Bài trắc nghiệm sự hiểu biết về Chúa Giêsu
Chúng tôi giới thiệu với bạn một bài thi Kitô học để tìm ra mức độ bạn hiểu biết về Đức Giêsu Kitô. Bạn thử làm để xem mình biết gì về người yêu và cũng là Chúa của lòng mình nhé.
*Bạn hãy chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách chọn một trong các câu a, b, c, d.
*Tổng cộng số câu bạn chọn đúng.
*Nếu bạn có số câu đúng trên 30 câu, bạn mới là học trò tốt, chứ chưa phải là học trò giỏi đâu. Đúng ra bạn phải trả lời đúng 40/40. Nếu chưa đạt được, bạn phải tìm hiểu, học hỏi thêm.
* Bạn có thể tìm bảng trả lời ở cuối bài.
PHẦN TRẢ LỜI
1. a b c d 11. a b c d 21. a b c d 31. a b c d
2. a b c d 12. a b c d 22. a b c d 32. a b c d
3. a b c d 13. a b c d 23. a b c d 33. a b c d
4. a b c d 14. a b c d 24. a b c d 34. a b c d
5. a b c d 15. a b c d 25. a b c d 35. a b c d
6. a b c d 16. a b c d 26. a b c d 36. a b c d
7. a b c d 17. a b c d 27. a b c d 37. a b c d
8. a b c d 18. a b c d 28. a b c d 38. a b c d
9. a b c d 19. a b c d 29. a b c d 39. a b c d
Bài giải đáp
1. Đức Giêsu là người Thầy dạy ta bài học nào quan trọng nhất?
a. Bài học về Nước Trời với nhiều dụ ngôn.
b. Bài học về Chúa Cha là nguồn mọi hiện hữu đã yêu thương muôn loài.
c. Bài học về tình yêu của Thiên Chúa một cách cụ thể và thiết thực: yêu cho đến cùng như Người.
d. Bài học về lòng tin mạnh mẽ.
2. Thái độ nào cần có nhất đối với Thầy Giêsu?
a. Tin tưởng tuyệt đối để lắng nghe và hành động theo sự dạy bảo của Thầy.
b. Tự mình cố gắng học hành chứ không ỷ lại nhờ cậy người khác.
c. Hiền lành và khiêm tốn để hoà hợp và cộng tác với mọi người.
d. Can đảm và quảng đại bước theo Thầy để cộng tác trong chương trình cứu độ.
3. Đạo Công giáo khác với các tôn giáo khác ở điểm nào theo thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II?
a. Các tôn giáo khác giống như con đường một chiều từ con người vươn lên tới Thiên Chúa, còn đạo Công giáo như con đường hai chiều: chiều xuống từ Thiên Chúa đến với con người, chiều lên từ con người vươn tới Thiên Chúa.
b. Đạo Công giáo tôn thờ Thiên Chúa, các đạo khác thì không.
c. Đạo Công giáo không cho phép tín hữu ly dị, còn các đạo khác cho phép.
d. Đạo Công giáo dạy Thiên Chúa là người cha yêu thương, còn các đạo khác coi Thiên Chúa như thần linh cao cả, đáng sợ.
4. Tại sao nhiều người ngày nay mất niềm tin vào các tôn giáo truyền thống và đi theo những tôn giáo mới?
a. Do ảnh hưởng của nền khoa học thực dụng, khuynh hướng hưởng thụ.
b. Do ảnh hưởng của ý thức hệ duy nghiệm, duy thực nên họ cho những giáo lý cũ là xa vời, ảo tưởng, mê tín.
c. Do quá quan tâm đến các vấn đề xã hội, muốn tranh đấu để giải phóng con người.
d. Vì tất cả các lý do trên đây.
5. Con đường của Giáo hội Công giáo và cũng là con đường của Thiên Chúa là gì?
a. Sự thật và sự sống.
b. Con người.
c. Hội Thánh của Đức Giêsu Kitô.
d. Giáo Hội ở trần thế.
