Phải luôn luôn tha thứ cho nhau
Với lòng thương xót vô bờ Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta, mọi tội lỗi vừa khi chúng ta chỉ tỏ lộ một dấu chỉ sám hối dù nhỏ bé đi nữa. Chính vì thế chúng ta cũng phải luôn luôn tha thứ cho nhau. Con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa luôn luôn lớn hơn sự dữ nó phạm.
Phải luôn luôn tha thứ cho nhau
Hàng ngàn tín hữu tham dự buổi đọc Kinh Truyên Tin với Đức Thành Cha Phanxicô trưa Chúa Nhật 17-9-2017 – ANSA
Với lòng thương xót vô bờ Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta, mọi tội lỗi vừa khi chúng ta chỉ tỏ lộ một dấu chỉ sám hối dù nhỏ bé đi nữa. Chính vì thế chúng ta cũng phải luôn luôn tha thứ cho nhau. Con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa luôn luôn lớn hơn sự dữ nó phạm.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng ngàn tín trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm 17-9.
Quảng diễn bài Phúc Âm kể lại dụ ngôn ông chủ quảng đại tha nợ cho người đầy tớ van nài ông (Mt 18,21-35), ĐTC nói qua đó Chúa Giêsu không chỉ dạy chúng ta tha thứ, mà cũng thừa nhận rằng con người vì được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa nên dù có phạm tội gây ra bất công, vẫn luôn luôn lớn lao hơn tội nó phạm. Thánh Phêrô hỏi: “Nếu người anh em phạm lỗi chống lại con, con phải tha cho họ bao nhiêu lần? Có phải 7 lần không?” (c. 21) Đối với Thánh Phêrô, thật đã là tột đỉnh tha cho cùng một người tới 7 lần; và đối với chúng ta, có lẽ đã nhiều lắm khi làm 2 lần như thế. Nhưng Chúa Giêsu trả lời: “Thầy không bảo con 7 lần nhưng 70 lần 7” (c. 22) nghĩa là luôn luôn. Con phải tha thứ luôn luôn. Và Ngài xác nhận điều đó bằng cách kể lại dụ ngôn ông vua thương xót và người đầy tớ tàn ác, trong đó Ngài cho thấy sự không trung thực của người trước đó đã được tha nợ nhưng rồi lại khước từ tha thứ.
Ông vua của dụ ngôn là một người quảng đại, vì cảm thương nên tha một món nợ khổng lồ “mười ngàn nén bạc” – khổng lồ, cho một đầy tớ van nài ông. Nhưng chính người đầy tớ ấy, vừa gặp một đầy tớ khác như anh nợ anh một trăm đồng – nghĩa là rất ít hơn nhiều – lại hành xử một cách không thương xót, bằng cách ném người đó vào tù.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng ngàn tín trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm 17-9.
Quảng diễn bài Phúc Âm kể lại dụ ngôn ông chủ quảng đại tha nợ cho người đầy tớ van nài ông (Mt 18,21-35), ĐTC nói qua đó Chúa Giêsu không chỉ dạy chúng ta tha thứ, mà cũng thừa nhận rằng con người vì được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa nên dù có phạm tội gây ra bất công, vẫn luôn luôn lớn lao hơn tội nó phạm. Thánh Phêrô hỏi: “Nếu người anh em phạm lỗi chống lại con, con phải tha cho họ bao nhiêu lần? Có phải 7 lần không?” (c. 21) Đối với Thánh Phêrô, thật đã là tột đỉnh tha cho cùng một người tới 7 lần; và đối với chúng ta, có lẽ đã nhiều lắm khi làm 2 lần như thế. Nhưng Chúa Giêsu trả lời: “Thầy không bảo con 7 lần nhưng 70 lần 7” (c. 22) nghĩa là luôn luôn. Con phải tha thứ luôn luôn. Và Ngài xác nhận điều đó bằng cách kể lại dụ ngôn ông vua thương xót và người đầy tớ tàn ác, trong đó Ngài cho thấy sự không trung thực của người trước đó đã được tha nợ nhưng rồi lại khước từ tha thứ.
