11/01/2025

Lớp Hội nhập Văn hoá – Bài 1: Hội nhập văn hoá trong tông huấn “Giáo hội tại châu Á”

Thật vậy, một trong những nguyên nhân chính yếu khiến Tin Mừng chưa thể phổ biến rộng rãi cho các dân tộc châu Á đó là những người rao giảng Tin Mừng đã không để ý nhiều đến nền văn hoá của mỗi dân tộc, biến Kitô giáo thành một thứ xa lạ với đời sống thường ngày của con người.

Lời giới thiệu 

 

Lớp Hội nhập Văn hoá

Các bạn thân mến,

Xin gửi đến các bạn một số bài học căn bản về hội nhập văn hoá. Đây là nội dung chương trình của Lớp Hội nhập Văn hoá, Niên khoá 2017-2018, được giảng dạy tại Học viện Mến Thánh Giá, số 118 Trần Bình Trọng, Q.5, Tp. HCM và Học viện Mục vụ Tổng Giáo phận Tp. HCM, số 6 bis Tôn Đức Thắng, Q.1, Tp.HCM.

Mục đích khoá học

Tìm hiểu về văn hoá và việc hội nhập văn hoá trong đời sống tín hữu.

Văn hoá được hiểu như là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình nhất định của lịch sử hay những hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu của đời sống tinh thần. Vì thế Giáo hội Công giáo hết sức coi trọng văn hoá, cổ vũ người tín hữu xây dựng nền văn hoá dân tộc và “hội nhập văn hoá” nghĩa là đem những giá trị Phúc Âm thâm nhập vào các nền văn hoá ấy để làm cho đời sống con người tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và ơn cứu độ.

Cách đây 400 năm tổ tiên Công giáo chúng ta đã giới thiệu cho dân tộc Việt biết đến ý niệm dân chủ thay vì quân chủ chuyên chế, biết đến xã hội bình đẳng nam nữ thay vì “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, biết đến hôn nhân một vợ một chồng thay vì “trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, biết đến khoa học kỹ thuật thay vì lạc hậu, biết đến chữ Quốc ngữ thay vì chỉ biết chữ Nôm, chữ Hán.

Nội dung khoá học

Khoá học gồm những chủ đề sau đây:

Hội nhập văn hoá trong chương trình đào tạo Thần học Mục vụ. Nhằm loan báo Tin Mừng.

– Hội nhập văn hoá là gì? Định nghĩa và hướng mở rộng của văn hoá như giá trị tuyệt đối. Hội nhập văn hoá là đem Thiên Chúa, giá trị tuyệt đối, vào trong mọi sinh hoạt của con người.

– Văn hoá được hình thành như thế nào trong đời sống con người và dân tộc?

– Bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

– Cuộc hội nhập văn hoá của người tín hữu Công giáo VN trong các thế kỷ XVII-XX.

– Hội nhập văn hoá trong tông huấn Giáo Hội tại châu Á của ĐGH Gioan Phaolô II.

– Cấu trúc văn hoá tâm lý-xã hội của người Việt Nam và cuộc Tân Phúc Âm hoá.

– Bối cảnh văn hoá của cuộc Tân Phúc Âm hoá trên thế giới và ở Việt Nam.

– Văn hoá của các dân tộc thiểu số.

– Tôn giáo như một nét văn hoá mới.

– Đối thoại văn hoá về tình trạng sống của con người sau khi chết.

– Xây dựng nền văn hoá nhân bản toàn diện và liên đới.

– Xây dựng nền văn minh tình yêu.

– Xây dựng nếp sống văn hoá trong các môi trường sống: ở gia đình, trường học, xí nghiệp, công ty, quán ăn, khu phố, các nơi thờ tự, giao thông trên đường phố… hay trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, quảng cáo, bảo vệ môi sinh.

Các học viên có thể liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ:

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
166F Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM
Email:
[email protected]
Website: hanhkhatkito.org

 Sau đây là những bài học chúng tôi lần lượt chuyển lên trang Web Hành Khất Kitô, mỗi tuần 1 bài