6. Vì Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người trở thành Đức Giêsu, nên con đường của Thiên Chúa bây giờ là gì?
a. Đức Giêsu là con đường sự thật và sự sống.
b. Mỗi con người.
c. Giáo Hội của Chúa Kitô.
d. Là tất cả các yếu tố trên đây.
7. Khi Giáo hội Công giáo quay lưng với con người, quy mọi sự cho Chúa, làm mọi việc để tôn vinh Chúa, thì con người cũng quay lưng với Giáo Hội. Sai lầm nghiêm trọng này bắt nguồn từ đâu là rõ ràng nhất?
a. Từ những người lãnh đạo Giáo Hội không suy niệm đủ về Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa làm người và mầu nhiệm nhập thể cứu độ.
b. Từ những nhà thần học nặng đầu óc suy tư về lý thuyết mà bỏ quên thực tại con người và xã hội.
c. Từ những Kitô hữu là chúng ta tập trung vào các lễ nghi phụng tự, mà quên con người cụ thể ta đang sống với.
d. Từ những linh mục, tu sĩ, các hội đoàn công giáo quá chú trọng đến hình thức kinh nguyện, giáo lý, tu đức, Kinh Thánh… và bỏ quên những thực tế của đời sống.
8. Việc hiểu sai về sự thật đã dẫn Giáo hội Công giáo đến những hậu quả nào tai hại nhất?
a. Nhiều giáo sĩ, tu sĩ chỉ biết khoa học đạo và xem thường các khoa học tự nhiên, xã hội.
b. Ít quan tâm đến những vấn đề thiết thực của con người và xã hội, tập trung vào nghi lễ, bí tích, giáo lý.
c. Không nhận ra Đức Giêsu Kitô là sự thật toàn diện. Người đến giải phóng muôn loài.
d. Không nhận ra Thiên Chúa là nguồn của chân thiện mỹ.
9. Khi nhận ra Đức Giêsu Kitô là sự thật tuyệt đối, chúng ta sẽ đón nhận được những hiệu quả nào quan trọng nhất?
a. Vượt qua những bất đồng, xung đột vì những ý thức hệ.
b. Nhận được ơn giải thoát của Người.
c. Biết nghĩ thật, nói thật, làm thật, sống thật theo gương Đức Giêsu.
d. Biết mở rộng tâm hồn để đón nhận Thần Khí Sự Thật mà Đức Giêsu ban.
10. Trong các bậc sống khác nhau, bậc nào cao quý hơn cả?
a. Sự sống của loài thực vật, động vật.
b. Sự sống của loài người có thể xác và tinh thần.
c. Sự sống của các thiên thần.
d. Sự sống của Thiên Chúa.
11. Đức Giêsu đã chứng minh Người là sự sống thần linh qua bằng chứng nào cao cả nhất?
a. Qua các phép lạ làm cho người chết sống lại.
b. Qua việc làm cho cây vả đang sống héo khô.
c. Qua việc hoá bánh cá ra nhiều cho cả ngàn người đói được ăn no.
d. Qua việc tự nguyện chịu chết và sống lại.
12. Con đường thần hoá con người của Đức Giêsu được chứng tỏ qua hành động nào tiêu biểu nhất?
a. Đức Giêsu cho các tông đồ và môn đệ được chia sẻ quyền năng Thiên Chúa bằng các phép lạ chữa lành và cho kẻ chết sống lại.
b. Đức Giêsu thổi hơi ban Thánh Thần và quyền năng tha tội cho các tông đồ và môn đệ.
c. Đức Giêsu lên trời và hứa ở cùng môn đệ cho đến tận thế.
d. Đức Giêsu hứa ban quyền xét xử muôn dân cho các môn đệ.
