Cầu cho quyền tự do sống đạo của các Kitô hữu và tín hữu các tôn giáo thiểu số tại Á châu
Trong tháng giêng năm 2018, ĐTC mời gọi chúng ta hiệp ý với các anh chị em Công giáo toàn thế giới cầu xin cho các Kitô hữu Á châu và các tín hữu các tôn giáo thiểu số khác có thể tự do sống niềm tin của họ.
Cầu cho quyền tự do sống đạo của các Kitô hữu và tín hữu các tôn giáo thiểu số tại Á châu
Trong tháng giêng năm 2018, ĐTC mời gọi chúng ta hiệp ý với các anh chị em Công giáo toàn thế giới cầu xin cho các Kitô hữu Á châu và các tín hữu các tôn giáo thiểu số khác có thể tự do sống niềm tin của họ.
Hiện nay trên thế giới, Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất với 2,5 tỷ tín hữu, trong đó Công giáo chiếm gần 1,3 tỷ, Tin Lành 500 triệu, Tin Lành pentecostal 470 triệu, Chính thống 240 triệu số còn lại thuộc các cộng đoàn Kitô khác. Đứng hàng thứ hai là Hồi giáo với 1,5 tỷ tín hữu.
Tại Châu Mỹ Latinh, số tín hữu công giáo chiếm 63,7%, tại Âu châu 39,9%, tại Đại Dương châu 26,4%, tại Phi châu 19,4% và tại Á châu 3,2%. Trong năm 2017, số tín hữu Công giáo được 1 tỷ 285 triệu tức chiếm 17,7% tổng số dân trên thế giới. Tuy nhiên, tại nhiều nước Á châu, Kitô hữu vẫn luôn luôn là thiểu số. Tại Nhật Bản, Giáo hội Công giáo được khoảng 650.000 tín hữu trên hơn 120 triệu dân. Tại Thái Lan, tín hữu Công giáo được khoảng 380.000 trên tổng số 60 triệu dân. Tại Indonesia, tín hữu Công giáo được 8 triệu trên tổng số 230 triệu dân. Tại Việt Nam, số tín hữu Công giáo được gần 8 triệu trên tổng số hơn 95 triệu dân. Tại Philippines, Giáo hội Công giáo có 68 triệu trên tổng số 82 triệu dân. Tại Campuchia, Giáo hội Công giáo chỉ có hơn 22.000 tín hữu trên tổng số 16,5 triệu dân. Tại Lào, chỉ có hơn 42.000 tín hữu Công giáo trên hơn 7 triệu dân. Tại Trung Quốc, số Kitô hữu được khoảng 33 triệu trên tổng số 1,3 tỷ dân. Nghĩa là nói chung tại Á châu Kitô hữu vẫn luôn luôn là thiểu số.
Điển hình như tại hai nước Myanmar và Bangladesh, mới được ĐTC Phanxicô viếng thăm cuối tháng 11 đầu tháng 12 vừa qua, Kitô giáo đã được rao truyền tại Myanmar cách đây 500 năm, nhưng hiện chỉ chiếm 4% tổng số dân, bao gồm người Kachin, Chin và Karen. Khoảng 3 phần 4Kkitô hữu theo Tin Lành, đặc biệt là Tin Lành Baptist. Giáo hội Công giáo có khoảng 450.000 tín hữu, tức chiếm hơn 1%. Người Hồi Rohingya bị bách hại gắt gao khiến cho hơn 600.000 người phải sang lánh nạn tại Bangladesh.
Tại Bangladesh là quốc gia có hơn 190 triệu dân, đại đa số theo Hồi giáo, chỉ có 0,6% theo Kitô giáo đa số theo Công giáo, tức khoảng 300.000 tín hữu, và 0,1% theo các tôn giáo khác, trong đó có đạo thờ vật linh. Tuy hiến pháp khẳng định quyền tự do tôn giáo, mỗi công dân được tự do lựa chọn và thực hành niềm tin của mình, nhưng trên thực tế các cộng đoàn tôn giáo thiểu số khác như Kitô, Phật giáo và Hồi giáo ahmadiyya vẫn bị ít nhiều kỳ thị. Kitô giáo và các tôn giáo thiểu sổ bị kỳ thị tại nhiều nước có đa số dân theo Hồi giáo, cũng như trong các quốc gia có chế độ cộng sản vô thần như Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam. Và ngày nay Kitô giáo là tôn giáo bị bách hại gắt gao nhất, vì hằng ngày có tới 200 triệu tín hữu bị bách hại, sách nhiễu và kỳ thị đủ điều. Họ bị các lực lượng Hồi cuồng tín giết và tàn sát.
