10/01/2025

‘Phù thuỷ’ máy nông cụ: Chỉ cần đưa ý tưởng tôi sẽ thực hiện được

“Chỉ cần đưa ra ý tưởng là tôi sẽ thực hiện được”, đó là lời khẳng định của ông Phạm Văn Hát (45 tuổi, ở thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, H.Tứ Kỳ, Hải Dương), người đã và đang tạo ra những cỗ máy nông cụ đơn giản nhưng cực kỳ tiện lợi.

 

‘Phù thuỷ’ máy nông cụ: Chỉ cần đưa ý tưởng tôi sẽ thực hiện được.

 

“Chỉ cần đưa ra ý tưởng là tôi sẽ thực hiện được”, đó là lời khẳng định của ông Phạm Văn Hát (45 tuổi, ở thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, H.Tứ Kỳ, Hải Dương), người đã và đang tạo ra những cỗ máy nông cụ đơn giản nhưng cực kỳ tiện lợi.



Ông Hát trong một triển lãm máy nông cụ /// Ảnh: T.L

Ông Hát trong một triển lãm máy nông cụẢNH: T.L..

ó hình thù kỳ lạ, trông như một con nhện khổng lồ.
'Phù thủy' máy nông cụ: Chỉ cần đưa ý tưởng tôi sẽ thực hiện được - ảnh 1

[VIDEO] Xem clip để biết ông Hát xuất sắc như thế nào
 

“Nhện” di chuyển trên 2 bánh xe cao quá đầu người và vươn 2 cánh tay sắt dài đến 20 m phì phì phun chất lỏng như sương xuống ruộng. Vài người dân đứng trên bờ chỉ trỏ: “Máy phun thuốc sâu của ông Hát đấy, nhà sáng chế có khác”.
'Phù thủy' máy nông cụ: Chỉ cần đưa ý tưởng tôi sẽ thực hiện được - ảnh 2

Ông Hát được biểu dương.ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP

Ngồi điều khiển trên chiếc máy lênh khênh, ông Hát cho biết: “Một con nhện này có thể thay thế cho 40 lao động/ngày công”. Hai điểm quan trọng nhất của chiếc máy này là bánh xe có đường kính lên đến 2 m để có thể di chuyển trên ngọn lúa và cánh tay dài 20 m điều khiển bằng thủy lực và gắn ống phun thuốc sâu. Sau khi chạy thử thành công, ông Hát điều khiển cho cỗ máy từ ruộng leo lên đường rồi lừ lừ chạy về xưởng. Vài ngày nữa, người đặt máy trong miền Nam sẽ ra lấy chiếc máy trị giá 65 triệu đồng này.
Trong ngôi nhà 3 tầng ngổn ngang máy móc, thiết bị cơ khí của ông Hát, còn có vài người đàn ông dáng vẻ chất phác đang kiên nhẫn đợi “nhà sáng chế” thử máy. “Tôi mới lấy cái máy cày hàng bãi của Nhật nhưng không có lưỡi cày. Giờ mua mới đắt lắm mà chưa chắc dùng được với đồng đất quê mình, ông chế giúp tôi cái lưỡi và cái lồng làm sao đi được cả trên đường bê tông”, ông Nguyễn Văn Bạo (53 tuổi, ở xã Đại Đồng, cùng H.Tứ Kỳ) nói. “Anh đặt cọc trước ít tiền, 1 tuần nữa đánh máy qua thử lưỡi”, ông Hát cam kết.
Cứ thế, lần lượt từng người đưa ý tưởng của mình. Ông Hát nhận hết, nhưng “nhà sáng chế” không ghi chép hay vẽ vời gì ra giấy cả. “Tôi học hết lớp 7 thôi, viết chính tả còn sai chứ nói gì đến đọc bản vẽ. Mọi thứ đều tưởng tượng trong đầu, rồi cưa cắt, lắp đặt, chạy thử cho đạt thì thôi”, ông Hát chia sẻ.
Chế tạo máy vì khổ quá
Nói về khả năng sáng chế của mình, ông Hát cho rằng nó xuất phát từ nhu cầu thực tế. “Cái khó ló cái khôn thôi. Chiếc máy đầu tiên tôi nghĩ ra cũng là vì khổ quá”, ông Hát nhớ lại. Theo đó, năm 2010, ông Hát vỡ nợ 3 tỉ đồng vì làm một dự án rau an toàn thất bại nên phải đi lao động ở Israel để học cách làm nông nghiệp và kiếm tiền trả nợ. Tại một trang trại bên nước bạn, hằng ngày, ông phải cầm cuốc chạy theo một xe kéo phân để rải trên cánh đồng rộng đến cả trăm héc ta. Làm được 3 ngày, thấy quá mệt, ông Hát gọi chủ trang trại đến ra ký hiệu bằng tay, đại ý “cái này không tốt, để tao cải tiến sẽ có hiệu quả bằng 10 lần người làm”.
 