13. Trong nhiều thế kỷ, người tín hữu Kitô hiểu chưa đúng về Phúc Âm, hay Tin Mừng. Cách hiểu nào là tệ hại nhất?
a. Tin Mừng là cuốn sách ghi những lời dạy của Đức Giêsu.
b. Tin Mừng là tập hợp các lời giáo huấn, là những bài giáo lý, là hệ thống các điều khoản đức tin và giới răn đạo đức.
c. Tin Mừng là Lời Chúa.
d. Tin Mừng là một chương trình chính trị của một số đảng theo Kitô giáo.
14. Sự thiếu hiểu biết về Đức Giêsu Kitô bắt nguồn từ nguyên nhân nào tệ hại nhất?
a. Nhiều vị lãnh đạo cố gắng diễn giải về Đức Giêsu, nhưng do ngôn ngữ bị giới hạn, nhiều hiểu lầm xung đột đã xảy ra.
b. Nhiều công đồng được tổ chức để trình bày sự thật về Đức Giêsu, nhưng do sự can thiệp của các vua chúa cầm quyền, nên đã có những chia rẽ sâu sắc về quan điểm thần học, nhất là trong các dòng tu của Giáo Hội.
c. Do tâm lý tránh né vấn đề, nên người ta ngại ngùng tìm hiểu về Đức Giêsu trong suốt 15 thế kỷ.
d. Do thiếu phương pháp học đúng đắn nên môn Kitô học không phát triển được.
15. Tại sao phương pháp dùng trong Kitô học cần phải thay đổi?
a. Vì Đức Giêsu không phải chỉ là Thiên Chúa.
b. Vì Đức Giêsu còn là một con người thật với thân xác gồm những yếu tố vật chất.
c. Vì Đức Giêsu còn là một con người lịch sử sống trong xã hội Do Thái trong một thời gian và không gian rõ rệt.
d. Vì tất cả những yếu tố trên đây.
16. Phương pháp nào thích hợp nhất cho Kitô học hiện đại?
a. Phương pháp minh chứng bằng thần học, bằng Thánh Kinh, Thánh Truyền, Giáo huấn Giáo Hội và suy tư thần học.
b. Phương pháp minh chứng bằng khoa học tự nhiên vì thể xác Đức Giêsu cũng có cấu trúc vật chất.
c. Phương pháp minh chứng bằng khoa học xã hội nhân văn vì Đức Giêsu sống trong xã hội Do Thái với nền văn hoá đặc thù cách đây 2000 năm.
d. Muốn hiểu thật sự về Đức Giêsu, ta phải tổng hợp tất cả các khoa học và phương pháp trên đây.
17. Muốn có được xác tín trọn vẹn vào Đức Giêsu Kitô, ta cần phải làm gì trước hết?
a. Gặp gỡ Đức Giêsu để kết hợp với Người và thở được Thần Khí của Người.
b. Loại bỏ những nghi ngờ và giải đáp được những thắc mắc về lời dạy khó nghe của Chúa Giêsu.
c. Giải đáp một số nghi vấn về các phép lạ của Chúa Giêsu.
d. Giải đáp được những nghi ngại về cái chết và những lần hiện ra của Đấng Phục Sinh.
18. Trong kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa, yếu tố nào chiếm vị trí độc nhất?
a. Cứu độ. b. Tình yêu. c. Hạnh phúc. d. Niềm vui.
19. Thiên Chúa là tình yêu vĩnh hằng, tuyệt đối, vô tận, vô biên. Vậy Đức Giêsu là gì trong kế hoạch tổng thể này?
a. Là tình yêu cụ thể của Thiên Chúa dành cho muôn loài.
b. Là tình yêu cho đi của Thiên Chúa khi ban tặng ân sủng cho tất cả.
c. Là tình yêu cứu độ khi chữa lành con người và vạn vật khỏi hậu quả của tội lỗi.
d. Là tình yêu nâng cao khi cho con người được thông phần bản tính Thiên Chúa.