Trong cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo các tôn giáo khác tại Myanmar, ĐTC nói: “Mỗi tôn giáo có những phong phú, các truyền thống, những điều phong phú để trao tặng. Nhưng điều này chỉ có thể, nếu chúng ta sống an bình với nhau. Và hoà bình được xây dựng trong sự khác biệt, sự hiệp nhất luôn bao hàm sự khác biệt. Một người trong quý vị đã dùng từ “hoà hợp”, đó thực là hoà bình. Chúng ta đang cảm thấy có một xu hướng tiến đến sự đồng nhất và điều này đang đè nặng trên nhân loại. Đó thực là một thứ thực dân văn hoá. Chúng ta phải trải rộng, phổ biến sự phong phú của chúng ta về những khác biệt bộ tộc, tôn giáo, bình dân, từ những khác biệt đó chúng ta có sự đối thoại. Mỗi người coi nhau như anh chị em giúp đỡ nhau xây dựng đất nước này, là một quốc gia xét về địa lý có biết bao phong phú. Chúng ta có một vị cha chung, chúng ta là anh chị em với nhau, chúng ta thảo luận, tranh luận với nhau như anh em, nhưng rồi chúng ta hoà giải với nhau, luôn luôn muốn là anh chị em với nhau, tôi nghĩ đó là hoà bình.”
Ngỏ lời với các giới chức lãnh đạo chính trị, dân sự, kinh tế và văn hoá, ĐTC khẳng định: “Tương lại của Myanmar phải là hoà bình, một nền hoà bình xây dựng trên việc tôn trọng phẩm giá và các quyền lợi của mỗi một thành phần xã hội, trên việc tôn trọng mỗi nhóm chủng tộc và căn tính của nó, trên việc tôn trọng nhà nước pháp quyền và một trật tự dân chủ cho phép mỗi cá nhân và mỗi nhóm – không loại trừ ai – cống hiến phần đóng góp hợp pháp của mình cho công ích… Thật là một dấu chỉ hy vọng lớn lao, khi giới lãnh đạo của các truyền thống tôn giáo khác nhau của quốc gia này đang dấn thân cùng nhau làm việc cho hoà bình, để cứu giúp dân nghèo và giáo dục sống các gia trị tôn giáo và nhân bản đích thực với tinh thần hoà hợp và tôn trọng lẫn nhau. Trong việc tìm kiếm xây dựng một nền văn minh của sự gặp gỡ và liên đới, chúng góp phần vào thiện ích chung, và đặt các nền tảng luân lý cần thiết cho một tương lai hy vọng và thịnh vượng cho các thế hệ sẽ đến.”
Trong buổi gặp gỡ giới lãnh đạo các tôn giáo khác tại Bangladesh, ĐTC nói: “Thật là một dấu chỉ an ủi của thời đại chúng ta, khi các tín hữu và các người thiện chí luôn ngày càng cảm thấy được mời gọi cộng tác vào việc đào tạo một nền văn hoá của sự gặp gỡ, đối thoại và cộng tác để phục vụ gia đình nhân loại. Điều này không chỉ đòi hỏi sự khoan nhượng, mà còn khích lệ giang tay ra cho người khác trong thái độ tin tưởng và thông cảm, để xây dựng sự hiệp nhất bao gồm sự khác biệt, không phải như một đe doạ, nhưng như một nguồn tiềm năng làm giàu cho nhau và giúp nhau lớn lên. Nó khuyến khích chúng ta vun trồng một con tim rộng mở để coi tha nhân như một con đường chứ không phải một chướng ngại…
Việc rộng mở con tim cũng là một con đường dẫn tới việc tìm kiếm lòng tốt, công bằng và liên đới, tìm kiếm thiện ích cho tha nhân… Một tinh thần cởi mở, việc chấp nhận và cộng tác giữa các tín hữu không chỉ góp phần xây dựng một nền văn hoá của sự hoà hợp và hoà bình mà nó là con tim đập nhịp cho nền văn hoá đó. Thế giới cần đến con tim này biết bao nhiêu, con tim đập nhịp mạnh mẽ để chống lại vi rút của sự gian tham hối lộ chính trị, các ý thức hệ tôn giáo tàn phá, cám dỗ nhắm mắt trước các nhu cầu của người nghèo, người tị nạn, của các nhóm thiểu số bị bách hại và của những người dễ bị tổn thương nhất.”
