Thần học gia Đức kêu gọi thiết lập quy tắc chính xác cho “các vị giáo hoàng nghỉ hưu” trong tương lai
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình WDR vào tháng trước, Giáo sư Schüller nói: “Trong Giáo hội Công giáo Roma chỉ có một giáo hoàng mà thôi và do đó, nhiều người tỏ ra hoang mang vì khi Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm, thì kiểu nói mới ‘nguyên Giáo hoàng’ được đặt ra lại chỉ đưa đến bối rối.”
Thần học gia Đức kêu gọi thiết lập quy tắc chính xác cho “các vị giáo hoàng nghỉ hưu” trong tương lai
WHĐ (18.09.2017) – Giáo sư Thomas Schüller nói: “Nếu có hai người mặc phẩm phục trắng của giáo hoàng – hoặc thậm chí có thể nhiều hơn hai vị trong tương lai – điều ấy có thể làm cho các tín hữu hoang mang.”
Một lần nữa, một số nhà thần học Đức lại kêu gọi Toà Thánh thiết lập các quy tắc giáo luật rõ ràng cho các vị giáo hoàng trong tương lai sẽ rời khỏi chức vụ Giám mục Roma và chức vụ Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo.
Giáo sư Thomas Schüller, Khoa trưởng Phân khoa Giáo luật tại Đại học Münster, nói rằng điều cấp bách là Giáo luật phải xác định rõ vai trò của các giáo hoàng nghỉ hưu trong tương lai.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình WDR vào tháng trước, Giáo sư Schüller nói: “Trong Giáo hội Công giáo Roma chỉ có một giáo hoàng mà thôi và do đó, nhiều người tỏ ra hoang mang vì khi Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm, thì kiểu nói mới ‘nguyên Giáo hoàng’ được đặt ra lại chỉ đưa đến bối rối.”
Nhà Giáo luật 56 tuổi này nói rằng trong tương lai khi một giáo hoàng từ nhiệm, điều chính yếu là ngài cần từ bỏ hẳn việc sử dụng phẩm phục trắng của giáo hoàng và dùng phẩm phục đen và đỏ của hồng y. Giáo sư cũng nói thêm rằng vị ấy cần trả lại Nhẫn ngư phủ.
Giáo sư Schüller cho biết: “Áo trắng của giáo hoàng chỉ dành riêng cho vị giáo hoàng đương nhiệm mà thôi.”
Ông nói: “Nếu có hai người mặc phẩm phục trắng của giáo hoàng – hoặc thậm chí có thể nhiều hơn hai vị trong tương lai – điều ấy có thể làm cho các tín hữu hoang mang.”
Nhà thần học này nhận thấy rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô xử lý tình huống hiện nay cách rất thoải mái và có mối tương giao tốt đẹp với vị tiền nhiệm. Nhưng Schüller than phiền rằng thật không may, không phải lúc nào Đức Bênêđictô XVI cũng giữ được cách xử sự kín đáo như ngài đã nói khi từ nhiệm.
Chẳng hạn, ông chỉ ra cuộc phỏng vấn dài bằng cả một quyển sách mà Đức Bênêđictô XVI đã dành cho Peter Seewald sau khi rời khỏi chức vụ giáo hoàng. Theo Giáo sư Schüller, điều này “gây khó khăn đặc biệt” vì nó đặt ra nhiều vấn đề.
Nhà Giáo luật này nói: “Người ta có thể tự hỏi tại sao Đức Bênêđictô XVI đã làm như thế và ai đã đứng đàng sau để tư vấn cho ngài, vì rõ ràng chuyện này đi ngược lại những gì ngài đã nói lúc đầu – tức là sẽ không phát biểu gì nữa, nhưng chỉ sống một cuộc sống kín đáo, ẩn dật và lặng lẽ để cầu nguyện cho người kế nhiệm.
Ulrich Nersinger, một nhà thần học được đào tạo ở Roma, và là nhà sử học của Giáo hội, đồng ý với Schüller rằng Giáo luật cần quy định giáo hoàng phải từ bỏ những gì khi từ nhiệm, đó là điều “hợp pháp” và “hợp lý”.
Giáo sư Nersinger năm nay 60 tuổi, là thành viên của “Pontifica Accademica Cultorum Martyrum” (Hàn lâm viện Giáo hoàng về Tôn kính các Thánh Tử đạo) và là cộng tác viên thường xuyên của nhật báo L’Osservatore Romano, cho rằng những điều một giáo hoàng từ nhiệm phải từ bỏ bao gồm: danh hiệu giáo hoàng, được gọi là “Đức Thánh Cha”, mặc áo trắng và sử dụng tất cả những huy hiệu của Phủ Giáo hoàng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh domradio.de, cũng vào tháng trước, giáo sư Nersinger nói rõ rằng các quy định như vậy cần áp dụng cho các vị giáo hoàng từ nhiệm trong tương lai. Ông nói rằng có lẽ hiện nay “rất khó” áp dụng cho Đức Bênêđictô XVI những yêu cầu này, bốn năm sau khi ngài từ nhiệm, “như đã được áp dụng trước đây”.