20. Trong lịch sử dân tộc Do Thái và Thánh Kinh Cựu Ước, hình ảnh nào của Đấng Mêsia được trông đợi hơn cả?
a. Tiên tri, đầy tớ Giave đến nói lời Chúa.
b. Vua đến để thiết lập nước Thiên Chúa.
c. Tư tế để dâng tế lễ cho Thiên Chúa.
d. Con người, ngự bên hữu Thiên Chúa đến để thiết lập cộng đoàn thánh nhân.
21. Trong Kitô học người ta thường phân biệt Đức Giêsu lịch sử khác với Đức Giêsu của lòng tin. Bạn nghĩ gì về điều này?
a. Đây là hai đối tượng nghiên cứu khác biệt nhau.
b. Đây là hai lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt.
c. Đây là hai đối tượng cần nghiên cứu tổng hợp, vì “Đức Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn là một”. Người là Ngôi Lời Thiên Chúa làm người.
d. Không có ý kiến.
22. Những điều mới mẻ về Đức Giêsu Kitô được trình bày ở đâu?
a. Các văn kiện của Công đồng Vaticanô II.
b. Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo.
c. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo.
d. Tất cả các sách trên đây.
23. Tại sao các linh mục, tu sĩ, tín hữu ở Việt Nam chưa biết hoặc chưa quan tâm đến những điều mới mẻ của Kitô học?
a. Vì thiếu được phổ biến khi đào tạo trong các chủng viện và học viện.
b. Vì thói quen giữ đạo nặng tính nghi lễ của tín hữu Việt Nam.
c. Vì thói quen học từ chương của những người thụ huấn ở Việt Nam.
d. Vì tất cả các nguyên nhân trên đây.
24. Bối cảnh của việc Tân Phúc Âm hoá cũng là bối cảnh của Kitô học đã thay đổi nhiều. Đâu là điểm chính yếu mà người tín hữu phải làm trước những thay đổi này?
a. Phải nhận thức đầy đủ về những thay đổi đó.
b. Phải tích cực hành động để tìm hiểu về Đức Giêsu và giới thiệu Người cho thế giới.
c. Phải cầu nguyện, hy sinh thật nhiều để xin Chúa can thiệp.
d. Phải tôn trọng và lắng nghe lời dạy dỗ của huấn quyền địa phương.
25. Nguyên nhân lịch sử nào đã làm Kitô học là môn học yếu kém trong khi đáng lý phải là môn học chính yếu của Kitô giáo?
a. Trong 5 thế kỷ đầu, nhiều công đồng chung cũng như riêng được mở ra để làm sáng tỏ sự thật về Đức Kitô.
b. Từ thế kỷ V, sau Công đồng Calcedonia năm 451, để tránh xung đột, Giáo Hội yêu cầu các vị lãnh đạo, các nhà thần học đừng đưa ra những điều mới mẻ có thể gây tranh cãi về Chúa Giêsu.
c. Những quan điểm khác biệt về Kitô học của các dòng tu trong dòng lịch sử suy tư thần học.
d. Sự im lặng đáng sợ kéo dài trong suốt 15 thế kỷ vừa qua do tâm lý né tránh vấn đề của tín hữu, đặc biệt của các cấp lãnh đạo cộng đồng.
26. Ai đã đáp ứng yêu cầu của hơn 1.000 giám mục chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới năm 1998 đề nghị đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II yêu cầu biên soạn một giáo trình cơ bản về Kitô học?
a. ĐGH Gioan Phaolô II.
b. ĐGH Bênêđictô XVI.
c. ĐGH Phanxicô.
d. Không có ai.
27. Tác phẩm Đức Giêsu thành Nazareth gồm 3 tập của ĐGH Bênêđictô XVI xuất bản từ năm 2009-2013 là một công trình khảo cứu quan trọng và khá đầy đủ về Kitô học. Nhưng tác phẩm này chưa được phổ biến sâu rộng và chưa ảnh hưởng đến cộng đồng tín hữu. Vì sao?
a. Vì những biến cố quan trọng liên tục xảy ra trong Giáo Hội nên không được chú ý.
b. Vì những thông điệp, tông thư, tông sắc của các vị giáo hoàng được công bố liên tục nên không có giờ học hỏi.
c. Vì không được cập nhật để đào tạo cho linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo dân qua các phương tiện truyền thông.
d. Vì tất cả các nguyên nhân trên đây.