Với các ý tưởng trên đây trong tháng giếng tới này, hiệp ý với ĐTC và các anh chị em Công giáo toàn thế giới, cầu xin cho các Kitô hữu Á châu và các tín hữu các tôn giáo thiểu số khác có thể tự do sống niềm tin của họ.
Hiện nay trên thế giới, Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất với 2,5 tỷ tín hữu, trong đó Công giáo chiếm gần 1,3 tỷ, Tin Lành 500 triệu, Tin Lành pentecostal 470 triệu, Chính thống 240 triệu số còn lại thuộc các cộng đoàn Kitô khác. Đứng hàng thứ hai là Hồi giáo với 1,5 tỷ tín hữu.
Tại Châu Mỹ Latinh, số tín hữu công giáo chiếm 63,7%, tại Âu châu 39,9%, tại Đại Dương châu 26,4%, tại Phi châu 19,4% và tại Á châu 3,2%. Trong năm 2017, số tín hữu Công giáo được 1 tỷ 285 triệu tức chiếm 17,7% tổng số dân trên thế giới. Tuy nhiên, tại nhiều nước Á châu, Kitô hữu vẫn luôn luôn là thiểu số. Tại Nhật Bản, Giáo hội Công giáo được khoảng 650.000 tín hữu trên hơn 120 triệu dân. Tại Thái Lan, tín hữu Công giáo được khoảng 380.000 trên tổng số 60 triệu dân. Tại Indonesia, tín hữu Công giáo được 8 triệu trên tổng số 230 triệu dân. Tại Việt Nam, số tín hữu Công giáo được gần 8 triệu trên tổng số hơn 95 triệu dân. Tại Philippines, Giáo hội Công giáo có 68 triệu trên tổng số 82 triệu dân. Tại Campuchia, Giáo hội Công giáo chỉ có hơn 22.000 tín hữu trên tổng số 16,5 triệu dân. Tại Lào, chỉ có hơn 42.000 tín hữu Công giáo trên hơn 7 triệu dân. Tại Trung Quốc, số Kitô hữu được khoảng 33 triệu trên tổng số 1,3 tỷ dân. Nghĩa là nói chung tại Á châu Kitô hữu vẫn luôn luôn là thiểu số.
Điển hình như tại hai nước Myanmar và Bangladesh, mới được ĐTC Phanxicô viếng thăm cuối tháng 11 đầu tháng 12 vừa qua, Kitô giáo đã được rao truyền tại Myanmar cách đây 500 năm, nhưng hiện chỉ chiếm 4% tổng số dân, bao gồm người Kachin, Chin và Karen. Khoảng 3 phần 4Kkitô hữu theo Tin Lành, đặc biệt là Tin Lành Baptist. Giáo hội Công giáo có khoảng 450.000 tín hữu, tức chiếm hơn 1%. Người Hồi Rohingya bị bách hại gắt gao khiến cho hơn 600.000 người phải sang lánh nạn tại Bangladesh.
Tại Bangladesh là quốc gia có hơn 190 triệu dân, đại đa số theo Hồi giáo, chỉ có 0,6% theo Kitô giáo đa số theo Công giáo, tức khoảng 300.000 tín hữu, và 0,1% theo các tôn giáo khác, trong đó có đạo thờ vật linh. Tuy hiến pháp khẳng định quyền tự do tôn giáo, mỗi công dân được tự do lựa chọn và thực hành niềm tin của mình, nhưng trên thực tế các cộng đoàn tôn giáo thiểu số khác như Kitô, Phật giáo và Hồi giáo ahmadiyya vẫn bị ít nhiều kỳ thị. Kitô giáo và các tôn giáo thiểu sổ bị kỳ thị tại nhiều nước có đa số dân theo Hồi giáo, cũng như trong các quốc gia có chế độ cộng sản vô thần như Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam. Và ngày nay Kitô giáo là tôn giáo bị bách hại gắt gao nhất, vì hằng ngày có tới 200 triệu tín hữu bị bách hại, sách nhiễu và kỳ thị đủ điều. Họ bị các lực lượng Hồi cuồng tín giết và tàn sát.
