Giáo hội Bangladesh trợ giúp người tị nạn Rohingya
Trong 2 ngày 24 và 25 tháng 9, Đức Hồng y Patrick D’Rozario, Tổng Giám mục Dhaka (thủ đô của Bangladesh), đã đến thăm một số trại tị nạn của người Rohingya ở Cox’s Bazar, không xa biên giới với Myanmar.
Giáo hội Bangladesh trợ giúp người tị nạn Rohingya
WHĐ (27.09.2017) – Trong 2 ngày 24 và 25 tháng 9, Đức Hồng y Patrick D’Rozario, Tổng Giám mục Dhaka (thủ đô của Bangladesh), đã đến thăm một số trại tị nạn của người Rohingya ở Cox’s Bazar, không xa biên giới với Myanmar.
Đức Hồng y D’Rozario nói với Cơ quan Truyền thông Công giáo Crux về chuyến viếng thăm này: “Tôi muốn hiện diện với họ, chia sẻ nỗi đau của họ theo cách của tôi, và nhất là chuẩn bị cho Caritas đến giúp đỡ họ.”
Cox’s Bazar là một cảng cá lớn ở cực Đông Nam của Bangladesh, gần biên giới với Myanmar, tại đây có hơn 600.000 người tị nạn Rohingya do những cuộc đàn áp liên tiếp ở Myanmar. Đức Hồng y D’Rozario nói: “Đó là một trại tị nạn cũ, nhưng gần đây có những người khác mới đến.”
Các cuộc đàn áp lớn nhất là vào những năm 1978, 1991, 2012. Nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay, bắt đầu từ tháng 11-2016 và trở nên tồi tệ hơn vào ngày 25-08, đã đẩy gần 450.000 người Hồi giáo Rohingya chạy sang Bangladesh để thoát khỏi sự đàn áp của quân đội Myanmar tại bang Rakhine (ở bờ biển phía Tây của Myanmar).
Quốc gia đón tiếp Bangladesh cũng là một nước nghèo
Đức Hồng y D’Rozario ca ngợi thái độ của chính phủ Bangladesh đối với cuộc khủng hoảng Rohingya. Tuy nhiên, Bangladesh, một trong những nước nghèo nhất thế giới, lại lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn khi phải đón tiếp và nuôi những người tị nạn trắng tay này.
Cộng đồng Công giáo nhỏ bé ở Bangladesh (350.000 người, khoảng 0,2% trong tổng dân số 162 triệu) đang làm tất cả để giúp những người tị nạn. Ngay cả mặc dù cho đến nay – theo lời Đức Hồng y – “Giáo hội hoàn toàn không có mặt ở đây; người dân ở đây chưa bao giờ nhìn thấy một nhà thờ hay một linh mục”.
“Tôi ngưỡng mộ sự bình yên nơi đây. Dù họ rất khốn khổ, ở đây không có bạo lực và người tị nạn đoàn kết, thông cảm, và hợp tác với nhau trong cảnh nghèo đói của họ”, Đức Hồng y ghi nhận điều ấy và nói ngài “rất cảm động”. Đức Hồng y D’Rozario tâm sự: “Tôi đã chạm vào vết thương của Chúa Giêsu trong các trại tị nạn. Đó là nỗi thống khổ của con người, chúng tôi cũng đau nỗi đau của họ, trái tim tôi khóc thương cho dân tộc chúng tôi, vì biết bao đau khổ.”
Không nước uống, không có điều kiện vệ sinh
Hôm thứ Hai, 25 tháng 9, Đức Hồng y D’Rozario đã đến thăm một trại tị nạn khác. Ngài cho biết: “Hầu hết họ sống trong các nơi tạm bợ, chỉ được che bằng một tấm nhựa, và thiếu nước uống và điều kiện vệ sinh. Họ cũng nhận được lương thực, nhưng rất hạn chế. Tôi đã nhìn thấy những đau khổ trên nhiều khuôn mặt của trẻ em, của những phụ nữ trẻ ẵm con trên tay, của những người già và người đau yếu.”
Đức Hồng y D’Rozario nói rằng ngài “cảm thấy yên tâm với những biện pháp của các tổ chức phi chính phủ và chính phủ ở thủ đô Dhaka”, và “sau cú sốc khi nhìn thấy hoàn cảnh sống của những người tị nạn, mọi thứ trong các trại tị nạn dường như được sắp xếp lại, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm”. Cuối cùng, ngài kêu gọi Hoa Kỳ và các tổ chức phi chính phủ, trong đó có Caritas Bangladesh, hãy trợ giúp và hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng của người Rohingya.
Đức Hồng y D’Rozario sẽ đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Dhaka từ ngày 30-11 đến 02-12-2017, sau khi Đức Thánh Cha ở thăm Myanmar từ ngày 27 đến 30 tháng 11.
ĐTC Phanxicô với người Rohingya
Tháng trước, sau buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27-08 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã nhận được các tin buồn về việc cộng đồng tôn giáo thiểu số là các anh chị em Rohingya của chúng ta bị đàn áp. Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi đối với họ; và tất cả chúng ta hãy xin Chúa cứu giúp họ và khơi dậy thiện chí nơi nhiều người để giúp đỡ họ, cho họ có được đầy đủ quyền lợi. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho các anh chị em Rohingya của chúng ta.”
