phải có ý thức trách nhiệm về mặt luân lý đạo đức.” (Rei 28-4-2018)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây dành cho 700 tham dự viên Hội nghị Quốc tế về chủ đề “Đâu sẽ là ảnh hưởng của khoa học, kỹ thuật và y khoa trong thế kỷ 21 này trên nền văn hóa và xã hội?”.
Hội nghị tiến hành tại Vatican từ ngày 26 đến 28-4-2018 và do Hội đồng Toà Thánh về Văn hoá cùng với Hội Cura ở Mỹ tổ chức, và tiến hành tại Hội trường mới của Thượng HĐGM ở nội thành Vatican.
Đặc biệt về vấn đề phòng ngừa, ĐTC gọi đây là một cái nhìn sáng suốt về con người và môi trường chúng ta đang sống. Điều này có nghĩa là nghĩ đến một nền văn hoá quân bình, trong đó mọi nhân tố thiết yếu như giáo dục, hoạt động thể lý, ăn uống, bảo vệ môi trường, tuân giữ các quy luật sức khoẻ xuất phát từ việc thực hành tôn giáo, chẩn bệnh sớm, có thể giúp sống tốt đẹp hơn và ít nguy hiểm đối với sức khoẻ.
ĐTC nói: “Chúng ta hãy đặc biệt nghĩ đến các trẻ em và người trẻ ngày càng bị những nguy cơ bệnh tật gắn liền với những thay đổi quá sâu rộng của nền văn minh hiện đại. Chỉ cần nghĩ đến ảnh hưởng của khói thuốc đối với sức khoẻ, rượi và những chất độc thải ra trong không khí, trong nước và đất.”
Về việc chữa trị và chăm sóc, ĐTC nhận xét: “Hễ chúng ta càng quyết tâm cổ vũ sự nghiên cứu, thì việc chữa trị và să sóc ngày càng quan trọng và hữu hiệu, giúp đáp ứng một cách quyết liệt và thích hợp đối với những nhu cầu của người bệnh.”
Tuy nhiên, ĐTC cũng nhắc nhở: “Trong khi Giáo Hội ca ngợi mọi nỗ lực nghiên cứu và áp dụng nhắm săn sóc người đau khổ vì bệnh tât, nhưng cũng cần nhắc lại một trong những nguyên tắc căn bản là: “Không phải tất cả những gì có thể làm được về mặt kỹ thuật đều là điều có thể chấp nhận được về mặt luân lý đạo đức.” Khoa học, cũng như các hoạt động khác của con người, biết mình có những giới hạn phải tôn trọgn vì thiện ích của chính nhân loại và cần phải có ý thức trách nhiệm về mặt luân lý đạo đức.” (Rei 28-4-2018)
G. Trần Đức Anh OP