23/12/2024

Bài Trắc nghiệm Hội nhập văn hoá

Thử tài bạn: Bạn biết gì về việc hội nhập văn hoá với nhiều nét phong phú trong đời sống? Bạn thử làm bài trắc nghiệm dưới đây và thử xem lại bản trả lời để biết bạn có đủ điều kiện về văn hoá không nhé.

Bài Trắc nghiệm Hội nhập văn hoá

Thử tài bạn:  Bạn biết gì về việc hội nhập văn hoá với nhiều nét phong phú trong đời sống?

BÀI THI TRẮC NGHIỆM

Môn: Hội nhập Văn hoá

Thời gian: 40 phút

Đề A

Câu hỏi

1.      Hãy tìm câu định nghĩa về văn hoá đầy đủ nhất?

a. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động (Federico Mayor, Tổng Giám đốc UNESCO).

b. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lịch sử (Từ điển tiếng Việt) có tính đặc thù của mỗi dân tộc (Lê Văn Chưởng).

c. Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn khi tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình (Trần Ngọc Thêm).

d. Văn hoá là phương cách đặc thù mà mỗi người, mỗi dân tộc dựa vào để tổ chức các quan hệ của mình với thiên nhiên, với anh chị em đồng loại, với bản thân mình và với Thiên Chúa, để có được một cuộc sống nhân đạo trọn vẹn (x. CĐ Vat. II, Gaudium et Spes, số 53).

2.      Trong 4 yếu tố đặc trưng cấu thành nên văn hoá, yếu tố nào quan trọng và cần thiết hơn cả?

a. Con người.                   b. Hệ thống.              c. Giá trị.                  d. Lịch sử.

3.      Trong các chức năng của văn hoá, chức năng nào được coi là nền tảng để mở ra đến tôn giáo, Thiên Chúa?

a. Giáo dục.                     b. Tổ chức xã hội.                 c. Nhận thức.             d. Thẩm mỹ.

4.      Người ta thường hiểu “hội nhập văn hoá” (HNVH) theo nghĩa nào trong lĩnh vực truyền giảng Tin Mừng?

a. Chủ thể: người đi rao giảng phải có văn hoá và ý thức về nền văn hoá của mình.

b. Đối tượng: người được rao giảng chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá khác nhau.

c. Nội dung: Tin Mừng của Đ.Giêsu cần được trình bày phù hợp với nền văn hoá của người nghe.

d. Cả 3 ý nghĩa trên đây.

5.      Hội nhập văn hoá là gì, theo ý hướng của Công đồng Vatican II và Tông huấn Giáo Hội tại châu Á của ĐTC Gioan Phaolô II?

a. Là cố gắng của người Kitô hữu hoà nhập vào xã hội mình đang sống với những sắc thái riêng của mỗi dân tộc.

b. Là nỗ lực của nhà truyền giáo thích nghi Tin Mừng trước những đổi thay của xã hội đương thời.

c. Là nỗ lực của Kitô hữu muốn đưa Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô vào trong mọi lĩnh vực xã hội để làm cho xã hội ấy tốt đẹp hơn theo ý của Thiên Chúa.

d. Là cố gắng của các vị lãnh đạo Giáo Hội hay của các nhà thần học nghiên cứu văn hoá của dân tộc và tìm cách thích nghi Tin Mừng theo những đòi hỏi của xã hội.

6.      Trong lĩnh vực truyền giáo, HNVH đòi hỏi chủ thể điều gì cơ bản nhất?

a. Ý thức mình được Chúa Cha sai đi như Đức Giêsu để cứu độ thế giới.

b. Ý thức mình cần phải hoà nhập vào một xã hội có một nền văn hoá nhất định và đưa Tin Mừng của Đức Giêsu thấm nhập vào đó.

c. Ý thức mình phải hành động dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần.

d. Ý thức mình cần phải hiệp thông với Giáo Hội Chúa Kitô.

