Đức TGM Martin: Thù nghịch giữa các niềm tin Kitô là nguồn gốc của “xì căng đan”
Khi người ta ở ngoài nhìn vào, “đặc biệt là hòn đảo Ireland này, người ta thấy lịch sử của chia rẽ và giáo phái, sự bất bao dung, những lời buộc tội lẫn nhau, và sự thù địch công khai trong gia đình Kitô giáo. Đó là một “xì căng đan”.
Đức TGM Martin: Thù nghịch giữa các niềm tin Kitô là nguồn gốc của “xì căng đan”
Khi người ta ở ngoài nhìn vào, “đặc biệt là hòn đảo Ireland này, người ta thấy lịch sử của chia rẽ và giáo phái, sự bất bao dung, những lời buộc tội lẫn nhau, và sự thù địch công khai trong gia đình Kitô giáo. Đó là một “xì căng đan”. Đức Tổng Giám mục Eamon Martin, Giáo chủ Giáo hội Công giáo Ireland, đã nhận định như thế trong bài phát biểu về chủ đề “Hoà giải cải cách” tại Nhà thờ Chính toà Thánh Patrick của Giáo hội Ireland.
Đức Tổng Giám mục Martin đến thuyết trình ở Armagh theo lời mời của Đức Tổng Giám mục Richard Clarke của Giáo hội Anh giáo Ireland và Mục sư Nhà thờ Chính toà Gregory Dunstan. Đức cha Martin đã nhấn mạnh đến sự cần thiết hoà giải giữa các niềm tin Kitô và sự hiệp nhất trong các vấn đề đạo đức luân lý quan trọng.
Đức cha Martin nhận định rằng vai trò của tôn giáo và đức tin trong xã hội Ireland, Bắc và Nam, đã thay đổi nhanh chóng rõ rệt do ảnh hưởng của trào lưu tục hoá và có thể thấy rõ trong việc giảm sút số người tham dự thánh lễ và các ơn gọi phục vụ. Càng ngày càng nhiều người sống như không có Chúa hay không có niềm tin tôn giáo. Ngài tin rằng các truyền thống Kitô giáo khác nhau được kêu mời liên kết những nỗ lực từ niềm hy vọng chắc chắn cho thế giới.
Đức cha kêu gọi các Kitô hữu trình bày cho thế giới xác tín chắc chắn của Kitô giáo về sự thánh thiêng của sự sống con người cũng như phẩm giá của họ, về tính trung tâm của gia đình, sự liên đới và cần thiết phân bố đều các tài nguyên trên thế giới, về một xã hội được đánh dấu bởi hoà bình, công bình và chăm sóc cho tất cả, đặc biệt những người dễ bị tổn thương nhất. Ngài giải thích rằng để làm như thế, cần tìm ra những cách thức mới để trình bày quan điểm chắc chắn và chân thành của chúng ta cùng với những quan điểm của các niềm tin khác và những người không có tín ngưỡng, trong cuộc đối thoại về các vấn đề và giá trị quan trọng. Nếu chúng ta cùng nhau thực hiện điều này và ở nơi có thể, tất cả chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng ta có tiếng nói đoàn kết về các vấn đề đạo đức quan trọng của thời đại chúng ta.
Đức cha Martin cũng nhắc đến chuyến viếng thăm Lund, Thuỵ Điển, của Đức Giáo hoàng Phanxicô vào tháng 10 năm ngoái. Đó là giây phút lịch sử, vui mừng và ngạc nhiên. Đức cha ngạc nhiên vì Đức Giáo hoàng được mời và cũng ngạc nhiên vì Đức Giáo hoàng đã nhận lời. Đức cha cũng cám ơn lời mời của Đức Tổng Giám mục Richard Clarke và Mục sư chánh sở Nhà thờ Chính toà Gregory Dunstan.
Đức cha nhận định rằng các sự kiện ở Lund vào năm ngoái khuyến khích tất cả chúng ta tìm những con đường hoà giải cải cách. Theo Đức cha, điều này có thể được thực hiện qua tình bạn cá nhân và sự tin tưởng giúp xây nhịp cầu và hoà giải cải cách, qua cuộc gặp gỡ Chúa Kitô trong Thánh Kinh và cầu nguyện được chia sẻ cho nhau và bằng cách tăng cường chia sẻ các chứng nhân Kitô giáo trên đảo Ireland này.
