12/01/2025

‘Ong thợ’ Trường Sa: Vụ nổ lịch sử mở luồng Đá Lớn’Ong thợ’ Trường Sa: Vụ nổ lịch sử mở luồng Đá Lớn

Sau sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đánh chiếm Gạc Ma và một số đảo chìm, bãi cạn của VN ở quần đảo Trường Sa ngày 14.3.1988, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương tìm cách đưa tàu chiến đấu ra trực tại Trường Sa để răn đe, giảm sự uy hiếp của Trung Quốc.

 

‘Ong thợ’ Trường Sa: Vụ nổ lịch sử mở luồng Đá Lớn.

Sau sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đánh chiếm Gạc Ma và một số đảo chìm, bãi cạn của VN ở quần đảo Trường Sa ngày 14.3.1988, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương tìm cách đưa tàu chiến đấu ra trực tại Trường Sa để răn đe, giảm sự uy hiếp của Trung Quốc.




Luồng Đá Lớn được mở bởi bộ đội công binh trung đoàn 83 ảnh tư liệu quân chủng Hải quân.

Trung đoàn công binh 83 nhận lệnh “bằng mọi cách phải mở luồng nối biển với hồ ở đảo Đá Lớn, lấy đường cho tàu trọng tải lớn vào đậu đỗ lâu ngày, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quần đảo”.
'Ong thợ' Trường Sa: Vụ nổ lịch sử mở luồng Đá Lớn - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

‘Mái nhà’ cho ngư dân giữa Trường Sa

Một âu tàu có sức chứa hàng trăm tàu với nhiều dịch vụ hỗ trợ vừa được Bộ NN-PTNT đưa vào sử dụng ở quần đảo Trường Sa giúp ngư dân yên tâm đánh bắt hải sản xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Làm đảo nhân tạo trên đảo tự nhiên
Trong cuốn Lịch sử trung đoàn công binh 83 hải quân 1958 – 1998 do Nhà xuất bản QĐND phát hành năm 1998, rất nghèo nàn toàn con số và tránh nói đến các sự kiện “nhạy cảm” như 14.3.1988, ghi vắn tắt về sự kiện mở luồng Đá Lớn: Trung đoàn công binh 83 giao nhiệm vụ mở luồng cho tiểu đoàn 886. Tiểu đoàn trưởng Phạm Như Mứt trực tiếp đi với đại đội 5 do đồng chí Dương Văn Chóng chỉ huy vừa đi Đá Lớn mở luồng vừa dựng nhà C2, sửa chữa nhà C3. Các đại đội khác đóng gói, vận chuyển 1.600 tấn thuốc nổ ra đảo.
Thiếu tướng Hoàng Kiền khi đó mới là thiếu tá phó tham mưu trưởng trung đoàn, trực tiếp chỉ huy toàn bộ khung công binh mở luồng Đá Lớn, kể: Từ đầu năm 1990, chỉ huy đơn vị liên tục họp triển khai nhiệm vụ. Tháng 3.1990, khung thi công ra tới đảo. Lúc này gió mùa đông bắc còn rất mạnh, tàu phải neo ở phía tây nam chờ đảo thả xuồng kéo dây dài 5 km để đưa thuốc nổ vào vị trí thi công phía đông bắc của đảo. Mỗi ngày 1 xuồng chỉ chở được 2 chuyến vật liệu và con người nên tiến độ thi công rất chậm. Thời điểm này, Tư lệnh Giáp Văn Cương điều 2 tàu đổ bộ loại LCU chở 2 xe tăng lội nước PT76 ra trực chiến. Thấy tiến độ chậm trong sóng gió mạnh, lữ đoàn phó – tham mưu trưởng lữ đoàn 955 chỉ huy biên đội trực chiến, đi xuồng máy sang nài nỉ: “Các anh làm sớm luồng vào hồ. Cứ thế này thì tàu và tăng chúng tôi chìm hết”.
Ngay sau đó, ông Kiền cho nổ lượng nổ 40 tấn, tạo 2 mô đá như 2 đảo nhỏ ở hai bên cửa luồng và di chuyển bộ đội lên ở tại đó, không phải ra vào tàu hằng ngày. Từ đây, tiến độ nhanh hơn hẳn so với lúc ăn ở và di chuyển trên tàu.