7.      Trong lĩnh vực truyền giáo, HNVH đòi hỏi nhận thức gì cơ bản nhất về đối tượng?

a. Người được truyền giáo thuộc về một nền văn hoá nào đó nên phải hiểu biết về nền văn hoá đó và diễn tả Tin Mừng Chúa Kitô cho phù hợp.

b. Người được truyền giáo có thể đang theo một tôn giáo khác nên cần biết đối thoại liên tôn.

c. Người được truyền giáo đang sống trong các điều kiện khó khăn nên cần được giúp đỡ để sống xứng đáng với giá trị làm người như chữa lành bệnh tật, thoát cảnh nghèo đói.

d. Người được truyền giáo đang sống trong một cộng đồng xã hội chưa phù hợp với Tin Mừng như bị áp bức, bất công… nên cần được phát triển cộng đồng.

8.      Trong lĩnh vực truyền giáo, HNVH đòi hỏi nhận thức gì cơ bản nhất về nội dung truyền giáo là Tin Mừng?

a. Tin Mừng là những lời giảng dạy của Đức Giêsu cũng đã được “hội nhập” vào nền văn hoá Do Thái nên cần phải hội nhập lại vào nền văn hoá của dân tộc.

b. Tin Mừng là chính Đức Giêsu.

c. Cần phải rao giảng Tin Mừng bằng ngôn ngữ đương thời.

d. Cần phải rao giảng Tin Mừng bằng quyền năng của Thánh Thần.

9.      Công đồng Vaticanô II đã giới thiệu những mục đích căn bản của văn hoá, mục đích nào quan trọng hơn cả cho cá nhân con người?

a. Văn hoá phải nhằm vào sự phát triển toàn diện của nhân vị, vào lợi ích của cộng đồng và của toàn thể xã hội nhân loại (MV, 59).

b. Văn hoá nhằm nâng cao tâm trí con người bớt nô lệ sự vật để tiến đến việc tôn thờ, chiêm ngưỡng Đấng Tạo Hoá, thăng tiến gia đình nhân loại đạt tới các giá trị cao cả của chân thiện mỹ (MV 57).

c. Văn hoá nhằm phát triển khả năng suy tư, khâm phục, chiêm ngưỡng trong mỗi cá nhân, đưa đến những phán đoán riêng tư, nhằm phát huy ý thức tôn giáo, luân lý, xã hội (MV 59).

d. Văn hoá nhằm làm phát triển trọn vẹn nhân vị đồng thời trợ giúp con người chu toàn trách nhiệm của mình (MV 56).

10. Dân tộc Việt Nam hiện nay gồm 54 sắc tộc, gồm các chủng người nào sau đây?

a. Chủng Nam Á và chủng Á.                                       b. Chủng Nam Đảo và chủng Nam.

c. Chủng Nam Đảo, chủng Nam Á và Hán Tạng.       d. Chủng Nam Đảo và chủng Cổ Mã Lai.

11.      Nền văn hoá VN được định hình là nông nghiệp lúa nước. Nền văn hoá này có những đặc điểm nào?

a. Trọng văn, trọng đức, trọng tình, trọng nghĩa, trọng nữ.

b. Trọng võ, trọng tài, trọng lý, trọng vật, trọng nam.

c. Trọng văn, trọng tài, trọng lý, trọng nghĩa, trọng nữ.

d. Trọng võ, trọng đức, trọng tình, trọng vật, trọng nam.

12.  Đặc điểm nào nổi bật trong lối nhận thức, tư duy của người Việt?

a. Chủ quan, theo cảm tính, dựa trên kinh nghiệm đã qua.

b. Khách quan, theo suy luận, dựa vào thực tế đang có.

c. Chủ quan, theo suy luận, dựa theo kinh nghiệm đã qua.

d. Khách quan, theo cảm tính, dựa vào thực tế đang có.

13.  Trong các vùng văn hoá Việt Nam, vùng nào là cái nôi hình thành nên nền văn hoá người Việt hiện nay?

a. Đông Bắc giáp Trung Hoa.               b. Châu thổ Bắc bộ sông Hồng.

c. Duyên hải Trung bộ.                          d. Nam bộ với châu thổ sông Đồng Nai và Cửu Long.

