11/01/2025

Viễn cảnh cấy thiết bị điện tử thay thuốc men

Cấy thiết bị điện tử vào cơ thể được xem là cách tiếp cận mới cho những căn bệnh kinh niên mà đến nay người bệnh phải sống dựa vào thuốc hoặc chưa thể điều trị dứt điểm.

 

Viễn cảnh cấy thiết bị điện tử thay thuốc men

Cấy thiết bị điện tử vào cơ thể được xem là cách tiếp cận mới cho những căn bệnh kinh niên mà đến nay người bệnh phải sống dựa vào thuốc hoặc chưa thể điều trị dứt điểm.




Một phiên bản thiết bị cấy ghép điện tử được sử dụng tại phòng thí nghiệmẢNH: VIỆN FEINSTEIN VỀ NGHIÊN CỨU Y KHOA

Hy vọng cho bệnh không có thuốc chữa
Giới chuyên gia đang theo dõi một hướng tiếp cận mới mang tính tiên phong trong nỗ lực giảm thiểu và theo thời gian xoà dần nhu cầu thuốc men ở một số căn bệnh kinh niên. Công nghệ này dựa trên kỹ thuật dùng dòng điện kích thích dây thần kinh số X. Còn gọi là dây thần kinh phế vị, đây là nhóm một bó gồm hơn 100.000 sợi thần kinh chạy từ não đến bụng, toả ra các cơ quan bao gồm tim, lá lách, phổi và ruột, từ đó chịu trách nhiệm truyền dẫn tín hiệu thần kinh từ nội tạng đến não và ngược lại.
Để có thể tác động đến dây thần kinh phế vị, các chuyên gia cấy một dạng thiết bị điện tử bên dưới xương đòn trái của bệnh nhân, với các dây dẫn chạy đến dây thần kinh này ở phần cổ, theo tờ Guardian dẫn lời bác sĩ Kevin Tracey, Chủ tịch Viện Feinstein về nghiên cứu y khoa ở New York (Mỹ).
Bác sĩ Tracey cho biết đây cũng là phương pháp đã được áp dụng điều trị chứng động kinh và trầm cảm không phản ứng với những liệu pháp truyền thống. Tuy nhiên, ngày càng có thêm các nhà nghiên cứu cho rằng hành động “đoạt quyền kiểm soát” của hệ thống mạch thần kinh như trên còn có thể giảm thiểu những triệu chứng của các căn bệnh như viêm khớp mạn tính và bệnh crohn, chỉ tình trạng nhiễm trùng hệ thống tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy, sốt, sụt cân.
Đối với giới chuyên gia, cách tiếp cận mới có thể mang lại hy vọng cho những người đang phải trải qua những căn bệnh không có thuốc chữa, giảm mạnh tình trạng phải sống dựa vào thuốc men mỗi ngày, hoặc thậm chí sẽ đến lúc không cần dùng thuốc.
“6 tuần không đau”
Để rút ra kết luận trên, các chuyên gia thế giới đã lần lượt tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu, trong đó ấn tượng nhất là báo cáo đăng trên chuyên san PNAS hồi năm ngoái. Theo đó, bác sĩ Tracey và đồng sự đã thử nghiệm điều trị bằng thiết bị điện tử cho 17 bệnh nhân bị chứng viêm khớp mạn tính. Kết quả cho thấy hơn 2/3 số người tham gia chứng kiến tình trạng bệnh tật được cải thiện ít nhất 20%, 2 bệnh nhân hoàn toàn biến mất các triệu chứng.
“Trong vòng 6 tuần tôi không còn cảm thấy đau. Chỗ sưng biến mất. Tôi đạp xe, đi bộ và lái ô tô. Thật là chuyện thần kỳ”, trang tin Sky News dẫn lời một người bệnh tên Monique Robroek. Trong khi đó, nhóm chuyên gia Anh đã cho thấy kết quả hứa hẹn sau khi thực hiện một cuộc nghiên cứu thí điểm với sự tham gia của 15 người mắc hội chứng sjögren, một rối loạn hệ miễn dịch khiến mắt, miệng khô.
Viễn cảnh cấy thiết bị điện tử thay thuốc men - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Dùng robot mổ cắt khối u, điều trị ung thư phổi

Nhờ kỹ thuật phẫu thuật nội soi bằng robot, bệnh viện đã cắt u phổi để điều trị ung thư cho bệnh nhân mà không phải cắt xương sườn, mở lồng ngực như thông thường. Người bệnh giữ được tối đa phổi lành, giữ lại chức năng hô hấp tốt nhất.
Được gọi là “điện tử sinh học”, lĩnh vực trên đang nhận được sự tham gia của nhiều tổ chức nghiên cứu lẫn các tập đoàn như General Electric, GlaxoSmithKline và Google. Viện Y tế quốc gia của Mỹ cũng chi 20 triệu USD cho các nghiên cứu tương tự. Thậm chí, bác sĩ Tracey còn tỏ ra lạc quan khi cho rằng liệu pháp điều trị mới theo thời gian sẽ có thể áp dụng cho những căn bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, ung thư và nhiễm trùng.

 

Tụ Yên