Giáo sư Nersinger cho biết: “Không kể thời Trung cổ, một vị nguyên giáo hoàng là một điều gì đó hoàn toàn mới trong lịch sử và một cách tự nhiên tất cả chúng ta đều cảm thấy bị áp lực cách nào đó.”
Ông nói: “Khi Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm, mọi việc diễn ra tương đối nhanh. Toà Thánh Vatican đứng trước tình trạng trống toà và phải tổ chức một mật nghị hồng y, nên bị thúc bách về thời gian; và vì thế đã không thể xem xét mọi sự có lẽ là cần thiết để xác định các vai trò và các đặc quyền một cách thích hợp.”
Nhưng Giáo sư Nersinger nhấn mạnh rằng điều này không làm giảm bớt tính cấp bách của những chuẩn bị cho việc từ nhiệm của một giáo hoàng trong tương lai ngay bây giờ.
Ông nhấn mạnh: “Đơn giản là chúng ta không thể cáng đáng được câu chuyện chẳng bao giờ kết thúc mà chúng ta đang trải qua vào lúc này. Chúng ta phải chuẩn bị cho việc từ nhiệm của giáo hoàng. Điều đó không chỉ là hợp lý mà còn là tuyệt đối cần thiết.”
Đầu năm nay, Cha Hubert Wolf – một giáo sư thần học khác tại Đại học Münster – đã nhấn mạnh rằng chỉ có một giáo hoàng được quyền mặc áo trắng và được gọi là “Đức Thánh Cha”. Cha Wolf có học vị sau tiến sĩ về Lịch sử Giáo hội Thời Trung Cổ và Hiện Đại của Đại học Tübingen.
Trong một bài viết vào tháng Giêng năm ngoái trên tập san “Chúa Kitô và Thế giới”, phụ bản của tuần báo Die Zeit nổi tiếng của Đức, Giáo sư Wolf đã chỉ ra rằng hai vị cựu giáo hoàng đã từ nhiệm trước đây đã dùng lại danh xưng “hồng y” chứ không phải là “giáo hoàng”.
Nhà thần học này nói: “Tôi không biết điều gì đã khiến Đức Bênêđictô XVI hành xử khác đi, nhưng ngài đã không được tư vấn tốt.”
Giáo sư Wolf nói thêm: “Về phương diện truyền thông, đó là một tệ hại. Khi người ta nói, ‘có hai người mặc áo trắng ở Quảng trường Thánh Phêrô’, thì điều đó còn tệ hơn bất cứ cuộc tranh luận thần học nào khác.”
Một lần nữa, một số nhà thần học Đức lại kêu gọi Toà Thánh thiết lập các quy tắc giáo luật rõ ràng cho các vị giáo hoàng trong tương lai sẽ rời khỏi chức vụ Giám mục Roma và chức vụ Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo.
Giáo sư Thomas Schüller, Khoa trưởng Phân khoa Giáo luật tại Đại học Münster, nói rằng điều cấp bách là Giáo luật phải xác định rõ vai trò của các giáo hoàng nghỉ hưu trong tương lai.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình WDR vào tháng trước, Giáo sư Schüller nói: “Trong Giáo hội Công giáo Roma chỉ có một giáo hoàng mà thôi và do đó, nhiều người tỏ ra hoang mang vì khi Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm, thì kiểu nói mới ‘nguyên Giáo hoàng’ được đặt ra lại chỉ đưa đến bối rối.”
Nhà Giáo luật 56 tuổi này nói rằng trong tương lai khi một giáo hoàng từ nhiệm, điều chính yếu là ngài cần từ bỏ hẳn việc sử dụng phẩm phục trắng của giáo hoàng và dùng phẩm phục đen và đỏ của hồng y. Giáo sư cũng nói thêm rằng vị ấy cần trả lại Nhẫn ngư phủ.
Giáo sư Schüller cho biết: “Áo trắng của giáo hoàng chỉ dành riêng cho vị giáo hoàng đương nhiệm mà thôi.”
Ông nói: “Nếu có hai người mặc phẩm phục trắng của giáo hoàng – hoặc thậm chí có thể nhiều hơn hai vị trong tương lai – điều ấy có thể làm cho các tín hữu hoang mang.”
Nhà thần học này nhận thấy rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô xử lý tình huống hiện nay cách rất thoải mái và có mối tương giao tốt đẹp với vị tiền nhiệm. Nhưng Schüller than phiền rằng thật không may, không phải lúc nào Đức Bênêđictô XVI cũng giữ được cách xử sự kín đáo như ngài đã nói khi từ nhiệm.
