Căng mình canh mặn
Các địa phương ở hạ nguồn sông Mekong bước vào mùa xâm nhập mặn nên đang “canh nước” để có những ứng phó kịp thời.
Căng mình canh mặn
Các địa phương ở hạ nguồn sông Mekong bước vào mùa xâm nhập mặn nên đang “canh nước” để có những ứng phó kịp thời.
Người dân tỉnh Bến Tre dùng quặng để tưới dưa hấu. Họ phải chắt chiu từng giọt nước ngọt vì Bến Tre là địa phương bị mặn xâm nhập khá sớm so với các địa phương khác – Ảnh:Mậu Trường
BẾN TRE
Trước dự báo trên, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre – Nguyễn Hữu Lập cho biết, mặn có khả năng xâm nhập sâu vào cuối tháng 3-2018, UBND tỉnh đã tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp cùng địa phương kiểm tra độ mặn trong nội đồng, các cửa lấy nước, các công trình ngăn mặn, trữ ngọt, các đập tạm… để có biện pháp vận hành công trình hợp lý, trữ ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân.
BẠC LIÊU
UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo kiên quyết không để mặn xâm nhập vào vùng sản xuất ngọt ổn định của Bạc Liêu.
UBND xã Phong Tân (vùng cuối nguồn tỉnh Bạc Liêu) huy động người dân đào đắp, gia cố, nâng cao bờ bao dân sinh sát kênh Quản Lộ – Giá Rai phòng tràn mặn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản cho vùng phía Bắc quốc lộ 1, đặc biệt là vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Hồng Dân với diện tích khoảng 4.000ha, luôn thiếu hoặc độ mặn không đạt để nuôi tôm sú.
Ban chỉ đạo điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu điều tiết nước trong 2 tuần ở tháng 4. Các cống vùng ngọt từ cống Láng Tròn đến cống Đông Nàng Rền sẽ đóng, đồng thời có chế độ quan trắc, mở tiêu ô nhiễm, rửa mặn, phục vụ sản xuất lúa đông xuân ở vùng ngọt ổn định.
TIỀN GIANG
Ông Nguyễn Thiện Pháp – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang cho biết, hạn, mặn năm nay xâm nhập chậm hơn so với trung bình nhiều năm và xấp xỉ năm 2017.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã ban hành Chỉ thị về phòng, chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2018 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, chủ tịch UBND tỉnh lưu ý các huyện phía Đông phải lập kế hoạch cụ thể cho từng khu vực dự án, chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xấu xảy ra; tiến hành nạo vét các tuyến kinh cấp 2, cấp 3 để trữ nước, đồng thời sẵn sàng phương án bơm chuyền nước để cứu lúa nếu mặn diễn biến phức tạp.
TRÀ VINH
Tại tỉnh Trà Vinh, những ngày gần đây độ mặn tại vàm Trà Vinh dao động từ 6-8‰, phía sông Hậu khu vực tại vàm Cầu Quan 5 – 7‰, vượt ngưỡng mặn đối với các loại cây trồng – độ mặn này được cảnh báo là sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
UBND tỉnh Trà Vinh đã đề ra nhiều biện pháp cấp bách để hạn chế thiệt hại do khô hạn, mặn xâm nhập gây ra. Theo đó, tiến hành củng cố các ban chỉ đạo sản xuất từ tỉnh đến cơ sở, thường xuyên theo dõi thủy văn, nắm chắc diễn biến mặn ở từng khu vực để kịp thời đối phó. Tập trung gia cố lại hệ thống bờ vùng, bờ thửa, đê bao và đắp các cống đập thời vụ.