28. Muốn có được niềm xác tín trọn vẹn vào Chúa Giêsu Kitô, điều cần thiết nhất là gì?
a. Giữ một đời sống đạo đức, ổn định với những giờ kinh, giờ lễ, việc ăn chay, bác ái.
b. Học hỏi chuyên cần Thánh Kinh.
c. Loại bỏ những nghi ngờ và giải đáp được những thắc mắc, vấn nạn về lời dạy, việc làm và cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu mà người ta đặt ra cho người tín hữu.
d. Chỉ cần yêu mến Chúa Giêsu là đủ.
29. Khi gặp những lời dạy của Chúa Giêsu có những chi tiết khác nhau, người tín hữu nên hiểu như thế nào? (thí dụ: “vác thập giá mình hằng ngày” của thánh sử Luca so với “vác thập giá mình” của thánh Matthêu và Marcô)
a. Tất cả đều là lời dạy của Chúa Giêsu được các thánh sử ghi nhận trong những trường hợp khác nhau.
b. Chỉ tin vào lời dạy được ghi sớm nhất là Tin Mừng theo thánh Marcô.
c. Chỉ tin vào lời dạy được nhiều thánh sử cùng ghi lại.
d. Không tin vào lời nào cả nhưng chọn theo ý của mình.
30. Trong phép lạ làm cho con gái ông Trưởng Hội đường Giairô sống lại, có sự khác biệt quan trọng là “cô bé đã chết hoặc chư chết” giữa các sách Tin Mừng thánh Mt, Mc và Lc. Phải giải thích về sự khác biệt này như thế nào?
a. Do mỗi thánh sử viết Tin Mừng theo một ý hướng thần học riêng tư.
b. Các thánh sử không phải là những phóng viên tường thuật tại chỗ, nhưng chỉ muốn diễn tả điểm chính yếu là Chúa Giêsu làm cho người chết sống lại, không quan tâm đến chi tiết.
c. Chúa Giêsu làm nhiều phép lạ cho người chết sống lại, nên các thánh sử chọn để kể lại. Ở đây có sự trùng tên Giairô và một vài chi tiết nên người ta tưởng lầm là các thánh sử kể về cùng một phép lạ.
d. Chưa có câu trả lời xác đáng.
31. Nhờ nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc Do Thái, nên vào cuối thế kỷ XX, người ta mới biết tập tục an táng và xức dầu cho người chết trong 3 ngày. Điều này gợi ý cho ta điểm nào quan trọng nhất trong việc giải thích Thánh Kinh?
a. Không nên tự mình giải thích theo ý nghĩa đạo đức hay học thuyết nào.
b. Ngoài việc lắng nghe lời giải thích chính thức của Giáo Hội, cần phải nghiên cứu nhiều ngành khoa học khác để tìm được lời giải thích xác đáng.
c. Chỉ giải thích theo sự soi sáng cá nhân của Chúa Thánh Thần.
d. Phải học hỏi nhiều để giải thích đúng.
32. Trong các lần hiện ra của Đấng Phục Sinh vào buổi sáng Chúa Nhật ngày 9/4/30, có sự kiện nào đã bị hiểu lầm khiến người ta chối bỏ toàn bộ các lần hiện ra?
a. Cuộc hiện ra với hai môn đệ đi Emmaus với con số 60 dặm.
b. Cuộc hiện ra với các phụ nữ: số tên không thống nhất giữa các bản văn.
c. Hiện ra ở nhà Tiệc Ly vào buổi chiều.
d. Hiện ra với Phêrô không biết vào lúc nào.
33. Làm sao Thiên Chúa bất tử lại có thể chết được trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu?
a. Vì Thiên Chúa quá yêu thế gian.
b. Vì Thiên Chúa muốn làm gì cũng được.
c. Vì Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhận lấy thân xác giống chúng ta để có thể chết như ta.
d. Vì đó là một mầu nhiệm không thể giải thích.
