Đừng để bị lấy mất niềm hy vọng
Có một tâm hồn trống rỗng là kẻ thù tệ hại nhất của niềm hy vọng. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta cho niềm vui và hạnh phúc. Vì thế thật quan trọng giữ gìn con tim chống lại các cám dỗ bất hạnh và đừng để bị cướp mất niềm hy vọng. ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hanh hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 27-9-2917.
Đừng để bị lấy mất niềm hy vọng
Có một tâm hồn trống rỗng là kẻ thù tệ hại nhất của niềm hy vọng. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta cho niềm vui và hạnh phúc. Vì thế thật quan trọng giữ gìn con tim chống lại các cám dỗ bất hạnh và đừng để bị cướp mất niềm hy vọng.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hanh hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 27-9-2917.
ĐTC đã quảng diễn lời Thánh Phaolô khuyên ông Timôthê trong chương 4 thư thứ nhất: “Hãy luyện tập sống đạo đức; vì luyện tập thân thể thì lợi ích chẳng là bao, còn lòng đạo đức thì lợi ích mọi bề, bởi Chúa hứa ban sự sống hiện tại cũng như tương lai cho người có lòng đạo đức. Đó là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận. Thật vậy, chính vì mục đích ấy mà chúng ta phải vất vả, phải chiến đấu, bởi đã đặt hy vọng vào Thiên Chúa hằng sống, Đấng cứu độ mọi người, nhất là các tín hữu.” (1 Tm 4,7b-10).
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hanh hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 27-9-2917.
ĐTC đã quảng diễn lời Thánh Phaolô khuyên ông Timôthê trong chương 4 thư thứ nhất: “Hãy luyện tập sống đạo đức; vì luyện tập thân thể thì lợi ích chẳng là bao, còn lòng đạo đức thì lợi ích mọi bề, bởi Chúa hứa ban sự sống hiện tại cũng như tương lai cho người có lòng đạo đức. Đó là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận. Thật vậy, chính vì mục đích ấy mà chúng ta phải vất vả, phải chiến đấu, bởi đã đặt hy vọng vào Thiên Chúa hằng sống, Đấng cứu độ mọi người, nhất là các tín hữu.” (1 Tm 4,7b-10).
Ngài nói: Hôm nay tôi muốn cùng anh chị em suy tư về các kẻ thù của niềm hy vọng. Vì giống như mọi sự thiện, niềm hy vọng cũng có các kẻ thù của nó. Và tôi nghĩ tới huyền thoại cổ xưa liên quan tới cái bình của bà Pandora. Chuyện do thi sĩ Esiodo kể lại rằng Zeus là thần mặt trời cho bà Pandora một cái bình và dặn đừng bao giờ mở nó ra. Bà Pandora vì tò mò nên đã mở bình, từ đó phát xuất ra mọi sự dữ tung hoành trên thế giới này, chỉ còn lại có niềm hy vọng chưa kịp ra, thì bình bị đóng lại. Trước đó loài người sống tự do khỏi mọi sự dữ và bất tử như các thần linh, không vất vả mệt nhọc và lo lắng.
ĐTC nói: Việc mở bình ra đã khiến cho biết bao tai ương xảy ra trong lịch sử thế giới, nhưng có một món quà bé mọn xem ra chiến thắng trước mọi sự dữ lan tràn. Bà Pandora người phụ nữ đã giữ cái bình đó nhận ra cuối cùng: người hy lạp gọi nó là elpis: niềm hy vọng.
Huyền thoại này cho chúng ta biết tại sao niềm hy vọng lại quan trọng đối với nhân loại như vậy. Câu người ta thường nói “cho tới khi nào còn sự sống thì còn có hy vọng” không đúng. Đúng chăng là điều trái lại: chính niềm hy vọng giữ cho sự sống còn đứng vững, niềm hy vọng che chở nó, giữ gìn nó và làm cho nó lớn lên. Nếu con người đã không vun trồng niềm hy vọng, nếu họ đã không được niềm hy vọng nâng đỡ, thì họ đã không bao giờ ra khỏi các hang đá, và đã không để lại dấu vết trong lịch sử thế giới. Và có cái gì thiên linh hơn trong trái tim con người.
