Thánh lễ là cuộc gặp gỡ tình yêu với Thiên Chúa
Thánh lễ là lời cầu nguyện cao trọng nhất và tuyệt vời nhất, đồng thời cũng cụ thể nhất. Thật vậy, đó là cuộc gặp gỡ tình yêu với Thiên Chúa qua Lời và Mình Máu của Chúa Giêsu. Bí tích Thánh Thể là tiệc cưới, trong đó Chúa Giêsu Phu Quân gặp gỡ sự yếu hèn giòn mỏng của chúng ta để đưa chúng ta trở về với ơn gọi đầu tiên của chúng ta: ơn gọi là hình ảnh của Thiên Chúa và giống Thiên Chúa.
Thánh lễ là cuộc gặp gỡ tình yêu với Thiên Chúa
Thánh lễ là lời cầu nguyện cao trọng nhất và tuyệt vời nhất, đồng thời cũng cụ thể nhất. Thật vậy, đó là cuộc gặp gỡ tình yêu với Thiên Chúa qua Lời và Mình Máu của Chúa Giêsu. Bí tích Thánh Thể là tiệc cưới, trong đó Chúa Giêsu Phu Quân gặp gỡ sự yếu hèn giòn mỏng của chúng ta để đưa chúng ta trở về với ơn gọi đầu tiên của chúng ta: ơn gọi là hình ảnh của Thiên Chúa và giống Thiên Chúa.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương 5 châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư 15-11. Trong các đoàn hành hương cũng có nhóm tín hữu Việt Nam đến từ San Jose, bắc California.
Trong bài huấn dụ, ĐTC đã quảng diễn đoạn Phúc Âm đầu chương 11 của Thánh sử Luca viết: “Có một lần Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông.” Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Nước Cha mau đến, xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.” (Lc 11,1-4).
ĐTC nói hôm nay chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về Thánh lễ. Để hiểu vẻ đẹp của việc cử hành Thánh Thể tôi muốn trình bầy một khía cạnh rất đơn sơ: Thánh lễ là cầu nguyện, là lời cầu nguyện tuyệt hảo, cao vời nhất và cũng cụ thể nhất. Vì qua Lời, Mình và Máu Chúa Giêsu nó là cuộc gặp gỡ tình yêu với Thiên Chúa. Nhưng trước hết phải hỏi lời cầu nguyện là gì?
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương 5 châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư 15-11. Trong các đoàn hành hương cũng có nhóm tín hữu Việt Nam đến từ San Jose, bắc California.
Trong bài huấn dụ, ĐTC đã quảng diễn đoạn Phúc Âm đầu chương 11 của Thánh sử Luca viết: “Có một lần Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông.” Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Nước Cha mau đến, xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.” (Lc 11,1-4).
ĐTC nói hôm nay chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về Thánh lễ. Để hiểu vẻ đẹp của việc cử hành Thánh Thể tôi muốn trình bầy một khía cạnh rất đơn sơ: Thánh lễ là cầu nguyện, là lời cầu nguyện tuyệt hảo, cao vời nhất và cũng cụ thể nhất. Vì qua Lời, Mình và Máu Chúa Giêsu nó là cuộc gặp gỡ tình yêu với Thiên Chúa. Nhưng trước hết phải hỏi lời cầu nguyện là gì?
ĐTC trả lời:
Trước hết nó là cuộc đối thoại, là tương quan cá nhân với Thiên Chúa. Con người đã được tạo dựng như là bản vị tương giao chỉ tìm thấy việc thực hiện trọn vẹn chính mình trong cuộc gặp gỡ với Đấng Tạo Hoá. Con đường cuộc sống là hướng về cuộc gặp gỡ vĩnh viễn với Chúa.
** Sách Sáng Thế khẳng định rằng con người đã được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và giông giống Thiên Chúa, là Cha và Con và Thánh Thần, một tương quan tình yêu hoàn hảo là sự hiệp nhất. Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng chúng ta tất cả đã được tạo dựng để bước vào trong một liên hệ tình yêu toàn thiện, trong một trao ban chính mình liên tục và nhận lãnh chính mình để có thể tìm ra bản thể trọn vẹn của chúng ta.