Và trước đó, trong buổi tiếp kiến chung ngày 08-02-2017, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Về những người nhập cư đang bị xua đuổi, bị bóc lột, hôm nay tôi muốn cùng với anh chị em cầu nguyện cách đặc biệt cho những người anh chị em Rohingya của chúng ta: họ bị đuổi ra khỏi Myanmar, họ đi từ nơi này đến nơi khác, vì người ta không muốn đón nhận họ… Họ là những người tốt, người hiền lành. Họ không phải là Kitô hữu; họ là người tốt, là anh chị em của chúng ta! Họ đã chịu đau khổ nhiều năm rồi, bị tra tấn, giết chết, chỉ vì họ giữ gìn truyền thống đức tin Hồi giáo của họ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ. Tôi mời anh chị em cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho những người anh chị em Rohingya của chúng ta: ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời…’”
Đức Hồng y D’Rozario nói với Cơ quan Truyền thông Công giáo Crux về chuyến viếng thăm này: “Tôi muốn hiện diện với họ, chia sẻ nỗi đau của họ theo cách của tôi, và nhất là chuẩn bị cho Caritas đến giúp đỡ họ.”
Cox’s Bazar là một cảng cá lớn ở cực Đông Nam của Bangladesh, gần biên giới với Myanmar, tại đây có hơn 600.000 người tị nạn Rohingya do những cuộc đàn áp liên tiếp ở Myanmar. Đức Hồng y D’Rozario nói: “Đó là một trại tị nạn cũ, nhưng gần đây có những người khác mới đến.”
Các cuộc đàn áp lớn nhất là vào những năm 1978, 1991, 2012. Nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay, bắt đầu từ tháng 11-2016 và trở nên tồi tệ hơn vào ngày 25-08, đã đẩy gần 450.000 người Hồi giáo Rohingya chạy sang Bangladesh để thoát khỏi sự đàn áp của quân đội Myanmar tại bang Rakhine (ở bờ biển phía Tây của Myanmar).
Quốc gia đón tiếp Bangladesh cũng là một nước nghèo
Đức Hồng y D’Rozario ca ngợi thái độ của chính phủ Bangladesh đối với cuộc khủng hoảng Rohingya. Tuy nhiên, Bangladesh, một trong những nước nghèo nhất thế giới, lại lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn khi phải đón tiếp và nuôi những người tị nạn trắng tay này.
Cộng đồng Công giáo nhỏ bé ở Bangladesh (350.000 người, khoảng 0,2% trong tổng dân số 162 triệu) đang làm tất cả để giúp những người tị nạn. Ngay cả mặc dù cho đến nay – theo lời Đức Hồng y – “Giáo hội hoàn toàn không có mặt ở đây; người dân ở đây chưa bao giờ nhìn thấy một nhà thờ hay một linh mục”.
“Tôi ngưỡng mộ sự bình yên nơi đây. Dù họ rất khốn khổ, ở đây không có bạo lực và người tị nạn đoàn kết, thông cảm, và hợp tác với nhau trong cảnh nghèo đói của họ”, Đức Hồng y ghi nhận điều ấy và nói ngài “rất cảm động”. Đức Hồng y D’Rozario tâm sự: “Tôi đã chạm vào vết thương của Chúa Giêsu trong các trại tị nạn. Đó là nỗi thống khổ của con người, chúng tôi cũng đau nỗi đau của họ, trái tim tôi khóc thương cho dân tộc chúng tôi, vì biết bao đau khổ.”
Không nước uống, không có điều kiện vệ sinh
Hôm thứ Hai, 25 tháng 9, Đức Hồng y D’Rozario đã đến thăm một trại tị nạn khác. Ngài cho biết: “Hầu hết họ sống trong các nơi tạm bợ, chỉ được che bằng một tấm nhựa, và thiếu nước uống và điều kiện vệ sinh. Họ cũng nhận được lương thực, nhưng rất hạn chế. Tôi đã nhìn thấy những đau khổ trên nhiều khuôn mặt của trẻ em, của những phụ nữ trẻ ẵm con trên tay, của những người già và người đau yếu.”
Đức Hồng y D’Rozario nói rằng ngài “cảm thấy yên tâm với những biện pháp của các tổ chức phi chính phủ và chính phủ ở thủ đô Dhaka”, và “sau cú sốc khi nhìn thấy hoàn cảnh sống của những người tị nạn, mọi thứ trong các trại tị nạn dường như được sắp xếp lại, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm”. Cuối cùng, ngài kêu gọi Hoa Kỳ và các tổ chức phi chính phủ, trong đó có Caritas Bangladesh, hãy trợ giúp và hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng của người Rohingya.
Đức Hồng y D’Rozario sẽ đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Dhaka từ ngày 30-11 đến 02-12-2017, sau khi Đức Thánh Cha ở thăm Myanmar từ ngày 27 đến 30 tháng 11.
ĐTC Phanxicô với người Rohingya
Tháng trước, sau buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27-08 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã nhận được các tin buồn về việc cộng đồng tôn giáo thiểu số là các anh chị em Rohingya của chúng ta bị đàn áp. Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi đối với họ; và tất cả chúng ta hãy xin Chúa cứu giúp họ và khơi dậy thiện chí nơi nhiều người để giúp đỡ họ, cho họ có được đầy đủ quyền lợi. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho các anh chị em Rohingya của chúng ta.”
Và trước đó, trong buổi tiếp kiến chung ngày 08-02-2017, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Về những người nhập cư đang bị xua đuổi, bị bóc lột, hôm nay tôi muốn cùng với anh chị em cầu nguyện cách đặc biệt cho những người anh chị em Rohingya của chúng ta: họ bị đuổi ra khỏi Myanmar, họ đi từ nơi này đến nơi khác, vì người ta không muốn đón nhận họ… Họ là những người tốt, người hiền lành. Họ không phải là Kitô hữu; họ là người tốt, là anh chị em của chúng ta! Họ đã chịu đau khổ nhiều năm rồi, bị tra tấn, giết chết, chỉ vì họ giữ gìn truyền thống đức tin Hồi giáo của họ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ. Tôi mời anh chị em cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho những người anh chị em Rohingya của chúng ta: ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời…’”
Minh Đức