Trong cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo các tôn giáo khác tại Myanmar, ĐTC nói: “Mỗi tôn giáo có những phong phú, các truyền thống, những điều phong phú để trao tặng. Nhưng điều này chỉ có thể, nếu chúng ta sống an bình với nhau. Và hoà bình được xây dựng trong sự khác biệt, sự hiệp nhất luôn bao hàm sự khác biệt. Một người trong quý vị đã dùng từ “hoà hợp”, đó thực là hoà bình. Chúng ta đang cảm thấy có một xu hướng tiến đến sự đồng nhất và điều này đang đè nặng trên nhân loại. Đó thực là một thứ thực dân văn hoá. Chúng ta phải trải rộng, phổ biến sự phong phú của chúng ta về những khác biệt bộ tộc, tôn giáo, bình dân, từ những khác biệt đó chúng ta có sự đối thoại. Mỗi người coi nhau như anh chị em giúp đỡ nhau xây dựng đất nước này, là một quốc gia xét về địa lý có biết bao phong phú. Chúng ta có một vị cha chung, chúng ta là anh chị em với nhau, chúng ta thảo luận, tranh luận với nhau như anh em, nhưng rồi chúng ta hoà giải với nhau, luôn luôn muốn là anh chị em với nhau, tôi nghĩ đó là hoà bình.”
Ngỏ lời với các giới chức lãnh đạo chính trị, dân sự, kinh tế và văn hoá, ĐTC khẳng định: “Tương lại của Myanmar phải là hoà bình, một nền hoà bình xây dựng trên việc tôn trọng phẩm giá và các quyền lợi của mỗi một thành phần xã hội, trên việc tôn trọng mỗi nhóm chủng tộc và căn tính của nó, trên việc tôn trọng nhà nước pháp quyền và một trật tự dân chủ cho phép mỗi cá nhân và mỗi nhóm – không loại trừ ai – cống hiến phần đóng góp hợp pháp của mình cho công ích… Thật là một dấu chỉ hy vọng lớn lao, khi giới lãnh đạo của các truyền thống tôn giáo khác nhau của quốc gia này đang dấn thân cùng nhau làm việc cho hoà bình, để cứu giúp dân nghèo và giáo dục sống các gia trị tôn giáo và nhân bản đích thực với tinh thần hoà hợp và tôn trọng lẫn nhau. Trong việc tìm kiếm xây dựng một nền văn minh của sự gặp gỡ và liên đới, chúng góp phần vào thiện ích chung, và đặt các nền tảng luân lý cần thiết cho một tương lai hy vọng và thịnh vượng cho các thế hệ sẽ đến.”
Trong buổi gặp gỡ giới lãnh đạo các tôn giáo khác tại Bangladesh, ĐTC nói: “Thật là một dấu chỉ an ủi của thời đại chúng ta, khi các tín hữu và các người thiện chí luôn ngày càng cảm thấy được mời gọi cộng tác vào việc đào tạo một nền văn hoá của sự gặp gỡ, đối thoại và cộng tác để phục vụ gia đình nhân loại. Điều này không chỉ đòi hỏi sự khoan nhượng, mà còn khích lệ giang tay ra cho người khác trong thái độ tin tưởng và thông cảm, để xây dựng sự hiệp nhất bao gồm sự khác biệt, không phải như một đe doạ, nhưng như một nguồn tiềm năng làm giàu cho nhau và giúp nhau lớn lên. Nó khuyến khích chúng ta vun trồng một con tim rộng mở để coi tha nhân như một con đường chứ không phải một chướng ngại…
Việc rộng mở con tim cũng là một con đường dẫn tới việc tìm kiếm lòng tốt, công bằng và liên đới, tìm kiếm thiện ích cho tha nhân… Một tinh thần cởi mở, việc chấp nhận và cộng tác giữa các tín hữu không chỉ góp phần xây dựng một nền văn hoá của sự hoà hợp và hoà bình mà nó là con tim đập nhịp cho nền văn hoá đó. Thế giới cần đến con tim này biết bao nhiêu, con tim đập nhịp mạnh mẽ để chống lại vi rút của sự gian tham hối lộ chính trị, các ý thức hệ tôn giáo tàn phá, cám dỗ nhắm mắt trước các nhu cầu của người nghèo, người tị nạn, của các nhóm thiểu số bị bách hại và của những người dễ bị tổn thương nhất.”
Với các ý tưởng trên đây trong tháng giếng tới này, hiệp ý với ĐTC và các anh chị em Công giáo toàn thế giới, cầu xin cho các Kitô hữu Á châu và các tín hữu các tôn giáo thiểu số khác có thể tự do sống niềm tin của họ.
Linh Tiến Khải