Tiếp tục bài huấn dụ về Thánh lễ là cầu nguyện, ĐTC nói: Khi ông Môsê nhận được tiếng gọi của Thiên Chúa trước bụi gai cháy, ông đã hỏi Ngài tên là gì thì Chúa trả lời làm sao?: “Ta là Đấng Ta là.” (Xh 3,1-4). Kiểu nói này, trong nghĩa nguyên thuỷ của nó, diễn tả sự hiện diện và ân huệ, và thực vậy Thiên Chúa nói thêm ngay sau đó: “Chúa, Thiên Chúa của cha ông người, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaác, Thiên Chúa của Giacóp.” (c. 15). Cũng thế, khi Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ Ngài, Ngài gọi họ để họ ở với Ngài. Vì thế đây là ơn thánh lớn lao nhất: có thể kinh nghiệm rằng Thánh lễ, Thánh Thể là lúc đặc ân để ở với Chúa Giêsu, và qua ngài ở với Thiên Chúa Cha và các anh em khác.
Cũng như mọi cuộc đối thoại thực sự khác cầu nguyện cũng là biết ở trong thinh lặng – trong các cuộc đối thoại, có những lúc thinh lặng – ở trong thinh lặng cùng với Chúa Giêsu. Và khi chúng ta đi tham dự Thánh lễ, có lẽ chúng ta tới 5 phút trước và bắt đầu nói chuyện bép xép với người bên cạnh. Nhưng đây có phải là lúc bép xép đâu: đây là lúc thinh lặng để chuẩn bị đối thoại. Đây là lúc cầm lòng cầm trí để chuẩn bị gặp gỡ Chúa Giêsu. Sự thinh lặng quan trọng biết bao! Anh chị em hãy nhớ điều tôi đã nói tuần vừa qua: chúng ta không đi dự một buổi trình diễn văn nghê, chúng ta đi gặp gỡ Chúa và sự thinh lặng chuẩn bị và đồng hành với chúng ta. Ở trong thình lặng cùng với Chúa Giêsu. Từ sự thinh lặng nhiệm mầu của Thiên Chúa nảy sinh ra Lời Ngài vang lên trong con tim chúng ta.
Chính Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết làm thế nào để thực sự ở với Thiên Chúa Cha và chứng minh điều đó cho chúng ta với lời cầu nguyện của Ngài. Các Phúc Âm cho chúng ta thấy Chúa Giêsu rút lui vào các nơi thanh vắng để cầu nguyện. Khi trông thấy tương quan thân tình của Ngài với Thiên Chúa Cha các môn đệ cảm thấy ước muốn có thể tham dự vào đó và xin với Ngài: “Lạy Chúa, xin dậy chúng con cầu nguyện.” (Lc 11,1). Chúng ta đã nghe trong bài đọc đầu buổi tiếp kiến. Chúa Giêsu trả lời rằng điều cần thiết đầu tiên để cầu nguyện là biết nói “Lạy Cha”. Chúng ta hãy chú ý: nếu tôi không có khả năng nói “Lạy Cha” với Thiên Chúa, thì tôi không có khả năng cầu nguyện. Chúng ta phải học nói “Lạy Cha”, nghĩa là đặt mình vào trong sự hiện diện của Ngài với lòng tin tưởng con thảo. Nhưng để có thể học, cần khiêm tốn nhìn nhận rằng chúng ta cần được dạy dỗ và đơn sơ nói: “Lạy Chúa, xin dạy con cầu nguyện.”
Trước hết nó là cuộc đối thoại, là tương quan cá nhân với Thiên Chúa. Con người đã được tạo dựng như là bản vị tương giao chỉ tìm thấy việc thực hiện trọn vẹn chính mình trong cuộc gặp gỡ với Đấng Tạo Hoá. Con đường cuộc sống là hướng về cuộc gặp gỡ vĩnh viễn với Chúa.
** Sách Sáng Thế khẳng định rằng con người đã được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và giông giống Thiên Chúa, là Cha và Con và Thánh Thần, một tương quan tình yêu hoàn hảo là sự hiệp nhất. Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng chúng ta tất cả đã được tạo dựng để bước vào trong một liên hệ tình yêu toàn thiện, trong một trao ban chính mình liên tục và nhận lãnh chính mình để có thể tìm ra bản thể trọn vẹn của chúng ta.