Ông vua của dụ ngôn là một người quảng đại, vì cảm thương nên tha một món nợ khổng lồ “mười ngàn nén bạc” – khổng lồ, cho một đầy tớ van nài ông. Nhưng chính người đầy tớ ấy, vừa gặp một đầy tớ khác như anh nợ anh một trăm đồng – nghĩa là rất ít hơn nhiều – lại hành xử một cách không thương xót, bằng cách ném người đó vào tù.
ĐTC nói:
Thái độ không trung thực của người đầy tớ này cũng là thái độ của chúng ta, khi chúng ta từ chối tha cho các người anh em của chúng ta. Trong khi ông vua của dụ ngôn là hình ảnh của Thiên Chúa là Đấng yêu thương chúng ta với một tình yêu giàu lòng thương xót như thế, đến độ tiếp đón, yêu thương và liên tục tha thứ cho chúng ta.
Ngay khi chúng ta được rửa tội, Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta, tha cho chúng ta một món nợ không thể trả được là tội nguyên tổ. Nhưng đây là lần đầu tiên. Rồi với một lòng thương xót vô bờ Ngài tha thứ cho chúng ta tất cả mọi lỗi lầm, vừa khi chúng ta cho thấy một dấu chỉ nhỏ của sự hối hận. Thiên Chúa là như thế: thương xót. Khi chúng ta bị cám dỗ khép kín con tim của mình với người đã xúc phạm đến chúng ta và xin lỗi chúng ta, chúng ta hãy nhớ tới các lời Thiên Chúa Cha trên trời nói với người đầy tớ không thương xót: “Ta đã tha tất cả món nợ cho ngươi vì ngươi van xin Ta. Ngươi lại không phải thương xót anh bạn của ngươi, như Ta đã thương xót ngươi hay sao?” (cc. 32.33). Bất cứ ai đã sống kinh nghiệm niềm vui, sự bình an và tự do nội tâm, đến từ việc được tha thứ, thì tới lượt mình có thể rộng mở cho khả năng tha thứ.
Trong Kinh Lạy Cha Chúa Giêsu đã muốn đưa chính giáo huấn của dụ ngôn này vào. Ngài đã đặt trong tương quan trực tiếp sự tha thứ mà chúng ta xin với Thiên Chúa với sự tha thứ mà chúng ta phải trao ban cho các người anh em khác của chúng ta. “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” (Mt 6,12).
Thái độ không trung thực của người đầy tớ này cũng là thái độ của chúng ta, khi chúng ta từ chối tha cho các người anh em của chúng ta. Trong khi ông vua của dụ ngôn là hình ảnh của Thiên Chúa là Đấng yêu thương chúng ta với một tình yêu giàu lòng thương xót như thế, đến độ tiếp đón, yêu thương và liên tục tha thứ cho chúng ta.
Ngay khi chúng ta được rửa tội, Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta, tha cho chúng ta một món nợ không thể trả được là tội nguyên tổ. Nhưng đây là lần đầu tiên. Rồi với một lòng thương xót vô bờ Ngài tha thứ cho chúng ta tất cả mọi lỗi lầm, vừa khi chúng ta cho thấy một dấu chỉ nhỏ của sự hối hận. Thiên Chúa là như thế: thương xót. Khi chúng ta bị cám dỗ khép kín con tim của mình với người đã xúc phạm đến chúng ta và xin lỗi chúng ta, chúng ta hãy nhớ tới các lời Thiên Chúa Cha trên trời nói với người đầy tớ không thương xót: “Ta đã tha tất cả món nợ cho ngươi vì ngươi van xin Ta. Ngươi lại không phải thương xót anh bạn của ngươi, như Ta đã thương xót ngươi hay sao?” (cc. 32.33). Bất cứ ai đã sống kinh nghiệm niềm vui, sự bình an và tự do nội tâm, đến từ việc được tha thứ, thì tới lượt mình có thể rộng mở cho khả năng tha thứ.
Trong Kinh Lạy Cha Chúa Giêsu đã muốn đưa chính giáo huấn của dụ ngôn này vào. Ngài đã đặt trong tương quan trực tiếp sự tha thứ mà chúng ta xin với Thiên Chúa với sự tha thứ mà chúng ta phải trao ban cho các người anh em khác của chúng ta. “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” (Mt 6,12).