Vụ nổ lịch sử mở luồng Đá Lớn1

Quả nổ 110 tấn TNT mở thông luồng Đá Lớn ngày 1.5.1990

Suýt chết vì giông lốc
Đêm 5.4.1990 là đêm suýt chết với 70 cán bộ chiến sĩ công binh thi công luồng Đá Lớn. Ông Hoàng Đình Đạm, nguyên cán bộ đơn vị, nhớ lại: Khoảng 1 giờ sáng, anh em đang ngủ thì trời nổi giông, sóng cao 2 – 3 m ào qua 2 đảo nhân tạo làm sập hết nhà bạt, kéo theo đồ đạc tư trang, nồi niêu xoong chảo khiến bộ đội la hét nhốn nháo. Thiếu tá Hoàng Kiền dùng đèn pin soi khắp cả hai bờ luồng, chỉ huy bộ đội bám vào các dây neo để không bị cuốn trôi. Sau hơn 1 giờ cầm cự, cơn giông mới tan. Chỉ huy đơn vị tập hợp hai bờ kiểm tra điểm danh quân số và hú hồn khi thấy 70 người có mặt đầy đủ. Sau đó cả khung thức trắng đêm củng cố lại lán trại, bàn biện pháp thi công và lấy biểu quyết ở đảo hay lại lên tàu. 100% biểu quyết ở lại và nguyên một ngày sau đó, tất cả cùng vác đá san hô đắp thành con đê bao xung quanh lán trại để chống sóng đánh tràn qua…
Ông Võ Hồng Kháng, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật công binh, kể: Có buổi chiều, anh em ngồi trên đoàn xuồng gồm 7 chiếc đang đi giữa hồ thì giông lốc nổi lên làm dây kéo các xuồng với nhau bị đứt. Xuồng máy kéo cả đoàn (anh Hoàng Kiền ngồi trên xuồng này) lại hỏng máy, mọi người phải lấy xẻng làm mái chèo cố gắng bơi lại gần nhau để kéo tay nối dây. Sóng to có khả năng đứt cơ tay nên mọi người đành buông, xuồng lạc tứ tán, đến đêm mới tìm được về tàu thắp hết đèn đuốc làm cọc tiêu. Cả đêm ấy không ai ngủ được vì xuồng anh Kiền mãi chưa về. Tảng sáng, anh em trên boong hú hét điên cuồng khi thấy xuồng lóp ngóp bơi về tàu. Thì ra cả đêm sóng quá to, xuồng dạt nên anh Kiền và 4 chiến sĩ phải trú ở mấy mô đá.


Vụ nổ lịch sử mở luồng Đá Lớn2

Bộ đội công binh trung đoàn 83 bốc dỡ đá xây dựng công trình trên đảo chìm Trường Sa, tháng 5.1988ẢNH: NGUYỄN VIẾT THÁI

Quả nổ 110 tấn
 
 
Sau khi mở luồng Đá Lớn, năm 1991 công binh trung đoàn 83 tiếp tục phá đá mồ côi, cải tạo lòng hồ ở đảo với chiều dài 600 m, chiều rộng 300 m, đảm bảo cho tàu vào hồ cơ động, neo đậu an toàn. Việc phá đá mở luồng và cải tạo lòng hồ làm đúng kỹ thuật, có hiệu quả nên đã vượt thời gian quy định. Đây là công trình thi công bằng phương pháp nổ mìn có quy mô lớn nhất nước ta.
 