34. Ngôi mộ trống mang ý nghĩa nào quan trọng nhất?
a. Người đã đi đến tận cùng của cái chết.
b. Người được mai táng thật sự chờ thân xác thối rữa, hư nát.
c. Người đã thật sự chết, được tẩm liệm và mai táng như một con người.
d. Người chết như một con người, như Đấng Mêsia và như Ngôi Lời Thiên Chúa.
35. Các cuộc hiện ra của Đức Giêsu Phục Sinh nhằm mục đích nào?
a. Chứng tỏ Người đã chiến thắng sự chết.
b. Chứng tỏ sự hiện diện sống động của Đấng Phục Sinh giữa tín hữu.
c. Chứng tỏ tình yêu cứu độ của Thiên Chúa để chia sẻ cho tín hữu sự sống kỳ diệu của Người và để tín hữu làm chứng cho Đấng Phục Sinh.
d. Tất cả các điểm trên đây.
36. Trong 14 lần hiện ra của Đấng Phục Sinh, có một lần duy nhất không được Thánh Kinh ghi nhận nhưng được Thánh Truyền xác nhận qua các giáo phụ. Lần hiện ra này thực hiện với ai?
a. Hiện ra với Mẹ Maria.
b. Hiện ra với Maria Magdala.
c. Hiện ra với Giacôbê.
d. Hiện ra với tất cả các tông đồ.
37. Trong sách Hạnh các Thánh có kể việc Chúa Giêsu hiện ra với nhiều thánh nhân, các lần hiện ra này được tính vào các lần hiện ra nào của Đấng Phục Sinh để nuôi niềm hy vọng cho tất cả các tín hữu trong suốt dòng lịch sử?
a. Hiện ra với hơn 500 môn đệ cùng một lúc (x. 1Cr 15,6).
b. Hiện ra với tất cả các tông đồ (x. 1Cr 15,7).
c. Hiện ra với các môn đệ trên núi (x. Mt 28,16-20).
d. Hiện ra với 2 môn đệ đi Emmaus (x. Lc 24,13-35).
38. Xây dựng Nước Trời là gì?
a. Là đem Chúa Giêsu vào đời sống cho người ta tin vào Người.
b. Là đem sách Tin Mừng của Chúa Giêsu cho người khác để họ đọc biết về Người.
c. Là xây dựng các nhà thờ, nhà xứ, nhà học giáo lý, lớp học tình thương cho đạo Công giáo phát triển bền vững.
d. Là đem các yếu tố của Nước Trời, “Nước của sự thật và sự sống, của sự thánh thiện và ân sủng, của công lý, bình an và tình yêu” vào đời sống của muôn loài còn bất toàn, bất an, bất công, đói khổ, thù hận, tội luỵ ở trần gian.
39. Phải làm thế nào để xây dựng Nước Trời cho có hiệu quả thiết thực và bền vững?
a. Phải học hành cho thật xuất sắc.
b. Phải thật giàu có và đầy đủ phương tiện vật chất, tinh thần để cứu giúp xã hội.
c. Phải kết hợp mật thiết với Đức Giêsu để Người chuyển thông cho ta sự sống thần linh, quyền năng và phải kết hợp với Chúa Thánh Thần để nhận các ân sủng rồi chia sẻ cho người khác.
d. Phải cầu nguyện, tham gia các công tác bác ái từ thiện và tham dự các bí tích.
40. Tại sao người ta lại coi thường việc thở Thần Khí?
a. Vì họ không ý thức tầm quan trọng của Thần Khí đối với sự sống thần linh.
b. Vì họ không biết phải tập thở như thế nào.
c. Vì họ chưa cảm nhận được sự sống kỳ diệu của Chúa Thánh Thần nơi mình.
d. Vì họ quá chú tâm đến đời sống vật chất để lo cơm áo gạo tiền.