Tĩnh tâm Giáo triều, bài 5: Cơn khát của Chúa Giêsu trên đồi Canvê: Ước mong ơn cứu độ của chúng ta
Cha Josè nhấn mạnh rằng cơn khát của Chúa Giêsu, cơn khát thể lý Người trong giờ thương khó trên đồi Canvê, “thử thách của sự nhập thể” và “dấu hiệu của cái chết thật của Người” và cơn khát thiêng liêng là “chìa khoá quan trọng” để hiểu được ý nghĩa sâu xa của sự sống và cái chết của Người.
Tĩnh tâm Giáo triều, bài 5: Cơn khát của Chúa Giêsu trên đồi Canvê: Ước mong ơn cứu độ của chúng ta
“Cơn khát của Chúa Giêsu”, dấu hiệu của cơn khát hiện sinh của con người, là ý tưởng được Cha Josè Tolentino de Mendonça suy tư trong bài suy niệm thứ năm của tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo triều Roma.
Cha Josè nhấn mạnh rằng cơn khát của Chúa Giêsu, cơn khát thể lý Người trong giờ thương khó trên đồi Canvê, “thử thách của sự nhập thể” và “dấu hiệu của cái chết thật của Người” và cơn khát thiêng liêng là “chìa khoá quan trọng” để hiểu được ý nghĩa sâu xa của sự sống và cái chết của Người.
Cha Josè giải thích: Ngoài trình thuật đồi Canvê, Thánh sử Gioan còn có 3 lần khác dung thành ngữ diễn tả động từ “khát”. Khi Chúa Giêsu gặp người phụ nữ xứ Samari, Người nói với bà: ‘Ai uống nước này sẽ không khát nữa; nhưng ai uống nước ta sẽ ban, không bao giờ khát nữa.’ Rồi trong diễn từ bánh sự sống, Chúa Giêsu xác nhận: ‘Ai đến với Ta sẽ không đói và ai tin vào Ta sẽ không bao giờ khát.’ Cuối cùng, trong ngày Lễ Lều, Chúa Giêsu công bố: ‘Nếu ai khát, hãy đến với Ta và ai tin vào Ta, hãy uống.’
Cơn khát của người phụ nữ xứ Samaria
“Trong cuộc gặp gỡ với người phụ nữ xứ Samaria, có một sự thay đổi vai trò mà chúng ta không được bỏ qua”: Chúa Giêsu xin nước uống nhưng mà chính Người là người sẽ ban nước uống.
Cho nên, người phụ nữ xứ Samaria không hiểu ngay lập tức những lời của Chúa Giêsu. Bà ta giải thích chúng như là nói đến cơn khát thể lý. Nhưng ngay từ đầu Chúa Giêsu đã dùng nó với ý nghĩa thiêng liêng. Mong ước của Người luôn ám chỉ đến một cơn khát khác, như Người đã giải thích cho người phụ nữ: ‘Nếu bà biết món quà của Thiên Chúa và người nói với bà ‘xin cho tôi nước uống’ là ai, bà sẽ xin người ấy và người ấy sẽ cho bà nước sự sống.’
Chúa Giêsu xin nước uống nhưng lại nhận giấm
Cũng thế trên đồi Canvê, Chúa Giêsu bày tỏ ngay lập tức Người muốn uống, nhưng Người không được hiểu và thay vì nước Người nhận giấm, và Người đã nhận nó và nói ‘mọi sự đã hoàn tất!’, Người cúi đầu và trao phó linh hồn. “Như thế, cơn khát là dấu ấn của sự hoàn thành sứ vụ của Người và đồng thời mong ước cháy bỏng trao tặng Chúa Thánh Thần, nước sự sống thật sự có khả năng làm nguôi cơn khát cách tận căn trong trái tim con người.”
Khát là tin vào Chúa Kitô
Cũng chính trong ngày Lễ Lều, Chúa Giêsu nói rõ rằng khát là “tin vào Chúa Giêsu” và uống là “đến với Chúa Kitô”.