Những lời kêu gọi của Đức cha Eamon Martin được xướng lên trong bối cảnh có âm mưu khuấy động chiến tranh tôn giáo ở Bắc Ireland. Chính quyền Bắc Ireland cho biết một nhóm bán quân sự thuộc phái Tin Lành Bắc Ireland đứng đằng sau những đe doạ buộc 4 gia đình Công giáo phải bỏ nhà chạy trốn. (Sismografo 08/10/2017)
Đức Tổng Giám mục Martin đến thuyết trình ở Armagh theo lời mời của Đức Tổng Giám mục Richard Clarke của Giáo hội Anh giáo Ireland và Mục sư Nhà thờ Chính toà Gregory Dunstan. Đức cha Martin đã nhấn mạnh đến sự cần thiết hoà giải giữa các niềm tin Kitô và sự hiệp nhất trong các vấn đề đạo đức luân lý quan trọng.
Đức cha Martin nhận định rằng vai trò của tôn giáo và đức tin trong xã hội Ireland, Bắc và Nam, đã thay đổi nhanh chóng rõ rệt do ảnh hưởng của trào lưu tục hoá và có thể thấy rõ trong việc giảm sút số người tham dự thánh lễ và các ơn gọi phục vụ. Càng ngày càng nhiều người sống như không có Chúa hay không có niềm tin tôn giáo. Ngài tin rằng các truyền thống Kitô giáo khác nhau được kêu mời liên kết những nỗ lực từ niềm hy vọng chắc chắn cho thế giới.
Đức cha kêu gọi các Kitô hữu trình bày cho thế giới xác tín chắc chắn của Kitô giáo về sự thánh thiêng của sự sống con người cũng như phẩm giá của họ, về tính trung tâm của gia đình, sự liên đới và cần thiết phân bố đều các tài nguyên trên thế giới, về một xã hội được đánh dấu bởi hoà bình, công bình và chăm sóc cho tất cả, đặc biệt những người dễ bị tổn thương nhất. Ngài giải thích rằng để làm như thế, cần tìm ra những cách thức mới để trình bày quan điểm chắc chắn và chân thành của chúng ta cùng với những quan điểm của các niềm tin khác và những người không có tín ngưỡng, trong cuộc đối thoại về các vấn đề và giá trị quan trọng. Nếu chúng ta cùng nhau thực hiện điều này và ở nơi có thể, tất cả chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng ta có tiếng nói đoàn kết về các vấn đề đạo đức quan trọng của thời đại chúng ta.
Đức cha Martin cũng nhắc đến chuyến viếng thăm Lund, Thuỵ Điển, của Đức Giáo hoàng Phanxicô vào tháng 10 năm ngoái. Đó là giây phút lịch sử, vui mừng và ngạc nhiên. Đức cha ngạc nhiên vì Đức Giáo hoàng được mời và cũng ngạc nhiên vì Đức Giáo hoàng đã nhận lời. Đức cha cũng cám ơn lời mời của Đức Tổng Giám mục Richard Clarke và Mục sư chánh sở Nhà thờ Chính toà Gregory Dunstan.
Đức cha nhận định rằng các sự kiện ở Lund vào năm ngoái khuyến khích tất cả chúng ta tìm những con đường hoà giải cải cách. Theo Đức cha, điều này có thể được thực hiện qua tình bạn cá nhân và sự tin tưởng giúp xây nhịp cầu và hoà giải cải cách, qua cuộc gặp gỡ Chúa Kitô trong Thánh Kinh và cầu nguyện được chia sẻ cho nhau và bằng cách tăng cường chia sẻ các chứng nhân Kitô giáo trên đảo Ireland này.
Những lời kêu gọi của Đức cha Eamon Martin được xướng lên trong bối cảnh có âm mưu khuấy động chiến tranh tôn giáo ở Bắc Ireland. Chính quyền Bắc Ireland cho biết một nhóm bán quân sự thuộc phái Tin Lành Bắc Ireland đứng đằng sau những đe doạ buộc 4 gia đình Công giáo phải bỏ nhà chạy trốn. (Sismografo 08/10/2017)
Hồng Thuỷ