Tiếp tục bài huấn dụ về Thánh lễ là cầu nguyện, ĐTC nói: Khi ông Môsê nhận được tiếng gọi của Thiên Chúa trước bụi gai cháy, ông đã hỏi Ngài tên là gì thì Chúa trả lời làm sao?: “Ta là Đấng Ta là.” (Xh 3,1-4). Kiểu nói này, trong nghĩa nguyên thuỷ của nó, diễn tả sự hiện diện và ân huệ, và thực vậy Thiên Chúa nói thêm ngay sau đó: “Chúa, Thiên Chúa của cha ông người, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaác, Thiên Chúa của Giacóp.” (c. 15). Cũng thế, khi Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ Ngài, Ngài gọi họ để họ ở với Ngài. Vì thế đây là ơn thánh lớn lao nhất: có thể kinh nghiệm rằng Thánh lễ, Thánh Thể là lúc đặc ân để ở với Chúa Giêsu, và qua ngài ở với Thiên Chúa Cha và các anh em khác.
Cũng như mọi cuộc đối thoại thực sự khác cầu nguyện cũng là biết ở trong thinh lặng – trong các cuộc đối thoại, có những lúc thinh lặng – ở trong thinh lặng cùng với Chúa Giêsu. Và khi chúng ta đi tham dự Thánh lễ, có lẽ chúng ta tới 5 phút trước và bắt đầu nói chuyện bép xép với người bên cạnh. Nhưng đây có phải là lúc bép xép đâu: đây là lúc thinh lặng để chuẩn bị đối thoại. Đây là lúc cầm lòng cầm trí để chuẩn bị gặp gỡ Chúa Giêsu. Sự thinh lặng quan trọng biết bao! Anh chị em hãy nhớ điều tôi đã nói tuần vừa qua: chúng ta không đi dự một buổi trình diễn văn nghê, chúng ta đi gặp gỡ Chúa và sự thinh lặng chuẩn bị và đồng hành với chúng ta. Ở trong thình lặng cùng với Chúa Giêsu. Từ sự thinh lặng nhiệm mầu của Thiên Chúa nảy sinh ra Lời Ngài vang lên trong con tim chúng ta.
Chính Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết làm thế nào để thực sự ở với Thiên Chúa Cha và chứng minh điều đó cho chúng ta với lời cầu nguyện của Ngài. Các Phúc Âm cho chúng ta thấy Chúa Giêsu rút lui vào các nơi thanh vắng để cầu nguyện. Khi trông thấy tương quan thân tình của Ngài với Thiên Chúa Cha các môn đệ cảm thấy ước muốn có thể tham dự vào đó và xin với Ngài: “Lạy Chúa, xin dậy chúng con cầu nguyện.” (Lc 11,1). Chúng ta đã nghe trong bài đọc đầu buổi tiếp kiến. Chúa Giêsu trả lời rằng điều cần thiết đầu tiên để cầu nguyện là biết nói “Lạy Cha”. Chúng ta hãy chú ý: nếu tôi không có khả năng nói “Lạy Cha” với Thiên Chúa, thì tôi không có khả năng cầu nguyện. Chúng ta phải học nói “Lạy Cha”, nghĩa là đặt mình vào trong sự hiện diện của Ngài với lòng tin tưởng con thảo. Nhưng để có thể học, cần khiêm tốn nhìn nhận rằng chúng ta cần được dạy dỗ và đơn sơ nói: “Lạy Chúa, xin dạy con cầu nguyện.”
ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ:
** Đây là điểm đầu tiên: khiêm tốn, thừa nhận mình là con, nghỉ ngơi trong Thiên Chúa Cha, tín thác nơi Ngài. Để vào Nước Trời cần trở nên bé nhỏ như các trẻ em. Trong nghĩa các trẻ em biết tín thác, chúng biết rằng có ai đó lo lắng cho chúng, lo cho chúng ăn, lo cho chúng mặc (x. Mt 6,25-32). Đây là thái độ đầu tiên: tin tưởng và tín thác như trẻ em đối với cha mẹ: biết rằng Thiên Chúa nhớ tới bạn và lo lắng cho bạn, cho bạn, cho tôi, cho chúng ta tất cả.