14.  Tại sao phải lưu tâm đến cấu trúc tâm lý xã hội của người VN trong việc sống đạo và truyền đạo?

a. Trong mọi hoạt động văn hoá, xã hội, tôn giáo… người Việt Nam vừa là chủ thể vừa là đối tượng nên cần hiểu rõ cấu trúc này ta mới có thể thành công trong việc sống đạo và truyền đạo.

b. Nhiều số liệu đang báo động cho ta thấy một sự trì trệ trong việc sống đạo và thiếu hiệu quả trong việc truyền đạo do không để ý đến cấu trúc này.

c. Khoa tâm lý-xã hội và mầu nhiệm nhập thể cho ta hiểu rằng: cấu trúc tâm lý xã hội này được hình thành từ sự an bài của Thiên Chúa, qua những thăng trầm trong lịch sử nên ta cần phải khám phá để nhận ra nó và hoàn thiện nó.

d. Tất cả các lý do trên.

15.  Người Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn thống trị của các đế chế Trung Hoa suốt 11 thế kỷ. Về mặt cá nhân, đặc tính nào là hậu quả của giai đoạn này?

a. Nhút nhát, sợ sệt, không dám bày tỏ ý kiến thật của mình.

b. Giấu diếm tình cảm chống đối, tiêu cực bằng cử chỉ hoà hoãn thân thiện bên ngoài.

c. Nghi ngờ, thiếu tin tưởng và ít cộng tác với người khác.

d. Tất cả các đặc tính trên đây.

16.  Về mặt gia đình, xã hội, những thế kỷ sống dưới ách thống trị của người Trung Hoa đã gây nên các hậu quả tai hại nào cho người Việt?

a. Thiếu sự cởi mở, tin tưởng và đoàn kết do chính sách chia để trị của đế quốc.

b. Thiếu sự tôn trọng của chung, tham nhũng, lãng phí vì quan niệm tài sản quốc gia là của quân thù.

c. Thiếu tinh thần làm việc vì công ích, chỉ làm việc nửa chừng do quan niệm bất hợp tác với quân thù.

d. Tất cả các điểm trên đây.

17.  Trong giai đoạn độc lập và thống nhất đất nước dưới chế độ quân chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, những đặc điểm nào hình thành trong cấu trúc tâm lý xã hội người Việt đáng lưu ý?

a. Biết đoàn kết tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù.

b. Gắn bó với tổ tiên, dòng họ quá mức khiến có thể khép kín với đồng bào, bao che người thân đến độ “một người làm quan cả họ được nhờ”.

c. Gắn bó với xóm làng quá mức, thiếu giao tiếp nên dễ cục bộ, hẹp hòi: “phép vua thua lệ làng”.

d. Tất cả các điểm trên đây.

18.  Cách học từ chương và chế độ thi cử của Nho giáo dưới các thời quân chủ phong kiến đã gây nên hậu quả nào tai hại nhất?

a. Tin tưởng mù quáng cho vua là thiên tử nắm trọn quyền sinh sát trong tay.

b. Cách học thuộc lòng, nhai đi nhai lại các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh của Trung Hoa trói buộc sáng kiến, suy tư và óc khai phá của người Việt.

c. Các bài văn thơ trong kỳ thi cử với những kiểu cách văn chương cóp nhặt, với những hạn chế về từ ngữ làm thui chột tinh thần sáng tạo và không phát huy được tài năng thật sự.

d. Cách học đó kiềm hãm sự phát triển văn hoá cho quảng đại quần chúng.

19.  Tại sao văn hoá Kitô giáo lại bị chống đối mạnh mẽ ở Việt Nam vào thế kỷ XIX như thế?

a. Do trùng hợp với thời điểm các đế quốc thực dân đi chiếm thuộc địa.

b. Do sự khác biệt về giáo thuyết so với Tam giáo Đông Phương nên bị các sĩ phu tẩy chay.

c. Do việc Kitô giáo chống đối các nghi thức tôn giáo mà dân chúng thường làm như cúng giỗ cho người chết, cưới xin tính tuổi, tính ngày, làm nhà tính tháng, tính năm…

d. Tất cả các lý do trên.

