Chúa Kitô chịu đóng đinh là tâm điểm của cuộc đời tôi
Trung tâm của mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô là thế này: Chúa là Đấng yêu mến tôi và hy sinh mạng sống vì tôi. Để đi vào mầu nhiệm này, chúng ta cần suy niệm Cuộc Thương khó, cần cử hành việc đi đàng thánh giá. Để là người Kitô hữu tốt, chúng ta cần đi vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong Thánh lễ sáng 24-10 tại Nhà nguyện Marta.
Chúa Kitô chịu đóng đinh là tâm điểm của cuộc đời tôi
Trung tâm của mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô là thế này: Chúa là Đấng yêu mến tôi và hy sinh mạng sống vì tôi. Để đi vào mầu nhiệm này, chúng ta cần suy niệm Cuộc Thương khó, cần cử hành việc đi đàng thánh giá. Để là người Kitô hữu tốt, chúng ta cần đi vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong Thánh lễ sáng 24-10 tại Nhà nguyện Marta.
Thánh Phaolô tự hào về điều gì
Trong bài đọc trích thư gửi giáo đoàn Roma, Thánh Phaolô sử dụng những cặp từ ngữ tương phản: tội lỗi với ân sủng, bất tuân với tha thứ. Thánh nhân cố gắng giúp chúng ta hiểu điều gì đó. Ngài cảm thấy rất khó để diễn tả cho chúng ta điều ngài muốn nói. Đằng sau những giải thích ấy, là câu chuyện về ơn cứu độ. Khi không đủ ngôn từ để giải thích về Chúa Kitô, thánh Phaolô đẩy chúng ta, ném chúng ta vào trong mầu nhiệm của Chúa Kitô, một mầu nhiệm có đầy nghịch lý. Mầu nhiệm ấy rất khó hiểu, bởi lẽ đó là điều hết sức phong phú, bởi lẽ đó là điều không thể hiểu được nếu chỉ bằng những lý lẽ lập luận. Do đó, để có thể hiểu được rằng, Chúa Giêsu Kitô đã làm tất cả vì tôi vì chúng ta, chúng ta cần chìm sâu vào mầu nhiệm ấy.
Ở nơi khác, Thánh Phaolô nhìn lên Chúa Giêsu Kitô mà nói: “Người yêu mến tôi và hy sinh mạng sống vì tôi. Cần lưu ý rằng, họa hiếm lắm mới có người dám chết thay cho một người công chính, ấy thế mà chỉ có Chúa Giêsu Kitô mới đi hy sinh tính mạng cho một kẻ tội lỗi như tôi.” Với những lời ấy, Thánh Phaolô đã tìm thấy lối đi vào mầu nhiệm Chúa Kitô. Điều ấy không hề dễ dàng, vì đây là một ơn. Không chỉ có cách thánh trong Sổ bộ các Thánh của Giáo hội mới hiểu được mầu nhiệm ấy, mà còn có rất nhiều vị thánh trong đời sống thường ngày hiểu được mầu nhiệm của Chúa. Đó là những con người khiêm tốn đặt niềm hy vọng nơi Chúa, một Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Điều ấy dường như thật là điên rồ. Thế mà Thánh Phaolô đã nói, nếu được tự hào về điều gì, thì thánh nhân chỉ tự hào về tội lỗi của bản thân và tự hào về Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Thánh nhân không hề tự hào vì được là học trò của bậc thầy lỗi lạc Gamaliele trong hội đường. Thánh nhân cũng chẳng tự hào về những điều gì khác. Điều Thánh Phaolô nói quả là nghịch lý. Nghịch lý này dẫn chúng ta đến mầu nhiệm Chúa Giêsu, Đấng chịu đóng đinh. Nghịch lý này dẫn chúng ta đến cuộc đối thoại với những tội lỗi của bản thân.
Chúa Giêsu yêu mến tôi và hiến mạng sống vì tôi
Khi đi tham dự Thánh lễ, chúng ta biết rằng, Chúa Giêsu đến trong Lời của Chúa. Thế nhưng, nếu chỉ dừng lại ở Lời mà thôi, thì chưa đủ để đi vào mầu nhiệm cao cả ấy. Để đi vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô cách sâu xa hơn, chúng ta cần đi vào vực thẳm của lòng thương xót, ở nơi đó không còn ngôn từ nào nữa, mà chỉ còn sự ấm áp của vòng tay ôm che chở của tình yêu mến. Vì yêu mến mà Chúa đã chết vì tôi. Chúng ta đi xưng tội vì chúng ta đã phạm tội. Đúng như thế. Chúng ta phải từ bỏ tội lỗi, và chúng ta nói: Chúa đã tha thứ tội lỗi cho tôi. Sau đó, chúng ta ra đi và cảm thấy bình an hạnh phúc. Nếu chỉ làm như thế, chúng ta chưa đi vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô. Nếu tôi đi xưng tội, nếu tôi đến đó để gặp Chúa Giêsu Kitô, thì tôi mới bước vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, để đi vào vòng tay ôm tha thứ của Chúa như Thánh Phaolô nói, đi vào ơn tha thứ nhưng không của Chúa.