** Một thi sĩ người Pháp, ông Charles Péguy, đã để lại cho chúng ta các trang tuyệt vời về niềm hy vọng (x. Il portico del misero della seconda virtù). Thi sĩ nói một cách văn thơ rằng Thiên Chúa không kinh ngạc bao nhiêu vì niềm tin của con người, và cũng không ngạc nhiên về tình bác ái của họ; nhưng điều thực sự khiến cho Ngài tràn đầy kinh ngạc và xúc động là niềm hy vọng: Charles Péguy viết “ Ước chi các đứa con tội nghiệp này có thể thấy các việc xảy ra như thế nào và tin rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.” Hình ảnh thi sĩ dùng nhắc tới các gương mặt của biết bao nhiêu người đã đi qua trên thế giới này – nông dân, người nghèo, thợ thuyền, người di cư đi tìm một tương lại tốt đẹp hơn – những người đã chiến đấu kiên trì mặc dù nỗi cay đắng của ngày hôm nay, khó khăn, tràn đầy biết bao thử thách, nhưng được linh hoạt bởi sự tin tưởng rằng con cái họ sẽ có một cuộc sống công bằng và thanh thản hơn.
ĐTC nói về niềm hy vọng:
Niềm hy vọng là sức thúc đẩy nơi con tim của người đã bỏ nhà cửa, đất đai, đôi khi gia đình và người thân, để tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn cho mình và cho người thân của mình. Nó cũng là sức đẩy trong con tim của người tiếp đón: ước mong gặp gỡ, hiểu biết, đối thoại… Niềm hy vọng là sức đẩy chia sẻ hành trình cuộc sống như phong trào bác ái mà chúng ta khai mào hôm nay. Anh chị em, chúng ta đừng sợ hãi chia sẻ hành trình! Chúng ta đừng sợ hãi chia sẻ niềm hy vọng.
Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC nói: Niềm hy vọng không phải là nhân đức cho con người có chiếc dạ dày đầy. Đó là lý do tại sao từ luôn mãi những người nghèo là những người đầu tiên đem theo niềm hy vọng. Để bước vào thế giới Thiên Chúa đã cần tới các ngài: Thánh Giuse và Mẹ Maria, các mục đồng Bếtlêhem. Trong đêm Giáng Sinh đã có một thế giới ngủ say, nằm trên biết bao nhiêu sự chắc chắn đã chiếm hữu được. Nhưng những người khiêm tốn chuẩn bị trong kín ẩn cuộc cách mạng của lòng nhân lành. Họ nghèo nàn về tất cả mọi sự, ai đó trôi nổi một chút trên ngưỡng cửa của sự sống còn, nhưng họ đã giầu của cải quý báu nhất có đuợc trên đời, nghĩa là ước muốn thay đổi.
Đôi khi, đã có tất cả từ cuộc sống lại là một không may. Anh chị em hãy nghĩ tới một bạn trẻ đã không được dạy nhân đức chờ đợi và kiên nhẫn, đã không phải đổ mồ hôi cho sự gì cả, đã đốt cháy các chặng và khi 20 tuổi đã biết thế giới đi như thế nào. Bạn trẻ đó đã được định đoạt cho sự kết án tồi tệ nhất: việc kết án không ước mong gì nữa. Xem ra đó là một người trẻ mà mùa thu đã xuống trên con tim.
** Có một tâm hồn trống rỗng là chướng ngại tệ hại nhất của niềm hy vọng. Đó là một nguy cơ mà không ai có thể nói mình bị loại trừ, bởi vì bị cám dỗ chống lại niềm hy vọng cũng có thể xảy ra khi ta đi trên con đường của cuộc sống Kitô. Các đan sĩ thời xưa đã tố cáo một trong những kẻ thù tệ hại nhất của lòng sốt sắng: đó là “con quỷ giữa ngày” đi bên cạnh một cuộc sống dấn thân, chính trong lúc mặt trời nung nấu trên cao. Cám dỗ này đột kích chúng ta, khi chúng ta không ngờ tới nhất: các ngày sống trở thành đều đều, buồn chán, không có giá trị nào nữa xem ra đáng vất vả để có được. Đó là sự lơ là – như các giáo phụ định nghĩa – gặm mòn cuộc sống từ bên trong cho tới chỗ bỏ nó đi như một cái vỏ trống.
Khi điều này xảy ra, Kitô hữu biết rằng phải chống lại điều kiện ấy và không bao giờ được nằm dài chấp nhận nó.