20.  Tại sao văn hoá kỹ thuật Tây Phương lại tác động mạnh mẽ đến tâm thức người Việt như hiện nay?

a. Do đời sống thực tế cần đến vật chất, khoa học kỹ thuật.

b. Do trình độ học thức của người dân Việt được nâng cao.

c. Do các phương tiện thông tin như sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, internet phổ biến nền văn hoá này.

d. Tất cả các nguyên nhân trên.

21. Ai là tác nhân chính trong việc đưa đức tin Kitô giáo hội nhập văn hoá vào châu Á?

a. Chúa Thánh Thần (Giáo hội tại châu Á, số 21).                b. Giáo hội Công giáo.

c. Các người hoạt động văn hoá Công giáo.                           d. Tất cả các Kitô hữu.

22. Các thừa sai dòng nào đã đón nhận các giá trị Công giáo và đưa vào xã hội Việt Nam trong thế kỷ XVI-XVII?

a. Dòng Phanxicô.          b. Dòng Đa Minh gốc Philippines.

c. Dòng Tên.                    d. Hội Thừa sai Paris.

23. Việc cấm các nghi lễ tôn kính tổ tiên ở Trung Hoa và Việt Nam của Toà Thánh thời đó đã dẫn đến các hậu quả tai hại nào?

a. Kitô giáo bị coi là tôn giáo của người phương Tây.

b. Các vua quan có cớ để bách hại vì cho rằng Công giáo là một thứ đạo bỏ ông bà tổ tiên.

c. Dân chúng quay lưng lại với Kitô giáo và việc truyền giáo không có kết quả.

d. Tất cả các hậu quả trên đây.

24. Muốn hội nhập văn hoá cho có kết quả, ta cần phải làm gì?

a. Tìm hiểu kỹ lưỡng bản sắc văn hoá Việt Nam để tìm ra những giá trị cơ bản trong cách ăn uống, sinh hoạt, nói năng của người Việt.

b. Chọn lựa những giá trị tốt đẹp hơn và loại trừ những yếu tố không đẹp theo ánh sáng của Tin Mừng.

c. Phổ biến các giá trị đó trong cộng đồng tín hữu và ngoài xã hội, qua các lễ hội dân gian.

d. Tất cả các công việc trên đây.

25.     Dân tộc Việt Nam hiện nay gồm 54 dân tộc. Những nét khác biệt của mỗi dân tộc sẽ vượt qua bằng tác động nào?

a. Tác động của Đức Giêsu biến đổi mọi người thành thân thể nhiệm mầu của Người.

b. Chúa Thánh Thần sẽ quy tụ mọi ngôn ngữ khác biệt.

c. Nhờ tác động của Đức Giêsu và Chúa Thánh Thần.

d. Không thể vượt qua các khác biệt đó.

26. Chữ Quốc ngữ được hình thành bởi ai và trong giai đoạn nào?

a. Alexandre de Rhodes, năm 1620-1651.

b. Do các thừa sai Dòng Tên, năm 1620-1659.

c. Do các thừa sai Dòng Tên với sự cộng tác âm thầm của nhiều người Việt, năm 1620-1659.

d. Không câu trả lời nào đúng cả.

27. Tại sao không thể quy kết là người Công giáo phản bội dân tộc, “Cõng rắn cắn gà nhà”, khi có một vài giáo sĩ và giáo dân Công giáo liên lạc với chính quyền Pháp để xin can thiệp cứu hàng trăm ngàn người tín hữu bị bách hại?

a. Tập thể người Công giáo đã luôn chấp nhận những thiệt thòi, mất mát và cả cái chết để làm chứng cho Đức Giêsu, dù họ có thể liên kết với nhau để chống lại triều đình Việt Nam lúc đó thiển cận và dân chúng lạc hậu trước ý đồ muốn xâm lăng của phương Tây.

b. Người Công giáo thời 1820-1885 bị bách hại dã man là do một số lý do lịch sử: sự tranh chấp vương quyền, chữ Quốc ngữ được quần chúng đón nhận gây nên phong trào Văn Thân, cả đời sống sung túc của người Công giáo cũng thúc đẩy những người dân nghèo muốn cướp phá.

c. Đó là nghĩa vụ lương tâm đối với người bị xúc phạm nhân quyền.

d. Tất cả các lý do trên đây.

