10/01/2025

Sông Đồng Nai: cát hút lên, vườn dân đổ xuống

Đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa phận huyện Cát Tiên, Lâm Đồng đang tan hoang, vườn của dân nằm dọc sông cứ lần lượt bị cuốn đi. Nhưng cát vẫn tiếp tục được cho hút lên…

 

Sông Đồng Nai: cát hút lên, vườn dân đổ xuống.

 

 Đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa phận huyện Cát Tiên, Lâm Đồng đang tan hoang, vườn của dân nằm dọc sông cứ lần lượt bị cuốn đi. Nhưng cát vẫn tiếp tục được cho hút lên…

 

Đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa bàn huyện Cát Tiên có chiều dài khoảng 30km. Ở khu vực giáp ranh giữa Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước này, cả ba tỉnh cùng khai thác cát với công suất lớn khiến người dân đang phải lãnh hậu quả.

Sắp hết đất canh tác

Tại đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa phận huyện Cát Tiên, giáp ranh với huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), những máy hút cát trên thuyền vô tư hoạt động ngày đêm. Còn người dân thì đau khổ nhìn ruộng vườn của mình dần biến mất.

Ông Đỗ Lương Bình (thôn Vĩnh Ninh, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên) kể: “Vườn của tôi chiều hôm trước mới bón phân, sáng hôm sau đã không còn”. Ông Bình bức xúc bảo 1.600m2 đất mà chỉ một chốc đã biến mất như ném nắm đất xuống ao.

 

Cách thôn Vĩnh Ninh không xa là thôn Phước Thái, chỉ một đoạn sông chưa đầy 4km chảy qua đây đã có gần 20 điểm sạt lở khiến khoảng 6.000m2 đất biến mất. 

Ông Nguyễn Thiện Mỹ, phó chủ tịch UBND xã Phước Cát 2, nói: “Với tình hình này, chỉ khoảng 2 năm nữa, dân sống dọc sông Đồng Nai sẽ không còn đất canh tác… Muốn kiếm đất chỗ khác cũng hết. Phần dân làm nhà, phần còn lại thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên”.

Theo ông Nguyễn Thiện Mỹ, có những đoạn lòng sông đã rộng thêm khoảng 20m so với thời điểm năm 2015. Ghi nhận sơ bộ thông qua trình báo của người dân, diện tích đất vườn bị cuốn trôi năm 2017 tăng gấp đôi so với năm 2016. 

Thống kê chưa đầy đủ từ UBND huyện Cát Tiên, gần 150ha vườn dân đã bị sạt xuống sông tính từ năm 2016 đến nay.

Sông Đồng Nai: cát hút lên, vườn dân đổ xuống - Ảnh 2.

Người dân đi qua một trong hàng trăm điểm sạt lở tạo thành vách dựng đứng cao 4-5m ở huyện Cát Tiên, Lâm Đồng – Ảnh: MAI VINH

Lâm Đồng ngưng, Bình Phước “lơ”

Theo thông tin của Tuổi Trẻ, các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước cấp phép có thời hạn đến năm 2019 cho 8 đơn vị khai thác cát với công suất cực lớn: 210.000 m3/năm. 

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, phó chủ tịch UBND huyện Cát Tiên, đánh giá cát ở lòng sông Đồng Nai đã cạn kiệt nên những doanh nghiệp có giấy phép không chỉ hút cát giữa sông mà còn dùng vòi sục vào hai bên bờ. 

“Họ giấu kỹ vòi… Khai thác như thế bờ sông sẽ bị khoét sâu kiểu hàm ếch rồi sập…” – ông Phúc bức xúc.

Sông Đồng Nai: cát hút lên, vườn dân đổ xuống - Ảnh 3.

Hàng trăm điểm sạt tạo thành vách dựng đứng cao 4-5m – Ảnh: MAI VINH

Đánh giá của Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng cũng công nhận khai thác cát với công suất quá lớn khiến địa hình lòng sông thay đổi nhanh, là nguyên nhân gây sạt lở trên diện rộng tại đoạn sông Đồng Nai chảy qua một số xã thuộc huyện Cát Tiên.

Ông Nguyễn Văn Đức, trưởng phòng quản lý khoáng sản Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng, cho biết khi người dân báo việc vườn tược bị nhấn chìm, các tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng đã đồng loạt ngưng khai thác cát trên sông Đồng Nai để đánh giá lại trữ lượng. Tuy nhiên, tỉnh Bình Phước không có hành động tương tự. 

Tỉnh Lâm Đồng gửi đề nghị nhiều lần nhưng phía Bình Phước vẫn cho tiếp tục hút cát. Công ty TNHH SX-TM-DV Trường Phát do tỉnh Bình Phước cấp phép với công suất khai thác 40.000 m3/năm vẫn hoạt động ngày đêm.

Khai thác cát trên sông Đồng Nai có nhiều sai phạm

mv_cat tac dong nai-01

Thuyền hút cát công suất lớn vẫn bơm cát cấp tập mặc cho vườn dân bị đổ xuống sông – Ảnh: MAI VINH

Theo ông Phạm S – phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng – các cơ quan chuyên môn đánh giá hoạt động khai thác cát của một số tổ chức cá nhân tại sông Đồng Nai, đoạn giáp ranh giữa các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước chưa tuân thủ đúng các cam kết bảo vệ môi trường và các nội dung theo giấy phép đã cấp, vi phạm về vị trí khai thác khai thác, khai thác không đúng khoảng cách bờ sông tối thiểu và thời gian quy định.

 

Đây là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sạt lở bờ sông Đồng Nai.

MAI VINH