 
'Phù thủy' máy nông cụ: Chỉ cần đưa ý tưởng tôi sẽ thực hiện được - ảnh 5
Tôi đi nước ngoài làm việc có lương cao, điều kiện sống tốt nhưng đó là phục vụ cho đất nước khác, người dân mình chẳng được lợi lộc gì

'Phù thủy' máy nông cụ: Chỉ cần đưa ý tưởng tôi sẽ thực hiện được - ảnh 6
 
Ông Phạm Văn Hát

 

Được ông chủ đồng ý, với vốn cơ khí ít ỏi được học khi… lái công nông ở quê, chỉ trong nửa tháng, ông Hát chế tạo thành công cánh tay rải phân gắn vào xe ô tô. “Tôi chế xong, nghe nói ông chủ bán sáng kiến được nhiều tiền lắm và cho tôi 200 triệu”, ông Hát hào hứng kể. Sau “phi vụ” này, ông Hát được chủ nâng lương gấp 3 lần (từ 1.000 lên 3.000 USD) và yêu cầu chỉ “ăn với chế tạo máy gì mà mình thích”.

Sản phẩm làm nên thương hiệu của ông Hát là robot gieo hạt cũng xuất phát từ lời kêu khó của người anh trai. “Năm 2012, tôi về nước mở xưởng cơ khí. Lúc đó chủ yếu là cải tiến các máy cày, bừa theo nhu cầu của bà con trong tỉnh. Một hôm anh trai tôi (ông Phạm Văn Ka, hiện ở cùng xã) than: “Giờ khó tìm người gieo hạt giống, nếu chế được cái máy gieo hạt tự động thì tốt quá”, ông Hát kể.
Gần 1 năm suy nghĩ, tháo lắp, trăn trở, đầu năm 2013, robot gieo hạt ra đời. Chiếc máy được hoạt động hoàn toàn bằng cơ khí, với một mô tơ điều khiển các van đóng mở và tra hạt theo các ống nhựa nên rất đồng đều, chính xác. Máy di chuyển bằng 2 ống lồng bằng thép, có thể đi trên mọi địa hình. Máy vận hành tự động bằng ắc quy. Hệ thống ống tra hạt có thể điều chỉnh dài ngắn, rộng hẹp để tùy theo giống cây, rau cần gieo hạt. Chia sẻ với chúng tôi, ông Ka cho biết: “Máy này làm bằng 40 người, tra cũng đều nên tỷ lệ cây nảy mầm lên đến 95%. Hiệu quả kinh tế thì không phải bàn”.
'Phù thủy' máy nông cụ: Chỉ cần đưa ý tưởng tôi sẽ thực hiện được - ảnh 8