Thật sự, cơn khát mà Chúa Giêsu nói đến là cơn khát hiện hữu mà Người làm dịu đi bằng cách quy hướng cuộc sống của chúng ta về Người. Khát là khát Chúa. Như thế, chúng ta được mời gọi sống với trọng tâm là Chúa Kitô: đi ra khỏi chính mình và tìm kiếm nơi Chúa Kitô thứ nước dập tắt cơn khát của chúng ta, thắng vượt chước cám dỗ của sự tự quy chiếu là điều làm cho chúng ta trở nên đau bệnh và độc tài.
Sự thiếu vắng ý nghĩa và mong ước cứu độ
Cơn khát của Chúa Giêsu cho phép “hiểu cơn khát có trong trái tim con người và chuẩn bị chúng ta phục vụ cho cơn khát” bằng cách đáp lại “cơn khát Thiên Chúa, sự thiếu vắng ý nghĩa và chân lý, mong ước được cứu độ tồn tại trong mỗi con người, ngay cả khi nó là một ước mong bị che giấu hay chôn vùi dưới các mảnh vụn hiện sinh”.
Bẻ gãy xiềng xích và giải phóng năng lượng để mang lại hy vọng
Như Mẹ Têrêsa Cancutta dạy, những lời ‘Ta khát’ của Chúa Giêsu nổi bật trong tất cả các nhà nguyện của các tu sĩ Dòng Thừa sai Bác ái, “họ không quan tâm chỉ đến quá khứ nhưng họ đang sống hiện tại”. Nên chúng ta phải luôn luôn khám phá lại Chúa Thánh Thần, bởi vì đôi khi chúng ta là một Giáo hội mà trong đó thiếu sự sinh động, sức trẻ, sự hân hoan của Chúa Thánh Thần, Đấng “làm cho chúng ta thành một Giáo hội đi ra khỏi chính mình”.
Đây là ý nghĩa của cơn khát của Chúa Giêsu:
Khát khao của Người là bẻ gãy những xiềng xích đóng kín chúng ta trong tội lỗi và ích kỷ, ngăn cản chúng ta tiến lên và phát triển trong tự do nội tâm. Khát khao của Người là giải phóng những năng lượng sâu thẳm nhất ẩn chứa trong chúng ta để chúng ta có thể trở thành những người nam nữ có lòng thương xót từ bi, những người thợ xây dựng hoà bình như Người, không chạy trốn những đau khổ và xung đột trong thế giới bị đập vỡ của chúng ta, nhưng nhận lấy trách nhiệm của mình và tạo ra những cộng đồng và nơi chốn của tình yêu, để mang lại hy vọng cho trái đất này. (Vatican News 20/02/2018)
Cha Josè nhấn mạnh rằng cơn khát của Chúa Giêsu, cơn khát thể lý Người trong giờ thương khó trên đồi Canvê, “thử thách của sự nhập thể” và “dấu hiệu của cái chết thật của Người” và cơn khát thiêng liêng là “chìa khoá quan trọng” để hiểu được ý nghĩa sâu xa của sự sống và cái chết của Người.
Cha Josè giải thích: Ngoài trình thuật đồi Canvê, Thánh sử Gioan còn có 3 lần khác dung thành ngữ diễn tả động từ “khát”. Khi Chúa Giêsu gặp người phụ nữ xứ Samari, Người nói với bà: ‘Ai uống nước này sẽ không khát nữa; nhưng ai uống nước ta sẽ ban, không bao giờ khát nữa.’ Rồi trong diễn từ bánh sự sống, Chúa Giêsu xác nhận: ‘Ai đến với Ta sẽ không đói và ai tin vào Ta sẽ không bao giờ khát.’ Cuối cùng, trong ngày Lễ Lều, Chúa Giêsu công bố: ‘Nếu ai khát, hãy đến với Ta và ai tin vào Ta, hãy uống.’
Cơn khát của người phụ nữ xứ Samaria
“Trong cuộc gặp gỡ với người phụ nữ xứ Samaria, có một sự thay đổi vai trò mà chúng ta không được bỏ qua”: Chúa Giêsu xin nước uống nhưng mà chính Người là người sẽ ban nước uống.