Khi được hỏi: Tại sao Chúa Giêsu lại làm tất cả những điều ấy vì bạn? Có lẽ bạn sẽ trả lời: Vì Ngài là Con Thiên Chúa. Có lẽ bạn sẽ nói những điều liên quan đến giáo lý. Những điều ấy thì đúng, nhưng điểm trung tâm của mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô là thế này: Chúa yêu mến tôi và hiến mạng sống vì tôi. Việc hiểu biết mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô không phải là vấn đề nghiên cứu, nhưng hoàn toàn là ơn sủng nhưng không.
Suy gẫm Cuộc Thương khó của Chúa Kitô
Do đó, có bài tập để thực hành, đó là đi Đàng Thánh Giá. Đó là cùng đồng hành với Chúa Giêsu trên những nẻo đường. Ở nơi đó, chúng ta được dẫn vào vòng tay ôm tha thứ và hòa bình. Thật là đẹp biết bao khi thực hành Đàng Thánh Giá. Hãy làm điều ấy ngay cả trong gia đình. Hãy suy niệm từng giây phút của cuộc Thương Khó Chúa. Những vị thánh vĩ đại luôn khuyên rằng, để bắt đầu đời sống tâm linh, hãy đến với cuộc gặp gỡ trong mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Thánh Têrêsa khuyên các nữ tu rằng: để tiến tới trong việc cầu nguyện và chiêm niệm, ngay cả những bậc cầu nguyện cao nhất, thì hãy bắt đầu với việc suy niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa. Thánh Giá Chúa Kitô. Chúa Kitô trên thập giá. Hãy bắt đầy suy gẫm. Hãy làm như thế, để có thể hiểu được trong cõi lòng mình rằng: Đấng ấy đã yêu mến tôi và hiến mạng sống vì tôi, Người đã yêu mến cho đến chết vì tôi.
Tôi là một Kitô hữu tốt. Tôi đi tham dự thánh lễ. Tôi làm các công việc bác ái từ bi thương xót. Tôi cầu nguyện siêng năng. Tôi giáo dục con cái tử tế. Những điều ấy rất tốt, nhưng tôi có thể tự hỏi mình: “Này bạn, bạn đã làm tất cả những điều ấy, nhưng bạn có ở trong mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô không?” Điều ấy có lẽ bạn không để ý. Chúng ta hãy cầu nguyện cùng Thánh Phaolô, thánh nhân là nhân chứng đích thật về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta hãy cầu nguyện với thánh nhân, để cùng với ngài, chúng ta nhận được ơn đi vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã yêu mến tôi và hy sinh mạng sống vì tôi, vì chúng ta. Đấng đã làm cho chúng ta trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Đấng đã tha thứ cho chúng ta tất cả tội lỗi, ngay cả những mối tội đầu, những nết xấu. Chúng ta hãy nhìn lên Thánh Giá Chúa, là biểu tượng của mầu nhiệm vĩ đại nhất trong công trình sáng tạo. Chúa Kitô chịu đóng đinh là trung tâm của lịch sử, là tâm điểm của cuộc đời tôi.
Ở nơi khác, Thánh Phaolô nhìn lên Chúa Giêsu Kitô mà nói: “Người yêu mến tôi và hy sinh mạng sống vì tôi. Cần lưu ý rằng, họa hiếm lắm mới có người dám chết thay cho một người công chính, ấy thế mà chỉ có Chúa Giêsu Kitô mới đi hy sinh tính mạng cho một kẻ tội lỗi như tôi.” Với những lời ấy, Thánh Phaolô đã tìm thấy lối đi vào mầu nhiệm Chúa Kitô. Điều ấy không hề dễ dàng, vì đây là một ơn. Không chỉ có cách thánh trong Sổ bộ các Thánh của Giáo hội mới hiểu được mầu nhiệm ấy, mà còn có rất nhiều vị thánh trong đời sống thường ngày hiểu được mầu nhiệm của Chúa. Đó là những con người khiêm tốn đặt niềm hy vọng nơi Chúa, một Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Điều ấy dường như thật là điên rồ. Thế mà Thánh Phaolô đã nói, nếu được tự hào về điều gì, thì thánh nhân chỉ tự hào về tội lỗi của bản thân và tự hào về Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Thánh nhân không hề tự hào vì được là học trò của bậc thầy lỗi lạc Gamaliele trong hội đường. Thánh nhân cũng chẳng tự hào về những điều gì khác. Điều Thánh Phaolô nói quả là nghịch lý. Nghịch lý này dẫn chúng ta đến mầu nhiệm Chúa Giêsu, Đấng chịu đóng đinh. Nghịch lý này dẫn chúng ta đến cuộc đối thoại với những tội lỗi của bản thân.