28. Chủ thể của công cuộc Tân Phúc Âm hoá ở Việt Nam rất dồi dào với giám mục, hơn 5.000 linh mục, 5.000 đại chủng sinh, 30.000 tu sĩ, 60.000 giáo lý viên và 500.000 đoàn viên các đoàn thể Công giáo Tiến hành. Vậy tại sao kết quả truyền giáo lại rất nghèo nàn trong suốt 130 năm qua: tỷ lệ vẫn giữ nguyên 7% dân số Công giáo?

a. Chủ thể cần gặp được Chúa Giêsu vì đức tin là một cuộc gặp gỡ.                  

b. Chủ thể cần gắn bó với Chúa Giêsu để Người chuyển thông cho họ sức mạnh, tình yêu và quyền năng.               

c. Chủ thể cần thở hít được Thần Khí Đức Giêsu để phát huy những ân sủng của Chúa Thánh Thần.                 

d. Các chủ thể ở Việt Nam chưa đạt được các điều kiện trên đây.

29. Đối tượng của công cuộc Tân Phúc Âm hoá là những người nghèo. Vậy họ là ai trong xã hội quanh ta?

a. Họ là 14 triệu người đói khát không kiếm nỗi 1 đô la Mỹ 1 ngày, phải bới moi thùng rác kiếm sống.

b. Họ là 2 triệu phụ nữ phá thai hàng năm, hàng triệu người nghiện rượu bia, phim ảnh xấu, nghiện thuốc lá, ma tuý, bài bạc.

c. Họ là 6,7 triệu người tàn tật thể lý, 14 triệu người tâm thần, hàng triệu người bệnh nan y đủ loại…

d. Họ là tất cả những người trên đây mà ĐGH Phanxicô mời gọi ta “đi ra” những vùng “ngoại vi” của phận người.

30. Đức Giêsu mời gọi chúng ta “ra khơi” để thả lưới bắt cá, nhưng nhiều người lại muốn ngồi yên trên bờ hay đến câu bên mé nước. Lý do nào quan trọng nhất khiến họ làm như thế?

a. Không ý thức về bản chất loan truyền Tin Mừng của Giáo Hội và của người Kitô hữu.

b. Muốn an thân, an toàn, sợ sóng to, gió mạnh, không dám ra khơi.

c. Không hành động theo sự thôi thúc của Chúa Thánh Thần.

d. Không có tình yêu thật sự đối với Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người.

31.  Trong tất cả những lĩnh vực cần Tân Phúc Âm Hoá, lĩnh vực nào khiến người tín hữu Việt Nam ngại ngùng không dám dấn thân và không biết dấn thân như thế nào?

a. Văn hoá.                      b. Kinh tế.                  c. Khoa học kỹ thuật.                       d. Thể dục thể thao.

32.  Khi loan báo Tin Mừng cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, người Việt (gốc Kinh) thường có nguy cơ gì?

a. Dạy rất nhiều bài giáo lý.

b. Tổ chức nhiều lễ nghi phụng tự theo người Kinh.

c. Muốn các dân tộc đó bắt chước theo cách tổ chức, tập tục theo người Kinh (Kinh hoá dân tộc thiểu số).

d. Không nhận ra những giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số để bảo tồn cho họ.

