11/01/2025

Quản lý chất thải rắn tại TP.HCM: Kiến nghị tháo gỡ hàng loạt vướng mắc

Ngày 27.10, Sở TN-MT TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng, kiến nghị tháo gỡ hàng loạt vướng mắc đối với các nội dung trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn trên địa bàn.

 

Quản lý chất thải rắn tại TP.HCM: Kiến nghị tháo gỡ hàng loạt vướng mắc.

 

Ngày 27.10, Sở TN-MT TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng, kiến nghị tháo gỡ hàng loạt vướng mắc đối với các nội dung trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn trên địa bàn.




Người dân tham quan Nhà máy điện rác Gò Cát với dây chuyền tự động, khép kín /// Ảnh: Lan Thương

Người dân tham quan Nhà máy điện rác Gò Cát với dây chuyền tự động, khép kínẢNH: LAN THƯƠNG

Cần có tiêu chí xét chọn dự án đầu tư
Theo Sở TN-MT TP.HCM, hiện nay toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP được thu gom và chuyển về các nhà máy xử lý đang hoạt động tại các khu liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt của TP khoảng 8.500 tấn/ngày. Các đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ chôn lấp và công nghệ xử lý chất thải thành phân compost chưa thật sự hoàn thiện và đạt hiệu quả tuyệt đối về kỹ thuật vận hành, cũng như việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc khép kín quy trình xử lý, tái sinh năng lượng.
Để đảm bảo môi trường sống cho người dân, chương trình giảm thiểu ô nhiễm TP của UBND TP.HCM đến năm 2020 đặt chỉ tiêu chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt còn 60%, các công nghệ khác 40%. Ngày 11.6.2017, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 03 về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn TP, trong đó đặt chỉ tiêu chôn lấp chỉ còn 20% vào năm 2025.
Do đó, TP.HCM đang chỉ đạo các đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực hiện cải tạo, nâng cấp thiết bị máy móc của các nhà máy hiện hữu để tăng tỷ lệ tái chế chất thải, bổ sung dây chuyền công nghệ xử lý tiên tiến cũng như kêu gọi đầu tư dự án xử lý bằng công nghệ đốt chất thải rắn sinh hoạt để phát điện…
Tuy nhiên, hiện chưa có tiêu chí để xét chọn dự án đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn nên TP.HCM rất cần có bộ tiêu chí làm cơ sở để thực hiện kêu gọi đầu tư các dự án xử lý bằng công nghệ tiên tiến.
Những vướng mắc cần tháo gỡ
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-9:2016/BXD của Bộ Xây dựng ban hành về công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng có quy định khoảng cách môi trường của trạm trung chuyển là lớn hơn hoặc bằng 20 m. Sở TN-MT TP.HCM cho biết để đáp ứng được quy chuẩn này thì diện tích dành cho khoảng cách cách ly là khá lớn, trong khi đó quỹ đất của TP khá hạn hẹp.
Do đó, Sở kiến nghị Bộ xem xét chấp thuận nội dung: trong trường hợp vị trí trạm trung chuyển không đáp ứng được khoảng cách an toàn môi trường lớn hơn hoặc bằng 20 m, thì trạm trung chuyển phải được đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, có đầy đủ các công trình xử lý môi trường đạt chuẩn theo quy định và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Để công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM triển khai hiệu quả, Sở TN-MT TP.HCM còn kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định cự ly, mẫu hợp đồng thu gom, vận chuyển; hướng dẫn TP trong việc ban hành quy định kiểm tra, giám sát và nghiệm thu hoạt động cung ứng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP theo Nghị định số 130 ngày 16.10.2013 của Chính phủ…
Mới đây, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đến thăm và làm việc tại Nhà máy điện rác Gò Cát (Q.Bình Tân). Đây là đề án thực nghiệm xử lý rác thải thành điện năng do Công ty TNHH thủy lực – máy và Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP.HCM (Citenco) phối hợp đầu tư xây dựng với dây chuyền tự động, khép kín. Từ những kết quả đạt được, lãnh đạo TP đã chỉ đạo 2 đơn vị này nghiên cứu thêm việc xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải sinh hoạt đã qua chôn lấp thành điện, giúp tạo quỹ đất sạch để xây dựng công trình nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân. Đồng thời, cho phép lập đề án xử lý điện rác từ rác thải sinh hoạt với công suất chuyển hóa 1.000 tấn/ngày thành 20 MW điện.

 

Đình Phú