ĐHY Bo: “Myanmar cần được chữa lành và hoà giải”
Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Fides trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Myanmar sắp diễn ra (từ ngày 27 đến 30 tháng 10 năm 2017), Đức Hồng y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, đã tóm tắt về tình hình ở quốc gia này như sau: “Myanmar cần được chữa lành và hoà giải.”
ĐHY Bo: “Myanmar cần được chữa lành và hoà giải”
WHĐ (20.10.2017) – Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Fides trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Myanmar sắp diễn ra (từ ngày 27 đến 30 tháng 10 năm 2017), Đức Hồng y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, đã tóm tắt về tình hình ở quốc gia này như sau: “Myanmar cần được chữa lành và hoà giải.”
Fides: Myanmar ở đâu sau những thay đổi lớn trong những năm gần đây?
Đức Hồng y Bo: Myanmar đang ở ngã ba đường của lịch sử. Hành trình của chúng tôi hướng tới nền dân chủ bảo đảm cho mọi người có nhiều quyền hơn và tự do hơn. Chúng tôi tự hào là công dân của quốc gia vĩ đại này là Myanmar. Chúng tôi tự hào là một đất nước được chúc phúc dồi dào với nhiều nguồn tài nguyên. Đây là một vùng đất vàng. Giấc mơ của chúng tôi là làm cho nó trở nên “vàng” cho mọi người, nhờ hoà bình. Hoà bình là điều trước hết, là thiện ích lớn nhất. Trẻ em và người trẻ sẽ được hưởng lợi từ những hoa trái của hoà bình. Một nước Myanmar mới, hoà bình và thịnh vượng, là điều có thể. Chúng tôi là một quốc gia gồm bảy nhóm sắc tộc lớn và 135 dân tộc ít người. Mỗi người trong chúng tôi tô điểm cho đất nước mình như những bông hoa đầy màu sắc của một khu vườn rộng lớn. Dân tộc Myanmar giờ đây phải nghĩ đến việc xây dựng hoà bình, nhà nước và quốc gia.
– Đức Hồng y có thể nói gì về cuộc khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya, đang chiếm hàng đầu trong các tin tức quốc tế?
– Những sự kiện bi thảm liên quan đến người dân ở bang Rakhine khiến cho Myanmar nổi bật trong các tin tức quốc tế. Mọi người trên thế giới đều muốn tặng Myanmar một lời khuyên. Lúc này chúng tôi phải đoàn kết và phải nói với thế giới rằng chúng tôi có can đảm và có nghị lực về phương diện đạo lý để giải quyết các vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi phải nói với cả thế giới rằng một nước Myanmar mới, đầy quảng đại và hy vọng, đang vươn mình lên. Chúng tôi đã tìm kiếm các giải pháp bất bạo động trong cuộc đấu tranh để đạt được dân chủ và chúng tôi là một quốc gia nhận ra mình nơi những lời dạy của Đức Phật, Người dạy rằng phải từ bi với hết mọi người. Aung San Suu Kyi vẫn là hy vọng của hàng triệu người mong muốn con người được phát triển, mong muốn công lý và hoà giải. Bà đã hy sinh rất nhiều cho đất nước này và cho nền dân chủ. Dân tộc Myanmar đã bầu chọn bà và tín nhiệm bà. Thế giới cần thông cảm cho bà và ủng hộ bà.
– Đức Hồng y có nghĩ rằng Myanmar đang đi đúng hướng để có hoà bình và phát triển?
– Myanmar là một quốc gia trẻ, với 40% dân số dưới 30 tuổi. Chúng tôi đang chứng tỏ với thế giới rằng, khi cho con cái chúng tôi một cơ hội, chúng có thể phối hợp được trí thông minh và năng lực. Vì thế tôi sẽ nói rằng tương lai là của chúng tôi. Tất cả các nước giàu trên thế giới không có dân số trẻ như chúng tôi. Trong vòng mười năm nữa, chúng tôi sẽ là một quốc gia mạnh, dù các vấn đề và nỗi đau khổ vẫn còn đang diễn ra. Có một bình minh mới của niềm hy vọng. Chúng tôi đang tiến bước và chúng tôi là một quốc gia với niềm tự hào mình là một phần của cộng đồng quốc tế.
– Những thách đố chính đối với Myanmar là gì?
– Trong những thách đố mà Myanmar phải đối mặt, tôi nghĩ đến hàng triệu người trẻ Myanmar đang sống ở nước ngoài trong cảnh nô lệ và là nạn nhân của nạn buôn người. Một vấn đề phát sinh từ nghèo đói: sẽ không có hoà bình nếu không có công lý về kinh tế. Hơn 40% người dân của chúng tôi là người nghèo. Cũng cần có “công lý môi trường”, đó là điều cần thiết cho hoà bình. Hầu hết các cuộc xung đột với các dân tộc ít người đều do việc chia sẻ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
– Đâu là vai trò của tôn giáo trong xã hội?
– Tôn giáo có vai trò thúc đẩy và cầu nguyện cho công lý, hoà bình, cho nhân phẩm; sứ mệnh này liên kết mọi tôn giáo. Chẳng có tôn giáo nào rao giảng hận thù. Những kẻ nhân danh tôn giáo để tuyên truyền thù hận là những kẻ thù thực sự của tôn giáo ấy. Chúng tôi khao khát hoà bình, và chúng tôi phải là những tác nhân xây dựng hoà bình. Đất nước chúng tôi đã gánh chịu những vết thương hằn sâu của chia rẽ và hận thù. Tha thứ là con đường dẫn đến sự chữa lành. Chúng tôi được kêu gọi mang ánh sáng niềm vui đến cho những người sống trong bóng tối của sợ hãi, hận thù và buồn đau. Chúng tôi sẽ đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô với tinh thần ấy.