Quá trình thi công nổ luồng Đá Lớn là sau các công đoạn xuống đáy biển thăm dò tìm vị trí có đá ngầm, sau đó đặt đủ lượng nổ theo thiết kế rồi điểm hỏa phá đá. Tất nhiên, trước khi nổ phải sơ tán lực lượng lên tàu và chạy hết tốc lực ra khỏi khu vực nguy hiểm. Là kỹ sư công trình, thiếu tá Hoàng Kiền thấy lượng nổ dài khiến đất đá chủ yếu bắn tung văng sang 2 bên nên tranh thủ ngay việc kiểm tra sóng xung kích tác động lên công sự, để phục vụ cho quá trình xây dựng công sự phục vụ chiến đấu. Ông cho làm công sự bằng gỗ, xếp đá dày xung quanh, chừa lại lỗ quan sát và đứng bên trong cùng 3 cán bộ, chỉ cách tâm lượng nổ 300 m và khối lượng thuốc cho nổ là 30 tấn thuốc nổ TNT.

Khi điểm hoả, sóng nổ đẩy vào công sự toàn bùn cát đen ngòm làm mọi người ngã vật, hỏng luôn chiếc máy ảnh duy nhất. Thoát cơn nguy hiểm, thiếu tá Hoàng Kiền cười sung sướng phần vì thoát chết, phần vì rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu…
Từ vụ nổ này, lượng thuốc nổ ngày càng tăng dần về khối lượng và lúc quyết định đánh thông cửa luồng, quả nổ lên đến 110 tấn – quả nổ lớn nhất được sử dụng tại VN trong quá trình xây dựng công trình, lớn gấp 3 quả nổ được sử dụng trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình (37 tấn). Kể lại câu chuyện, thiếu tướng Hoàng Kiền rành mạch: “Lúc ấy đảo Đá Lớn đã dựng một căn nhà C1 cách tâm lượng nổ khoảng 3 km. Hôm nổ xong quả 80 tấn, anh đảo trưởng chèo xuồng sang tìm tôi phản đối: “Các anh nổ vậy gây chấn động rất mạnh, có nguy cơ vỡ bể nước ngầm. Nếu hôm sau cho nổ 112 tấn thuốc, nhà chúng tôi sẽ sập”. Mặc dù đã kiểm tra lại thiết kế và tính toán chi tiết để khẳng định không sao, nhưng công binh phải thương lượng chỉ cho nổ 110 tấn thuốc và khi điểm hỏa, ông Kiền đứng trên nóc nhà C1 để bộ đội đảo yên tâm.
Buổi sáng 1.5.1990 chính thức thông luồng đảo Đá Lớn. Các tàu chạy cách xa đảo 10 km, quân số làm nhiệm vụ không được xuống nước để tránh sức ép làm vỡ ngực, bộ đội trên đảo sơ tán khỏi nhà vì sợ sập đè chết người… Thiếu tá Hoàng Kiền đứng trên nóc nhà C1 ra lệnh điểm hoả. Sau một tiếng nổ long trời lở đất, ngôi nhà đung đưa như bị động đất mạnh, vụ nổ tạo ra cột khói bụi hơi nước bốc cao như hình nấm suốt từ 10 giờ sáng đến chiều tối chưa tan. Vụ nổ này không những thông cửa luồng cho tàu thuyền trọng tải lớn dễ dàng ra vào hồ Đá Lớn, mà còn là dịp kiểm tra sự vững chắc của nhà cửa, công sự, bể nước ngầm và nhất là có khả năng chống lại các loại bom phá của đối phương.
Đúng 2 ngày sau, cơn bão số 1 tràn qua khu vực Trường Sa gây thiệt hại lớn. Lúc này 2 chiếc LCU chở 2 xe tăng PT76 và tàu HQ-613 chở công binh xây dựng đã có luồng vào hồ Đá Lớn tránh trú. Nếu không kịp thời, cả 3 chiếc tàu, 2 xe tăng và hàng trăm bộ đội không biết có còn nguyên vẹn sau bão, thiếu tướng Hoàng Kiền kể. (Còn tiếp)

'Ong thợ' Trường Sa: Vụ nổ lịch sử mở luồng Đá Lớn - ảnh 6

TIN LIÊN QUAN

Nhà báo Đình Quân với Trường Sa

Vậy là tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của một đồng nghiệp chúng tôi vào sáng 6.9.2017 – nhà báo Đình Quân, phóng viên Báo Tiền Phong thường trú tại Nha Trang!


Mai Thanh Hải