ĐTC khẳng định:
Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta cho niềm vui và hạnh phúc, chứ không phải để chúng ta ươn lười sưởi ấm trong các tư tưởng buồn sầu. Vì thế thật quan trọng giữ gìn con tim chống lại các cám dỗ bất hạnh chắc chắn không đến từ Thiên Chúa. Và nơi đâu các sức lực của chúng ta xem ra yếu nhược và trận chiến chống lại âu lo đặc biệt cam go, chúng ta luôn có thể chạy đến thánh danh Chúa Giêsu. Chúng ta có thể lập lại lời cầu đơn sơ, mà chúng ta thấy dấu vết trong các Phúc Âm và nó đã trở thành nền tảng cho biết bao nhiêu truyền thống tu đức Kitô: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi!”
Chúng ta không cô đơn chiến đấu chống lại sự tuyệt vọng. Nếu Chúa Giêsu đã chiến thắng thế gian, thì Ngài có khả năng chiến thắng nơi chúng ta tất cả những gì chống lại sự thiện. Nếu Thiên Chúa ở với chúng ta, thì sẽ không có ai lấy mất đi nhân đức mà chúng ta tuyệt đối cần có để sống. Sẽ không có ai ăn cắp được niềm hy vọng của chúng ta.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp, Thuỵ Sĩ, đặc biệt các bạn trẻ đến từ Luzon. Ngài xin Chúa, nhờ lời bầu cử của Thánh Vinh Sơn Phaolô, giúp họ can đảm đương đầu với các thất vọng của cuộc sống và gieo vãi niềm hy vọng chung quanh họ.
Chào các nhóm đến từ Anh quốc, Scotland, Ireland, Australia, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Việt Nam, Canada và Hoa Kỳ, ĐTC nói hôm nay các tổ chức Caritas toàn thế giới bắt đầu cuộc lạc quyên chia sẻ để giúp người di cư tị nạn. Ngài khuyến khích mọi người yểm trợ sáng kiến liên đới này với các anh chị em cần được trợ giúp.
ĐTC cũng chào các phái đoàn Tây Ban Nha và tái bầy tỏ tình liên đới với các nạn nhân cuồng phong tàn phá vùng quần đảo Caraibi các ngày vừa qua, cách riêng Porto Rico.
Trong số các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha, ngài đặc biệt chào các tín hữu Aruda do Vinhos và Sobral ở Brasil và khích lệ họ luôn biết nhìn tương lại với niềm hy vọng và không ngừng mơ ước một thế giới tốt đẹp hơn.
Với các tín hữu Ba Lan, ngài khích lệ họ chạy đến với Chúa khi gặp các khó khăn và khổ đau và luôn mong ước hạnh phúc và dấn thân cho một thế giới tốt lành hơn.
Trong số các nhóm tiếng Ý, ngài chào các linh mục mừng ngân khánh, các tham dự viên tổng tu nghị dòng các nữ tu Thánh Elidabét kỷ niệm 175 năm lập dòng, các linh mục sinh viên Trường Thánh Phaolô, các thành viên Hiệp hội đời các thừa sai của Mẹ Chúa Kitô, các nhân viên cảnh sát tỉnh Taghiacozzo và cộng đoàn Philippines Venezia.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC nhắc cho biết hôm qua lễ nhớ Thánh Vinh Sơn Phaolô, bổn mạng các hiệp hội bác ái. Ngài chúc các bạn trẻ noi gương thánh nhân thực hiện các dự tính tương lai và yêu thương phục vụ dân nghèo vô vị lợi; các người bệnh dâng khổ đau cho Chúa để góp phần cứu rỗi thế giới và các cặp vợ chồng mới cưới biết rộng mở cho các bổn phận tiếp đón ơn sự sống.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.
ĐTC nói: Việc mở bình ra đã khiến cho biết bao tai ương xảy ra trong lịch sử thế giới, nhưng có một món quà bé mọn xem ra chiến thắng trước mọi sự dữ lan tràn. Bà Pandora người phụ nữ đã giữ cái bình đó nhận ra cuối cùng: người hy lạp gọi nó là elpis: niềm hy vọng.