Chẳng hạn, ông chỉ ra cuộc phỏng vấn dài bằng cả một quyển sách mà Đức Bênêđictô XVI đã dành cho Peter Seewald sau khi rời khỏi chức vụ giáo hoàng. Theo Giáo sư Schüller, điều này “gây khó khăn đặc biệt” vì nó đặt ra nhiều vấn đề.
Nhà Giáo luật này nói: “Người ta có thể tự hỏi tại sao Đức Bênêđictô XVI đã làm như thế và ai đã đứng đàng sau để tư vấn cho ngài, vì rõ ràng chuyện này đi ngược lại những gì ngài đã nói lúc đầu – tức là sẽ không phát biểu gì nữa, nhưng chỉ sống một cuộc sống kín đáo, ẩn dật và lặng lẽ để cầu nguyện cho người kế nhiệm.
Ulrich Nersinger, một nhà thần học được đào tạo ở Roma, và là nhà sử học của Giáo hội, đồng ý với Schüller rằng Giáo luật cần quy định giáo hoàng phải từ bỏ những gì khi từ nhiệm, đó là điều “hợp pháp” và “hợp lý”.
Giáo sư Nersinger năm nay 60 tuổi, là thành viên của “Pontifica Accademica Cultorum Martyrum” (Hàn lâm viện Giáo hoàng về Tôn kính các Thánh Tử đạo) và là cộng tác viên thường xuyên của nhật báo L’Osservatore Romano, cho rằng những điều một giáo hoàng từ nhiệm phải từ bỏ bao gồm: danh hiệu giáo hoàng, được gọi là “Đức Thánh Cha”, mặc áo trắng và sử dụng tất cả những huy hiệu của Phủ Giáo hoàng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh domradio.de, cũng vào tháng trước, giáo sư Nersinger nói rõ rằng các quy định như vậy cần áp dụng cho các vị giáo hoàng từ nhiệm trong tương lai. Ông nói rằng có lẽ hiện nay “rất khó” áp dụng cho Đức Bênêđictô XVI những yêu cầu này, bốn năm sau khi ngài từ nhiệm, “như đã được áp dụng trước đây”.
Giáo sư Nersinger cho biết: “Không kể thời Trung cổ, một vị nguyên giáo hoàng là một điều gì đó hoàn toàn mới trong lịch sử và một cách tự nhiên tất cả chúng ta đều cảm thấy bị áp lực cách nào đó.”
Ông nói: “Khi Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm, mọi việc diễn ra tương đối nhanh. Toà Thánh Vatican đứng trước tình trạng trống toà và phải tổ chức một mật nghị hồng y, nên bị thúc bách về thời gian; và vì thế đã không thể xem xét mọi sự có lẽ là cần thiết để xác định các vai trò và các đặc quyền một cách thích hợp.”
Nhưng Giáo sư Nersinger nhấn mạnh rằng điều này không làm giảm bớt tính cấp bách của những chuẩn bị cho việc từ nhiệm của một giáo hoàng trong tương lai ngay bây giờ.
Ông nhấn mạnh: “Đơn giản là chúng ta không thể cáng đáng được câu chuyện chẳng bao giờ kết thúc mà chúng ta đang trải qua vào lúc này. Chúng ta phải chuẩn bị cho việc từ nhiệm của giáo hoàng. Điều đó không chỉ là hợp lý mà còn là tuyệt đối cần thiết.”
Đầu năm nay, Cha Hubert Wolf – một giáo sư thần học khác tại Đại học Münster – đã nhấn mạnh rằng chỉ có một giáo hoàng được quyền mặc áo trắng và được gọi là “Đức Thánh Cha”. Cha Wolf có học vị sau tiến sĩ về Lịch sử Giáo hội Thời Trung Cổ và Hiện Đại của Đại học Tübingen.
Trong một bài viết vào tháng Giêng năm ngoái trên tập san “Chúa Kitô và Thế giới”, phụ bản của tuần báo Die Zeit nổi tiếng của Đức, Giáo sư Wolf đã chỉ ra rằng hai vị cựu giáo hoàng đã từ nhiệm trước đây đã dùng lại danh xưng “hồng y” chứ không phải là “giáo hoàng”.
Nhà thần học này nói: “Tôi không biết điều gì đã khiến Đức Bênêđictô XVI hành xử khác đi, nhưng ngài đã không được tư vấn tốt.”
Giáo sư Wolf nói thêm: “Về phương diện truyền thông, đó là một tệ hại. Khi người ta nói, ‘có hai người mặc áo trắng ở Quảng trường Thánh Phêrô’, thì điều đó còn tệ hơn bất cứ cuộc tranh luận thần học nào khác.”
(La Croix)
Minh Đức