33.  Vị thần mẫu nào sau đây không thuộc về dân tộc Việt Nam?

a. Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Cô Đôi Thượng Ngàn, Mẫu Thoải.        

b. Tứ Vi Thánh Nương, Thiên Y A Na, Po Nagar, Bà Ngũ Hành.

c. Vishnuvapura, Mariamman.

d. Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Động…

34.  Đức Maria là vị thần mẫu đặc biệt cho dân tộc Việt Nam và đã được giới thiệu ngay từ thế kỷ XVII trong Phép Giảng Tám Ngày của Cha Đắc Lộ. Đó là ngày nào?

a. Ngày thứ Năm.                        b. Ngày thứ Sáu.       c. Ngày thứ Bảy.       d. Ngày thứ Hai.

35.  Cuộc can thiệp lạ lùng của Đức Maria để bảo vệ các tín hữu ở Trà Kiệu từ ngày 1/9/1885 đến 21/9/1885 là sự kiện quan trọng của Giáo hội Việt Nam. Đâu là hiệu quả tích cực nhất của biến cố này?

a. Đây là một sự kiện có thật với các chi tiết rõ ràng được đăng lên báo của các cha MEP ngay  năm 1886 nên có giá trị lịch sử lớn.

b. Sự kiện được dân chúng đồn thổi khắp nơi khiến quân Cần Vương và nhóm Văn Thân không dám bách hại tín hữu từ đó.

c. Các tín hữu Công giáo biết đoàn kết để chống đối những kẻ cướp phá, bách hại mình.

d. Cổ vũ lòng tôn kính Đức Mẹ Maria nơi người dân Việt.

36.  Tại sao cần phải công nhận tôn giáo như là hình thức tối thượng của văn hoá?

a. Vì chức năng thẩm mỹ của văn hoá cần đến các tôn giáo chân chính dạy người ta ăn ngay ở lành.

b. Vì tôn giáo có thể ngăn chặn được sự suy thoái về đạo đức, sự suy đồi trong đời sống và nguy cơ huỷ diệt cả dân tộc Việt trong tình trạng hiện nay.

c. Vì luật pháp và các cơ chế xã hội hiện nay không thể ngăn cản những tội ác của con người như nạn tham nhũng, buôn bán hàng độc hại, phá thai, giết người, chiều theo bản năng và lòng tham.

d. Vì tất cả các lý do trên đây.

37.  Muốn nâng cao đạo đức xã hội, chính quyền nên làm gì?

a. Thay đổi những quan niệm sai trái về tôn giáo mà các đảng viên Cộng sản, đoàn viên Đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh được dạy trong nhiều năm qua.

b. Sửa đổi lại những quan niệm sai trái về tôn giáo trong các sách giáo khoa và các hệ thống truyền thông xã hội, để có những nhận định tích cực về các tôn giáo chân chính.

c. Cổ vũ niềm tin vào một Đấng Linh Thiêng là nguồn của mọi hiện hữu và biết rõ lòng con người để thúc đẩy mọi người sống theo lương tâm trong sáng và ngay chính mà người Việt gọi là Trời trong văn hoá dân gian.

d. Nên làm tất cả những điều trên đây.

38.  Lý do nào quan trọng nhất khiến nhiều linh mục Công giáo Việt Nam không giải thích được cho các tín hữu của mình các thắc mắc về tình trạng sống của con người sau khi chết?

a. Tự bằng lòng với những kiến thức cũ về phán xét, thiên đàng, hoả ngục được học trong các đại chủng viện mà không hiểu rằng Công đồng Vaticanô II, sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo, sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo đã giới thiệu những kiến thức hoàn toàn mới mẻ.

b. Các người chịu trách nhiệm giảng dạy trong các đại chủng viện, học viện đã không theo dõi sự tiến bộ của khoa thần học để giới thiệu cho học viên của mình về các vấn đề liên quan.

c. Thiếu sự quan tâm học hỏi và tìm hiểu để trả lời những thắc mắc của người giáo dân về tình trạng những người đã khuất.

d. Thiếu sự đối thoại liên tôn và vội kết án là mê tín, dị đoan những chuyện đáng lẽ phải tìm hiểu sâu xa hơn.