Huyền thoại này cho chúng ta biết tại sao niềm hy vọng lại quan trọng đối với nhân loại như vậy. Câu người ta thường nói “cho tới khi nào còn sự sống thì còn có hy vọng” không đúng. Đúng chăng là điều trái lại: chính niềm hy vọng giữ cho sự sống còn đứng vững, niềm hy vọng che chở nó, giữ gìn nó và làm cho nó lớn lên. Nếu con người đã không vun trồng niềm hy vọng, nếu họ đã không được niềm hy vọng nâng đỡ, thì họ đã không bao giờ ra khỏi các hang đá, và đã không để lại dấu vết trong lịch sử thế giới. Và có cái gì thiên linh hơn trong trái tim con người.
** Một thi sĩ người Pháp, ông Charles Péguy, đã để lại cho chúng ta các trang tuyệt vời về niềm hy vọng (x. Il portico del misero della seconda virtù). Thi sĩ nói một cách văn thơ rằng Thiên Chúa không kinh ngạc bao nhiêu vì niềm tin của con người, và cũng không ngạc nhiên về tình bác ái của họ; nhưng điều thực sự khiến cho Ngài tràn đầy kinh ngạc và xúc động là niềm hy vọng: Charles Péguy viết “ Ước chi các đứa con tội nghiệp này có thể thấy các việc xảy ra như thế nào và tin rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.” Hình ảnh thi sĩ dùng nhắc tới các gương mặt của biết bao nhiêu người đã đi qua trên thế giới này – nông dân, người nghèo, thợ thuyền, người di cư đi tìm một tương lại tốt đẹp hơn – những người đã chiến đấu kiên trì mặc dù nỗi cay đắng của ngày hôm nay, khó khăn, tràn đầy biết bao thử thách, nhưng được linh hoạt bởi sự tin tưởng rằng con cái họ sẽ có một cuộc sống công bằng và thanh thản hơn.
ĐTC nói về niềm hy vọng:
Niềm hy vọng là sức thúc đẩy nơi con tim của người đã bỏ nhà cửa, đất đai, đôi khi gia đình và người thân, để tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn cho mình và cho người thân của mình. Nó cũng là sức đẩy trong con tim của người tiếp đón: ước mong gặp gỡ, hiểu biết, đối thoại… Niềm hy vọng là sức đẩy chia sẻ hành trình cuộc sống như phong trào bác ái mà chúng ta khai mào hôm nay. Anh chị em, chúng ta đừng sợ hãi chia sẻ hành trình! Chúng ta đừng sợ hãi chia sẻ niềm hy vọng.
Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC nói: Niềm hy vọng không phải là nhân đức cho con người có chiếc dạ dày đầy. Đó là lý do tại sao từ luôn mãi những người nghèo là những người đầu tiên đem theo niềm hy vọng. Để bước vào thế giới Thiên Chúa đã cần tới các ngài: Thánh Giuse và Mẹ Maria, các mục đồng Bếtlêhem. Trong đêm Giáng Sinh đã có một thế giới ngủ say, nằm trên biết bao nhiêu sự chắc chắn đã chiếm hữu được. Nhưng những người khiêm tốn chuẩn bị trong kín ẩn cuộc cách mạng của lòng nhân lành. Họ nghèo nàn về tất cả mọi sự, ai đó trôi nổi một chút trên ngưỡng cửa của sự sống còn, nhưng họ đã giầu của cải quý báu nhất có đuợc trên đời, nghĩa là ước muốn thay đổi.
Đôi khi, đã có tất cả từ cuộc sống lại là một không may. Anh chị em hãy nghĩ tới một bạn trẻ đã không được dạy nhân đức chờ đợi và kiên nhẫn, đã không phải đổ mồ hôi cho sự gì cả, đã đốt cháy các chặng và khi 20 tuổi đã biết thế giới đi như thế nào. Bạn trẻ đó đã được định đoạt cho sự kết án tồi tệ nhất: việc kết án không ước mong gì nữa. Xem ra đó là một người trẻ mà mùa thu đã xuống trên con tim.
** Có một tâm hồn trống rỗng là chướng ngại tệ hại nhất của niềm hy vọng. Đó là một nguy cơ mà không ai có thể nói mình bị loại trừ, bởi vì bị cám dỗ chống lại niềm hy vọng cũng có thể xảy ra khi ta đi trên con đường của cuộc sống Kitô. Các đan sĩ thời xưa đã tố cáo một trong những kẻ thù tệ hại nhất của lòng sốt sắng: đó là “con quỷ giữa ngày” đi bên cạnh một cuộc sống dấn thân, chính trong lúc mặt trời nung nấu trên cao. Cám dỗ này đột kích chúng ta, khi chúng ta không ngờ tới nhất: các ngày sống trở thành đều đều, buồn chán, không có giá trị nào nữa xem ra đáng vất vả để có được. Đó là sự lơ là – như các giáo phụ định nghĩa – gặm mòn cuộc sống từ bên trong cho tới chỗ bỏ nó đi như một cái vỏ trống.