Thái độ thứ hai cũng là thái độ của các trẻ em là để cho mình kinh ngạc. Trẻ em luôn luôn đặt ra hàng ngàn câu hỏi bởi vì nó ước ao khám phá thế giới và kinh ngạc cả trước các vật bé nhỏ, bởi vì tất cả đều mới mẻ đối với nó. Để vào Nước Trời cần để cho minh kinh ngạc – tôi xin hỏi – chúng ta có đề cho mình kinh ngạc hay chúng ta nghĩ rằng cầu nguyện là nói với Thiên Chúa như các con vẹt? Không, đó là tín thác và rộng mở con tim để cho mình kinh ngạc. Chúng ta có để cho Thiên Chúa luôn luôn là Thiên Chúa của các ngạc nhiên gây kinh ngạc không? Bởi vì cuộc gặp gỡ với Chúa luôn luôn là một cuộc gặp gỡ sống động. Nó không phải là một cuộc gặp gỡ của viện bảo tàng. Nó là một cuộc gặp gỡ sống động, và chúng ta đi tham dự Thánh lễ chứ không phải đi thăm viện bào tàng. Chúng ta đi tới một cuộc gặp gỡ sống động với Chúa.
Phúc Âm cũng nói tới một ông Nicôđêmô nào đó (Ga 3,1-21), một cụ già, một người quyền thế trong dân Israel, đến gặp Chúa Giêsu để hiểu biết Ngài hơn, và Chúa nói với ông về sự cần thiết “phải tái sinh từ trên cao” (c. 3). Nhưng điều này có nghĩa là gì? Có thể tái sinh không? Có thể có trở lại sự yêu thích, niềm vui, sự kinh ngạc của cuộc sống, kể cả trước các thảm hoạ hay không? Đây là một câu hỏi nền tảng của lòng tin và đây cũng là ước mong của mọi tín hữu đích thực: ước mong tái sinh, niềm vui bắt đầu trở lại. Chúng ta có mong ước này không? Mỗi người trong chúng ta có ước mong luôn luôn tái sinh để gặp Chúa không? Anh chị em có mong ước này không? Thật ra, chúng ta có thể mất nó một cách dễ dàng vì biết bao hoạt động, biết bao chương trình cần thực hiện, sau cùng chúng ta có ít thời giờ còn lại, và chúng ta mất đi điều nền tảng là cuộc sống của con tim, cuộc sống tinh thần của chúng ta, cuộc sống chúng ta là một cuộc gặp gỡ với Chúa trong lời cầu nguyện.
Thật thế, Chúa khiến chúng ta kinh ngạc bằng cách chỉ cho chúng ta thấy rằng Ngài yêu thương chúng ta cả trong các yếu hèn của chúng ta nữa. “Chúa Giêsu Kitô là tế vật đền bù tội lỗi chúng ta; không phải chỉ tội lỗi của chúng ta, mà cả tội lỗi của toàn thế giới nữa.” (1 Ga 2,2). Ơn đó, suối nguồn của sự an ủi đích thực – Chúa luôn luôn tha thứ cho chúng ta – điều này an ủi, là một an ủi thật, là một ơn đã được ban cho chúng ta qua Thánh Thể, là tiệc cưới, trong đó Phu Quân gặp gỡ sự giòn mỏng của chúng ta. Tôi có thể nói rằng khi tôi rước Chúa trong Thánh lễ, Chúa gặp gỡ sự giòn mỏng của tôi không? Có, chúng ta có thể nói điều đó, bởi vì nó thật! Chúa gặp gỡ sự giòn mỏng của chúng ta để đưa chúng ta trở về với ơn gọi đầu tiên của chúng ta: ơn gọi là hình ảnh của Thiên Chúa và giông giống Thiên Chúa. Đó là môi trường của Thánh Thể, đó là lời cầu nguyện.
** ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương khác nhau đến từ Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, đặc biệt học sinh trường Đức Bà Sion Paris. Ngài cầu mong Chúa giúp họ tìm được bản tính toàn vẹn của họ trong cuộc gặp gỡ với Chúa qua lời cầu nguyện và Bí tích Thánh Thể. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ Anh quốc, Đan Mạch, Hoà Lan, Philippines Hồng Kông và Hoà Kỳ, cũng như các nhóm đến từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Ngài cầu chúc chuyến hành hương Roma củng cố họ trong tình hiệp thông và tinh thần yêu thương và phục vụ người nghèo, các bệnh nhân và những người cần được trợ giúp nhất.
Chào các nhóm Ba Lan, ĐTC hy vọng chuyến hành hương là thời gian giúp họ cầu nguyện, và sống lại chứng tá đức tin của các tông đồ và các vị tử đạo, cũng như gia tăng tình yêu và lòng hy vọng mà Bí tích Thánh Thể là tuyệt đỉnh.
Trong các nhóm tiếng Ý, ĐTC chào các tu sĩ Dòng Capucino hèn mọn đang tham dự đại hội quốc tế về việc đào tạo trong dòng; các trẻ em chịu Phép Thêm Sức vùng San Michele Salentino và Fiumicino; ban điều hành các hiệp hội giới trẻ bị bệnh tiểu đường, và ban nhạc vùng Reggio Calabria. ĐTC nói ngài muốn nghe họ chơi nhạc sau đó.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC nhắc cho mọi người biết thứ tư Giáo Hội kính nhớ Thánh Alberto Cả, Giám mục Tiến sĩ Giáo Hội. Ngài khuyên người trẻ củng cố cuộc đối thoại với Chúa, các bệnh nhân tìm thấy sự ủi an khi suy niệm Cuộc Khổ nạn của Chúa; các cặp vợ chồng mới cưới duy trì tương quan thường hằng với Chúa để cho tình yêu của họ phản ánh tình yêu của Thiên Chúa.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.
** Đây là điểm đầu tiên: khiêm tốn, thừa nhận mình là con, nghỉ ngơi trong Thiên Chúa Cha, tín thác nơi Ngài. Để vào Nước Trời cần trở nên bé nhỏ như các trẻ em. Trong nghĩa các trẻ em biết tín thác, chúng biết rằng có ai đó lo lắng cho chúng, lo cho chúng ăn, lo cho chúng mặc (x. Mt 6,25-32). Đây là thái độ đầu tiên: tin tưởng và tín thác như trẻ em đối với cha mẹ: biết rằng Thiên Chúa nhớ tới bạn và lo lắng cho bạn, cho bạn, cho tôi, cho chúng ta tất cả.
Thái độ thứ hai cũng là thái độ của các trẻ em là để cho mình kinh ngạc. Trẻ em luôn luôn đặt ra hàng ngàn câu hỏi bởi vì nó ước ao khám phá thế giới và kinh ngạc cả trước các vật bé nhỏ, bởi vì tất cả đều mới mẻ đối với nó. Để vào Nước Trời cần để cho minh kinh ngạc – tôi xin hỏi – chúng ta có đề cho mình kinh ngạc hay chúng ta nghĩ rằng cầu nguyện là nói với Thiên Chúa như các con vẹt? Không, đó là tín thác và rộng mở con tim để cho mình kinh ngạc. Chúng ta có để cho Thiên Chúa luôn luôn là Thiên Chúa của các ngạc nhiên gây kinh ngạc không? Bởi vì cuộc gặp gỡ với Chúa luôn luôn là một cuộc gặp gỡ sống động. Nó không phải là một cuộc gặp gỡ của viện bảo tàng. Nó là một cuộc gặp gỡ sống động, và chúng ta đi tham dự Thánh lễ chứ không phải đi thăm viện bào tàng. Chúng ta đi tới một cuộc gặp gỡ sống động với Chúa.