39.  Các cuộc đối thoại liên tôn đem lại những ích lợi nào?

a. Là những cơ hội để các tín hữu đào sâu sự hiểu biết về đức tin của mình, cải thiện các công cụ đối thoại và hợp tác trong việc phát triển nền hoà bình trong cộng đồng xã hội.

b. Giúp con người tìm ra chân lý và thật sự tự do để đón nhận chân lý cho xứng với phẩm giá cao quý của mình.

c. Giúp con người cởi mở trước những quan điểm khác biệt của các tín hữu thuộc các tôn giáo khác.

d. Tất cả các ích lợi trên đây.

40.  Nền văn minh tình yêu xây dựng trên nền tảng Thiên Chúa là tình yêu siêu việt, vĩnh hằng, vô tận theo những nguyên tắc căn bản nào?

a. Lấy tình yêu đó làm nền tảng để xây dựng mọi mối tương quan của con người.

b. Lấy tình yêu là tiêu chuẩn để phán đoán mọi hành động nhân linh.

c. Lấy tình yêu đó là cùng đích cho mọi hành động của con người hướng đến.

 

d. Là tổng hợp các điểm trên đây. 

 

Bạn có thể in bản câu trả lời và thử đánh dấu các câu hỏi sau đây.

*Bạn hãy chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách chọn một trong các câu a, b, c, d.
*Tổng cộng số câu bạn chọn đúng.
*Nếu bạn có số câu đúng trên 30 câu, bạn mới là học trò tốt, chứ chưa phải là học trò giỏi đâu. Đúng ra bạn phải trả lời đúng 40/40. Nếu chưa đạt được, bạn phải tìm hiểu, học hỏi thêm.
* Bạn có thể tìm bảng trả lời ở cuối bài.

 

PHẦN TRẢ LỜI

1.  a   b   c   d              11.  a   b   c   d                        21.  a   b   c   d                        31.  a   b   c   d

2.  a   b   c   d              12.  a   b   c   d                        22.  a   b   c   d                        32.  a   b   c   d

3.  a   b   c   d              13.  a   b   c   d                        23.  a   b   c   d                        33.  a   b   c   d

4.  a   b   c   d              14.  a   b   c   d                        24.  a   b   c   d                        34.  a   b   c   d

5.  a   b   c   d              15.  a   b   c   d                        25.  a   b   c   d                        35.  a   b   c   d

6.  a   b   c   d              16.  a   b   c   d                        26.  a   b   c   d                        36.  a   b   c   d

7.  a   b   c   d              17.  a   b   c   d                        27.  a   b   c   d                        37.  a   b   c   d

8.  a   b   c   d              18.  a   b   c   d                        28.  a   b   c   d                        38.  a   b   c   d

9.  a   b   c   d              19.  a   b   c   d                        29.  a   b   c   d                        39.  a   b   c   d

10.  a   b   c   d            20.  a   b   c   d                        30.  a   b   c   d                        40.  a   b   c   d

 

BÀI TRẢ LỜI PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.  a   b   c   d              11.  a   b   c   d                        21.  a   b   c   d                        31.  a   b   c   d

2.  a   b   c   d              12.  a   b   c   d                        22.  a   b   c   d                        32.  a   b   c   d

3.  a   b   c   d              13.  a   b   c   d                        23.  a   b   c   d                        33.  a   b   c   d

4.  a   b   c   d              14.  a   b   c   d                        24.  a   b   c   d                        34.  a   b   c   d

5.  a   b   c   d              15.  a   b   c   d                        25.  a   b   c   d                        35.  a   b   c   d

6.  a   b   c   d              16.  a   b   c   d                        26.  a   b   c   d                        36.  a   b   c   d

7.  a   b   c   d              17.  a   b   c   d                        27.  a   b   c   d                        37.  a   b   c   d

8.  a   b   c   d              18.  a   b   c   d                        28.  a   b   c   d                        38.  a   b   c   d

9.  a   b   c   d              19.  a   b   c   d                        29.  a   b   c   d                        39.  a   b   c   d

10.  a   b   c   d              20.  a   b   c   d                    30.  a   b   c   d                         40.  a   b   c   d