Để công viên địa chất Đồng Văn thành khu du lịch quốc gia
Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vừa được quy hoạch để phát triển thành khu du lịch quốc gia. Mặc dù vậy, việc hiện thực hóa quy hoạch này cũng còn cần chú ý nhiều điểm.
Để công viên địa chất Đồng Văn thành khu du lịch quốc gia
Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được kỳ vọng thúc đẩy du lịch địa phương ẢNH: CÔNG VŨ
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều điểm cần chú ý khi hiện thực hoá quy hoạch này. Một trong những điều đó là sự đa dạng của văn hoá tộc người ở đây. “Mặc dù Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông nhưng ở đây có tới 17 dân tộc sinh sống. Vì thế, không nên coi văn hóa dân tộc Mông là nền tảng mà có thể bỏ qua văn hoá các dân tộc khác”, PGS-TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Địa chất khoáng sản (Bộ TN-MT), cho biết. Trước đó, bản Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, đã có những ngôi nhà kiểu mới mọc lên “át” đi những ngôi nhà tại đây, phá hỏng không gian truyền thống đặc trưng của người Lô Lô. Một dự án du lịch
PGS-TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch (Bộ VH-TT-DL), lại chú ý việc cần nêu những nguyên tắc rõ ràng về phân bổ khách ở các địa điểm khác nhau trên công viên địa chất này – vốn nằm trên địa giới hành chính của 4 huyện khác nhau của tỉnh Hà Giang (Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn). Để trở thành khu du lịch quốc gia, một trong những tiêu chí là công viên phải đón ít nhất được 1 triệu người/năm. “Tôi nghĩ về nguyên tắc cần phân bổ 1 triệu khách đó dựa trên sức chứa về mặt sinh thái và văn hoá như thế nào. Khu đó là một diện tích quá rộng, nhưng rõ ràng lượng khách cũng sẽ chỉ tập trung về một số điểm”, ông Lương nói.
Vì thế, theo ông Hoan, muốn phát triển công viên địa chất cần chú ý đến những quy định với hãng lữ hành. Chẳng hạn, với tour của Hanoi Red Tours nơi ông quản lý, công ty không bao giờ để khách đi xe đông. “Mỗi người đều được ngồi cạnh cửa sổ và thuyết minh trên đường đi. Ai lên xe ngủ chờ đến điểm dừng xuống xem thì sẽ không thấy gì cả”, ông Hoan nói.
Công viên địa chất là khu tự nhiên, độc đáo, có ranh giới rõ ràng, trong đó chứa đựng tập hợp các di sản địa chất có giá trị nghiên cứu khoa học, phân bổ trong một phạm vi nhất định, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, đồng thời chứa đựng các giá trị về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hoá xã hội, để phát triển kinh tế địa phương thông qua phát triển du lịch và dịch vụ.
Một công viên địa chất có đủ các điều kiện trên sẽ được Hội đồng tư vấn Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu thuộc UNESCO công nhận là thành viên chính thức của mạng lưới. Tính đến 2017, toàn thế giới có 127 công viên địa chất được UNESCO công nhận nằm tại 35 quốc gia và vùng lãnh thổ.
|