11/01/2025

Tăng cường giám sát, xử phạt vi phạm môi trường

Ngày 27.11, UBND TP.HCM báo cáo Bộ TN-MT kết quả 1 năm triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31.8.2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

 

Tăng cường giám sát, xử phạt vi phạm môi trường.

Ngày 27.11, UBND TP.HCM báo cáo Bộ TN-MT kết quả 1 năm triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31.8.2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.




100% khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM có hệ thống xử lý nước thải tập trung /// Ảnh: Khả Hòa

100% khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM có hệ thống xử lý nước thải tập trungẢNH: KHẢ HÒA

Tập trung di dời cơ sở gây ô nhiễm
Nhằm kiểm soát và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, chuyển vào khu công nghiệp, UBND TP.HCM từ năm 2015 đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Theo đó, Sở TN-MT phối hợp UBND các quận, huyện, cảnh sát môi trường kiểm tra, rà soát lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT của Bộ TN-MT, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Đồng thời, UBND TP.HCM cũng đã ban hành kế hoạch thí điểm xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn KP.4, KP.5, P.Đông Hưng Thuận, Q.12 (là điểm nóng ô nhiễm môi trường). Kết quả đến nay có 3 cơ sở tự di dời; 2 cơ sở chuyển đổi ngành nghề khác; 11 cơ sở đã ngưng hoạt động hoàn toàn; trong số 5 cơ sở còn lại, có 4 cơ sở đã tổ chức niêm phong nhà xưởng, 1 cơ sở đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Về kế hoạch trong thời gian tới, UBND TP.HCM chỉ đạo cảnh sát môi trường phối hợp Sở TN-MT và UBND các quận, huyện tăng cường công tác trinh sát, kiểm tra đối với các cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn TP nói chung và Q.12 nói riêng có dấu hiệu tái hoạt động trở lại, có hiện tượng đối phó, chây ì, không chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước; tăng cường kiểm tra việc thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các đối tượng di dời.
UBND TP.HCM kiến nghị Bộ TN-MT sớm ban hành danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn TP.HCM nhằm củng cố cơ sở pháp lý buộc di dời đối với các cơ sở không chấp hành ngưng hoạt động sản xuất; ban hành hoặc hướng dẫn quy trình rút tên đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo tiêu chí tại Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT.
Hoàn thiện hệ thống quan trắc tự động
TP.HCM hiện có 100% (21/21) khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó 85% có hệ thống quan trắc tự động và đường truyền dữ liệu.
UBND TP.HCM cho biết trong thời gian tới, TP sẽ tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhằm đảm bảo 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống quan trắc nước thải tự động có đường truyền dữ liệu về cơ quan quản lý nhà nước; buộc đối tượng có quy mô xả thải lớn lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở TN-MT.
Để thuận tiện trong công tác quan trắc tự động liên tục cũng như tạo sự đồng bộ giữa các tỉnh, thành với nhau; giữa các doanh nghiệp có nguồn thải lớn với đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ TN-MT ban hành quy định về yêu cầu cơ bản và đặc tính kỹ thuật đối với hệ thống quan trắc môi trường tự động liên tục; quy trình chuẩn trong công tác quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống quan trắc môi trường tự động liên tục; đề xuất sớm ban hành các quy định trên để làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng các trạm quan trắc môi trường tự động thuộc mạng lưới quan trắc của TP, cũng như làm cơ sở khuyến cáo các đơn vị tự đầu tư, lắp đặt trạm quan trắc môi trường tự động để truyền dữ liệu liên tục về Sở TN-MT theo quy định.
Về nhiệm vụ điều tra, đánh giá, khoanh vùng và có kế hoạch xử lý các khu vực ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn, UBND TP.HCM cho biết kết quả điều tra sơ bộ có 10 khu vực nghi ngờ có chất ô nhiễm tồn lưu ở các phường: Tân Chánh Hiệp, Thạnh Lộc, Hiệp Thành, Thạnh Xuân, Q.12 (các khu vực này có hoạt động sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và xã Bình Mỹ, H.Củ Chi.
Bên cạnh đó, qua rà soát các dự án báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt trên địa bàn TP.HCM từ trước đến nay, không có dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

 

Đình Phú