Khi điều này xảy ra, Kitô hữu biết rằng phải chống lại điều kiện ấy và không bao giờ được nằm dài chấp nhận nó.
ĐTC khẳng định:
Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta cho niềm vui và hạnh phúc, chứ không phải để chúng ta ươn lười sưởi ấm trong các tư tưởng buồn sầu. Vì thế thật quan trọng giữ gìn con tim chống lại các cám dỗ bất hạnh chắc chắn không đến từ Thiên Chúa. Và nơi đâu các sức lực của chúng ta xem ra yếu nhược và trận chiến chống lại âu lo đặc biệt cam go, chúng ta luôn có thể chạy đến thánh danh Chúa Giêsu. Chúng ta có thể lập lại lời cầu đơn sơ, mà chúng ta thấy dấu vết trong các Phúc Âm và nó đã trở thành nền tảng cho biết bao nhiêu truyền thống tu đức Kitô: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi!”
Chúng ta không cô đơn chiến đấu chống lại sự tuyệt vọng. Nếu Chúa Giêsu đã chiến thắng thế gian, thì Ngài có khả năng chiến thắng nơi chúng ta tất cả những gì chống lại sự thiện. Nếu Thiên Chúa ở với chúng ta, thì sẽ không có ai lấy mất đi nhân đức mà chúng ta tuyệt đối cần có để sống. Sẽ không có ai ăn cắp được niềm hy vọng của chúng ta.
ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp, Thuỵ Sĩ, đặc biệt các bạn trẻ đến từ Luzon. Ngài xin Chúa, nhờ lời bầu cử của Thánh Vinh Sơn Phaolô, giúp họ can đảm đương đầu với các thất vọng của cuộc sống và gieo vãi niềm hy vọng chung quanh họ.
Chào các nhóm đến từ Anh quốc, Scotland, Ireland, Australia, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Việt Nam, Canada và Hoa Kỳ, ĐTC nói hôm nay các tổ chức Caritas toàn thế giới bắt đầu cuộc lạc quyên chia sẻ để giúp người di cư tị nạn. Ngài khuyến khích mọi người yểm trợ sáng kiến liên đới này với các anh chị em cần được trợ giúp.
ĐTC cũng chào các phái đoàn Tây Ban Nha và tái bầy tỏ tình liên đới với các nạn nhân cuồng phong tàn phá vùng quần đảo Caraibi các ngày vừa qua, cách riêng Porto Rico.
Trong số các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nha, ngài đặc biệt chào các tín hữu Aruda do Vinhos và Sobral ở Brasil và khích lệ họ luôn biết nhìn tương lại với niềm hy vọng và không ngừng mơ ước một thế giới tốt đẹp hơn.
Với các tín hữu Ba Lan, ngài khích lệ họ chạy đến với Chúa khi gặp các khó khăn và khổ đau và luôn mong ước hạnh phúc và dấn thân cho một thế giới tốt lành hơn.
Trong số các nhóm tiếng Ý, ngài chào các linh mục mừng ngân khánh, các tham dự viên tổng tu nghị dòng các nữ tu Thánh Elidabét kỷ niệm 175 năm lập dòng, các linh mục sinh viên Trường Thánh Phaolô, các thành viên Hiệp hội đời các thừa sai của Mẹ Chúa Kitô, các nhân viên cảnh sát tỉnh Taghiacozzo và cộng đoàn Philippines Venezia.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC nhắc cho biết hôm qua lễ nhớ Thánh Vinh Sơn Phaolô, bổn mạng các hiệp hội bác ái. Ngài chúc các bạn trẻ noi gương thánh nhân thực hiện các dự tính tương lai và yêu thương phục vụ dân nghèo vô vị lợi; các người bệnh dâng khổ đau cho Chúa để góp phần cứu rỗi thế giới và các cặp vợ chồng mới cưới biết rộng mở cho các bổn phận tiếp đón ơn sự sống.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh ĐTC ban cho mọi người.
Linh Tiến Khải