Phúc Âm cũng nói tới một ông Nicôđêmô nào đó (Ga 3,1-21), một cụ già, một người quyền thế trong dân Israel, đến gặp Chúa Giêsu để hiểu biết Ngài hơn, và Chúa nói với ông về sự cần thiết “phải tái sinh từ trên cao” (c. 3). Nhưng điều này có nghĩa là gì? Có thể tái sinh không? Có thể có trở lại sự yêu thích, niềm vui, sự kinh ngạc của cuộc sống, kể cả trước các thảm hoạ hay không? Đây là một câu hỏi nền tảng của lòng tin và đây cũng là ước mong của mọi tín hữu đích thực: ước mong tái sinh, niềm vui bắt đầu trở lại. Chúng ta có mong ước này không? Mỗi người trong chúng ta có ước mong luôn luôn tái sinh để gặp Chúa không? Anh chị em có mong ước này không? Thật ra, chúng ta có thể mất nó một cách dễ dàng vì biết bao hoạt động, biết bao chương trình cần thực hiện, sau cùng chúng ta có ít thời giờ còn lại, và chúng ta mất đi điều nền tảng là cuộc sống của con tim, cuộc sống tinh thần của chúng ta, cuộc sống chúng ta là một cuộc gặp gỡ với Chúa trong lời cầu nguyện.
Thật thế, Chúa khiến chúng ta kinh ngạc bằng cách chỉ cho chúng ta thấy rằng Ngài yêu thương chúng ta cả trong các yếu hèn của chúng ta nữa. “Chúa Giêsu Kitô là tế vật đền bù tội lỗi chúng ta; không phải chỉ tội lỗi của chúng ta, mà cả tội lỗi của toàn thế giới nữa.” (1 Ga 2,2). Ơn đó, suối nguồn của sự an ủi đích thực – Chúa luôn luôn tha thứ cho chúng ta – điều này an ủi, là một an ủi thật, là một ơn đã được ban cho chúng ta qua Thánh Thể, là tiệc cưới, trong đó Phu Quân gặp gỡ sự giòn mỏng của chúng ta. Tôi có thể nói rằng khi tôi rước Chúa trong Thánh lễ, Chúa gặp gỡ sự giòn mỏng của tôi không? Có, chúng ta có thể nói điều đó, bởi vì nó thật! Chúa gặp gỡ sự giòn mỏng của chúng ta để đưa chúng ta trở về với ơn gọi đầu tiên của chúng ta: ơn gọi là hình ảnh của Thiên Chúa và giông giống Thiên Chúa. Đó là môi trường của Thánh Thể, đó là lời cầu nguyện.
** ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương khác nhau đến từ Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, đặc biệt học sinh trường Đức Bà Sion Paris. Ngài cầu mong Chúa giúp họ tìm được bản tính toàn vẹn của họ trong cuộc gặp gỡ với Chúa qua lời cầu nguyện và Bí tích Thánh Thể. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ Anh quốc, Đan Mạch, Hoà Lan, Philippines Hồng Kông và Hoà Kỳ, cũng như các nhóm đến từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Ngài cầu chúc chuyến hành hương Roma củng cố họ trong tình hiệp thông và tinh thần yêu thương và phục vụ người nghèo, các bệnh nhân và những người cần được trợ giúp nhất.
Chào các nhóm Ba Lan, ĐTC hy vọng chuyến hành hương là thời gian giúp họ cầu nguyện, và sống lại chứng tá đức tin của các tông đồ và các vị tử đạo, cũng như gia tăng tình yêu và lòng hy vọng mà Bí tích Thánh Thể là tuyệt đỉnh.
Trong các nhóm tiếng Ý, ĐTC chào các tu sĩ Dòng Capucino hèn mọn đang tham dự đại hội quốc tế về việc đào tạo trong dòng; các trẻ em chịu Phép Thêm Sức vùng San Michele Salentino và Fiumicino; ban điều hành các hiệp hội giới trẻ bị bệnh tiểu đường, và ban nhạc vùng Reggio Calabria. ĐTC nói ngài muốn nghe họ chơi nhạc sau đó.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC nhắc cho mọi người biết thứ tư Giáo Hội kính nhớ Thánh Alberto Cả, Giám mục Tiến sĩ Giáo Hội. Ngài khuyên người trẻ củng cố cuộc đối thoại với Chúa, các bệnh nhân tìm thấy sự ủi an khi suy niệm Cuộc Khổ nạn của Chúa; các cặp vợ chồng mới cưới duy trì tương quan thường hằng với Chúa để cho tình yêu của họ phản ánh tình yêu của Thiên Chúa.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.
Linh Tiến Khải