Fides: Myanmar ở đâu sau những thay đổi lớn trong những năm gần đây?
Đức Hồng y Bo: Myanmar đang ở ngã ba đường của lịch sử. Hành trình của chúng tôi hướng tới nền dân chủ bảo đảm cho mọi người có nhiều quyền hơn và tự do hơn. Chúng tôi tự hào là công dân của quốc gia vĩ đại này là Myanmar. Chúng tôi tự hào là một đất nước được chúc phúc dồi dào với nhiều nguồn tài nguyên. Đây là một vùng đất vàng. Giấc mơ của chúng tôi là làm cho nó trở nên “vàng” cho mọi người, nhờ hoà bình. Hoà bình là điều trước hết, là thiện ích lớn nhất. Trẻ em và người trẻ sẽ được hưởng lợi từ những hoa trái của hoà bình. Một nước Myanmar mới, hoà bình và thịnh vượng, là điều có thể. Chúng tôi là một quốc gia gồm bảy nhóm sắc tộc lớn và 135 dân tộc ít người. Mỗi người trong chúng tôi tô điểm cho đất nước mình như những bông hoa đầy màu sắc của một khu vườn rộng lớn. Dân tộc Myanmar giờ đây phải nghĩ đến việc xây dựng hoà bình, nhà nước và quốc gia.
– Đức Hồng y có thể nói gì về cuộc khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya, đang chiếm hàng đầu trong các tin tức quốc tế?
– Những sự kiện bi thảm liên quan đến người dân ở bang Rakhine khiến cho Myanmar nổi bật trong các tin tức quốc tế. Mọi người trên thế giới đều muốn tặng Myanmar một lời khuyên. Lúc này chúng tôi phải đoàn kết và phải nói với thế giới rằng chúng tôi có can đảm và có nghị lực về phương diện đạo lý để giải quyết các vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi phải nói với cả thế giới rằng một nước Myanmar mới, đầy quảng đại và hy vọng, đang vươn mình lên. Chúng tôi đã tìm kiếm các giải pháp bất bạo động trong cuộc đấu tranh để đạt được dân chủ và chúng tôi là một quốc gia nhận ra mình nơi những lời dạy của Đức Phật, Người dạy rằng phải từ bi với hết mọi người. Aung San Suu Kyi vẫn là hy vọng của hàng triệu người mong muốn con người được phát triển, mong muốn công lý và hoà giải. Bà đã hy sinh rất nhiều cho đất nước này và cho nền dân chủ. Dân tộc Myanmar đã bầu chọn bà và tín nhiệm bà. Thế giới cần thông cảm cho bà và ủng hộ bà.
– Đức Hồng y có nghĩ rằng Myanmar đang đi đúng hướng để có hoà bình và phát triển?
– Myanmar là một quốc gia trẻ, với 40% dân số dưới 30 tuổi. Chúng tôi đang chứng tỏ với thế giới rằng, khi cho con cái chúng tôi một cơ hội, chúng có thể phối hợp được trí thông minh và năng lực. Vì thế tôi sẽ nói rằng tương lai là của chúng tôi. Tất cả các nước giàu trên thế giới không có dân số trẻ như chúng tôi. Trong vòng mười năm nữa, chúng tôi sẽ là một quốc gia mạnh, dù các vấn đề và nỗi đau khổ vẫn còn đang diễn ra. Có một bình minh mới của niềm hy vọng. Chúng tôi đang tiến bước và chúng tôi là một quốc gia với niềm tự hào mình là một phần của cộng đồng quốc tế.
– Những thách đố chính đối với Myanmar là gì?
– Trong những thách đố mà Myanmar phải đối mặt, tôi nghĩ đến hàng triệu người trẻ Myanmar đang sống ở nước ngoài trong cảnh nô lệ và là nạn nhân của nạn buôn người. Một vấn đề phát sinh từ nghèo đói: sẽ không có hoà bình nếu không có công lý về kinh tế. Hơn 40% người dân của chúng tôi là người nghèo. Cũng cần có “công lý môi trường”, đó là điều cần thiết cho hoà bình. Hầu hết các cuộc xung đột với các dân tộc ít người đều do việc chia sẻ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
– Đâu là vai trò của tôn giáo trong xã hội?
– Tôn giáo có vai trò thúc đẩy và cầu nguyện cho công lý, hoà bình, cho nhân phẩm; sứ mệnh này liên kết mọi tôn giáo. Chẳng có tôn giáo nào rao giảng hận thù. Những kẻ nhân danh tôn giáo để tuyên truyền thù hận là những kẻ thù thực sự của tôn giáo ấy. Chúng tôi khao khát hoà bình, và chúng tôi phải là những tác nhân xây dựng hoà bình. Đất nước chúng tôi đã gánh chịu những vết thương hằn sâu của chia rẽ và hận thù. Tha thứ là con đường dẫn đến sự chữa lành. Chúng tôi được kêu gọi mang ánh sáng niềm vui đến cho những người sống trong bóng tối của sợ hãi, hận thù và buồn đau. Chúng tôi sẽ đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô với tinh thần ấy.
(Agenzia Fides)
Minh Đức