Chúa Giêsu yêu mến tôi và hiến mạng sống vì tôi
Khi đi tham dự Thánh lễ, chúng ta biết rằng, Chúa Giêsu đến trong Lời của Chúa. Thế nhưng, nếu chỉ dừng lại ở Lời mà thôi, thì chưa đủ để đi vào mầu nhiệm cao cả ấy. Để đi vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô cách sâu xa hơn, chúng ta cần đi vào vực thẳm của lòng thương xót, ở nơi đó không còn ngôn từ nào nữa, mà chỉ còn sự ấm áp của vòng tay ôm che chở của tình yêu mến. Vì yêu mến mà Chúa đã chết vì tôi. Chúng ta đi xưng tội vì chúng ta đã phạm tội. Đúng như thế. Chúng ta phải từ bỏ tội lỗi, và chúng ta nói: Chúa đã tha thứ tội lỗi cho tôi. Sau đó, chúng ta ra đi và cảm thấy bình an hạnh phúc. Nếu chỉ làm như thế, chúng ta chưa đi vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô. Nếu tôi đi xưng tội, nếu tôi đến đó để gặp Chúa Giêsu Kitô, thì tôi mới bước vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, để đi vào vòng tay ôm tha thứ của Chúa như Thánh Phaolô nói, đi vào ơn tha thứ nhưng không của Chúa.
Khi được hỏi: Tại sao Chúa Giêsu lại làm tất cả những điều ấy vì bạn? Có lẽ bạn sẽ trả lời: Vì Ngài là Con Thiên Chúa. Có lẽ bạn sẽ nói những điều liên quan đến giáo lý. Những điều ấy thì đúng, nhưng điểm trung tâm của mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô là thế này: Chúa yêu mến tôi và hiến mạng sống vì tôi. Việc hiểu biết mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô không phải là vấn đề nghiên cứu, nhưng hoàn toàn là ơn sủng nhưng không.
Suy gẫm Cuộc Thương khó của Chúa Kitô
Do đó, có bài tập để thực hành, đó là đi Đàng Thánh Giá. Đó là cùng đồng hành với Chúa Giêsu trên những nẻo đường. Ở nơi đó, chúng ta được dẫn vào vòng tay ôm tha thứ và hòa bình. Thật là đẹp biết bao khi thực hành Đàng Thánh Giá. Hãy làm điều ấy ngay cả trong gia đình. Hãy suy niệm từng giây phút của cuộc Thương Khó Chúa. Những vị thánh vĩ đại luôn khuyên rằng, để bắt đầu đời sống tâm linh, hãy đến với cuộc gặp gỡ trong mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Thánh Têrêsa khuyên các nữ tu rằng: để tiến tới trong việc cầu nguyện và chiêm niệm, ngay cả những bậc cầu nguyện cao nhất, thì hãy bắt đầu với việc suy niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa. Thánh Giá Chúa Kitô. Chúa Kitô trên thập giá. Hãy bắt đầy suy gẫm. Hãy làm như thế, để có thể hiểu được trong cõi lòng mình rằng: Đấng ấy đã yêu mến tôi và hiến mạng sống vì tôi, Người đã yêu mến cho đến chết vì tôi.
Tôi là một Kitô hữu tốt. Tôi đi tham dự thánh lễ. Tôi làm các công việc bác ái từ bi thương xót. Tôi cầu nguyện siêng năng. Tôi giáo dục con cái tử tế. Những điều ấy rất tốt, nhưng tôi có thể tự hỏi mình: “Này bạn, bạn đã làm tất cả những điều ấy, nhưng bạn có ở trong mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô không?” Điều ấy có lẽ bạn không để ý. Chúng ta hãy cầu nguyện cùng Thánh Phaolô, thánh nhân là nhân chứng đích thật về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta hãy cầu nguyện với thánh nhân, để cùng với ngài, chúng ta nhận được ơn đi vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã yêu mến tôi và hy sinh mạng sống vì tôi, vì chúng ta. Đấng đã làm cho chúng ta trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Đấng đã tha thứ cho chúng ta tất cả tội lỗi, ngay cả những mối tội đầu, những nết xấu. Chúng ta hãy nhìn lên Thánh Giá Chúa, là biểu tượng của mầu nhiệm vĩ đại nhất trong công trình sáng tạo. Chúa Kitô chịu đóng đinh là trung tâm của lịch sử, là tâm điểm của cuộc đời tôi.
Tứ Quyết SJ