Cho nên, người phụ nữ xứ Samaria không hiểu ngay lập tức những lời của Chúa Giêsu. Bà ta giải thích chúng như là nói đến cơn khát thể lý. Nhưng ngay từ đầu Chúa Giêsu đã dùng nó với ý nghĩa thiêng liêng. Mong ước của Người luôn ám chỉ đến một cơn khát khác, như Người đã giải thích cho người phụ nữ: ‘Nếu bà biết món quà của Thiên Chúa và người nói với bà ‘xin cho tôi nước uống’ là ai, bà sẽ xin người ấy và người ấy sẽ cho bà nước sự sống.’
Chúa Giêsu xin nước uống nhưng lại nhận giấm
Cũng thế trên đồi Canvê, Chúa Giêsu bày tỏ ngay lập tức Người muốn uống, nhưng Người không được hiểu và thay vì nước Người nhận giấm, và Người đã nhận nó và nói ‘mọi sự đã hoàn tất!’, Người cúi đầu và trao phó linh hồn. “Như thế, cơn khát là dấu ấn của sự hoàn thành sứ vụ của Người và đồng thời mong ước cháy bỏng trao tặng Chúa Thánh Thần, nước sự sống thật sự có khả năng làm nguôi cơn khát cách tận căn trong trái tim con người.”
Khát là tin vào Chúa Kitô
Cũng chính trong ngày Lễ Lều, Chúa Giêsu nói rõ rằng khát là “tin vào Chúa Giêsu” và uống là “đến với Chúa Kitô”.
Thật sự, cơn khát mà Chúa Giêsu nói đến là cơn khát hiện hữu mà Người làm dịu đi bằng cách quy hướng cuộc sống của chúng ta về Người. Khát là khát Chúa. Như thế, chúng ta được mời gọi sống với trọng tâm là Chúa Kitô: đi ra khỏi chính mình và tìm kiếm nơi Chúa Kitô thứ nước dập tắt cơn khát của chúng ta, thắng vượt chước cám dỗ của sự tự quy chiếu là điều làm cho chúng ta trở nên đau bệnh và độc tài.
Sự thiếu vắng ý nghĩa và mong ước cứu độ
Cơn khát của Chúa Giêsu cho phép “hiểu cơn khát có trong trái tim con người và chuẩn bị chúng ta phục vụ cho cơn khát” bằng cách đáp lại “cơn khát Thiên Chúa, sự thiếu vắng ý nghĩa và chân lý, mong ước được cứu độ tồn tại trong mỗi con người, ngay cả khi nó là một ước mong bị che giấu hay chôn vùi dưới các mảnh vụn hiện sinh”.
Bẻ gãy xiềng xích và giải phóng năng lượng để mang lại hy vọng
Như Mẹ Têrêsa Cancutta dạy, những lời ‘Ta khát’ của Chúa Giêsu nổi bật trong tất cả các nhà nguyện của các tu sĩ Dòng Thừa sai Bác ái, “họ không quan tâm chỉ đến quá khứ nhưng họ đang sống hiện tại”. Nên chúng ta phải luôn luôn khám phá lại Chúa Thánh Thần, bởi vì đôi khi chúng ta là một Giáo hội mà trong đó thiếu sự sinh động, sức trẻ, sự hân hoan của Chúa Thánh Thần, Đấng “làm cho chúng ta thành một Giáo hội đi ra khỏi chính mình”.
Đây là ý nghĩa của cơn khát của Chúa Giêsu:
Khát khao của Người là bẻ gãy những xiềng xích đóng kín chúng ta trong tội lỗi và ích kỷ, ngăn cản chúng ta tiến lên và phát triển trong tự do nội tâm. Khát khao của Người là giải phóng những năng lượng sâu thẳm nhất ẩn chứa trong chúng ta để chúng ta có thể trở thành những người nam nữ có lòng thương xót từ bi, những người thợ xây dựng hoà bình như Người, không chạy trốn những đau khổ và xung đột trong thế giới bị đập vỡ của chúng ta, nhưng nhận lấy trách nhiệm của mình và tạo ra những cộng đồng và nơi chốn của tình yêu, để mang lại hy vọng cho trái đất này. (Vatican News 20/02/2018)
Hồng Thuỷ