Tác giả Lê Tân và máy phun thuốc sâu do ông Hát chế tạo

Trong 2 năm qua, ông Hát đã bán được gần 100 robot gieo hạt. “Trong nước, tôi bán từ 27 – 35 triệu đồng/chiếc, nước ngoài thì từ 2.500 – 3.000 USD/chiếc. Người từ 14 nước đã đến mua máy của tôi rồi đấy”, ông Hát khoe. Tính ra, sau 5 năm, ông Hát đã chế tạo, cải tiến khoảng 30 loại máy móc phục vụ công việc đồng áng. Từ chỗ “nợ ngập đầu, phải đời con cháu mới trả hết nợ”, ông Hát thanh toán mọi nợ nần, mua thêm một nhà xưởng trị giá hơn 1 tỉ đồng và có vẻ ngày càng “phất” lên.
“Chế máy giúp nông dân và vẫn làm giàu, thế có sướng hơn không”
Để có được thành công ấy là sự cố gắng và sáng tạo không ngừng nghỉ. “Ông ấy thay đổi thiết kế, phương án liên tục. Chỉ cần thấy không hợp lý là ông ấy dỡ bỏ, làm lại từ đầu. Lắp đặt xong thì phải cho chạy thử nhiều lần, thậm chí thuê cả một thửa ruộng ở đầu thôn chỉ dùng để thử máy. Khách hàng chỉ cần đưa yêu cầu là ông ấy xử lý hết, cứ như phù thủy vậy”, ông Phạm Văn Tuân, người bạn thân và cũng là công nhân trong xưởng cơ khí của ông Hát, nhận xét.
Đáng quý hơn là ông Hát luôn mong muốn giúp ích cho quê hương. “Hồi ở Israel, ông ấy được đãi ngộ tốt lắm mà vẫn xin về. Tôi vừa sốc vừa giận. Ông ấy về thì lấy gì ra trả nợ. Nhưng ông ấy nói “Tây nó còn dùng máy của tôi thì người VN mình còn cần hơn” và quyết tâm về. Thời gian đầu mở xưởng cơ khí, chỉ có mỗi cái máy hàn, chồng gò vợ gõ cực lắm”, bà Nguyễn Thị Toan (vợ ông Hát) nhớ lại. Thế rồi thành công của chiếc máy gieo hạt đã đưa danh tiếng ông Hát đi xa. Bà Toan cho biết đã nhiều lần, người của các công ty Mỹ, Hàn, Nhật đến xem và ngỏ ý mời “phù thủy máy nông cụ” sang làm việc nhưng ông Hát từ chối. “Tôi đi nước ngoài làm việc có lương cao, điều kiện sống tốt nhưng đó là phục vụ cho đất nước khác, người dân mình chẳng được lợi lộc gì. Ở nhà ăn cơm vợ nấu, dạy dỗ 3 đứa con, chế máy giúp nông dân và vẫn làm giàu, thế có sướng hơn không”, ông Hát tâm sự.
'Phù thủy' máy nông cụ: Chỉ cần đưa ý tưởng tôi sẽ thực hiện được - ảnh 9

TIN LIÊN QUAN

Máy tỉa đậu của nhà nông

Ông Lê Đức Tiếp (thôn Phước Lâm, xã Đại Hồng, H.Đại Lộc, Quảng Nam) đã chế máy tỉa đậu phộng, giúp tiếp kiệm nhiều chi phí trong sản xuất.
Bây giờ, ông Hát mong nhất là những sản phẩm của mình được hỗ trợ để được đăng ký sở hữu trí tuệ và giảm giá thành hơn. Chia sẻ với chúng tôi trước lúc chia tay, ông Hát nói rằng Sở KH-CN tỉnh Hải Dương đã cho người về giúp ông vẽ 3D một số sản phẩm để trình lên Bộ KH-CN công nhận sáng chế. “Họ cũng đã bàn với tôi kế hoạch phát triển một số máy móc, nhưng chưa cụ thể nên chưa dám tiết lộ với nhà báo”, ông Hát nói.
Với những đóng góp của mình, năm 2015 ông Hát đã được tặng Huân chương Lao động hạng ba. Năm 2016, ông được Hội Nông dân VN tặng danh hiệu “Nông dân VN xuất sắc” và tham dự Đại hội điển hình nông dân tiên tiến toàn quốc.

 

Lê Tân