ĐTC giải thích điểm này:
Sự tha thứ của Thiên Chúa là dấu chỉ tình yêu tràn bờ của Ngài đối với từng người trong chúng ta; đó là tình yêu để cho chúng ta tự do xa rời, như người con hoang đàng, nhưng chờ đợi chúng ta trở về mỗi ngày; đó là tình yêu hoạt động của người mục tử đối với con chiên lạc; đó là sự hiền dịu tiếp dón mọi người tội lỗi gõ cửa nhà Ngài.
Thiên Chúa Cha trên trời, Cha chúng ta, tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy tình yêu thương và muốn cống hiến nó cho chúng ta, nhưng Ngài không thể làm điều đó nếu chúng ta khép kín con tim cho tình yêu đối với các người khác.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta luôn luôn ý thức được sự nhưng không và vĩ đại của ơn tha thứ nhận được từ Thiên Chúa, để trở nên thương xót như Ngài, là Cha nhân từ, chậm giận và lớn lao trong tình yêu.
Tiếp đến, ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC đã chào tín hữu đến từ nhiều nơi trên thế giới, trong đó có đoàn hành hương La Plata của Argentina, các sĩ quan trường quân đội Colombia và các giáo lý viên vùng Rho.
Ngài cũng chào các tham dự viên Cuộc chạy Con đường Hoà bình qua nhiều nơi phụng tự của các Giáo hội hiện diện tại Roma. Ngài cầu chúc sáng kiến văn hoá và thể thao này có thể tạo thuận tiện cho cuộc đối thoại, sự chung sống và hoà bình.
ĐTC cũng chào nhiều bạn trẻ đến từ Đền thánh Đức Bà Loreto trung Italia, do các cha Dòng Capucini tháp tùng. Họ bắt đầu với một ngày suy tư nguyện gẫm. Ngài nói: “Các bạn đem hương thơm của Đền thánh Nhà Đức Mẹ đến cho chúng tôi, xin cám ơn.” Ngài cũng chào các thiện nguyện viên “Pro Loco” và những người đi bộ bắt đầu cuộc thi hôm qua tại Assisi và chúc họ đi bộ giỏi. Sau cùng, ĐTC xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.
Sự tha thứ của Thiên Chúa là dấu chỉ tình yêu tràn bờ của Ngài đối với từng người trong chúng ta; đó là tình yêu để cho chúng ta tự do xa rời, như người con hoang đàng, nhưng chờ đợi chúng ta trở về mỗi ngày; đó là tình yêu hoạt động của người mục tử đối với con chiên lạc; đó là sự hiền dịu tiếp dón mọi người tội lỗi gõ cửa nhà Ngài.
Thiên Chúa Cha trên trời, Cha chúng ta, tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy tình yêu thương và muốn cống hiến nó cho chúng ta, nhưng Ngài không thể làm điều đó nếu chúng ta khép kín con tim cho tình yêu đối với các người khác.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta luôn luôn ý thức được sự nhưng không và vĩ đại của ơn tha thứ nhận được từ Thiên Chúa, để trở nên thương xót như Ngài, là Cha nhân từ, chậm giận và lớn lao trong tình yêu.
Tiếp đến, ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC đã chào tín hữu đến từ nhiều nơi trên thế giới, trong đó có đoàn hành hương La Plata của Argentina, các sĩ quan trường quân đội Colombia và các giáo lý viên vùng Rho.
Ngài cũng chào các tham dự viên Cuộc chạy Con đường Hoà bình qua nhiều nơi phụng tự của các Giáo hội hiện diện tại Roma. Ngài cầu chúc sáng kiến văn hoá và thể thao này có thể tạo thuận tiện cho cuộc đối thoại, sự chung sống và hoà bình.
ĐTC cũng chào nhiều bạn trẻ đến từ Đền thánh Đức Bà Loreto trung Italia, do các cha Dòng Capucini tháp tùng. Họ bắt đầu với một ngày suy tư nguyện gẫm. Ngài nói: “Các bạn đem hương thơm của Đền thánh Nhà Đức Mẹ đến cho chúng tôi, xin cám ơn.” Ngài cũng chào các thiện nguyện viên “Pro Loco” và những người đi bộ bắt đầu cuộc thi hôm qua tại Assisi và chúc họ đi bộ giỏi. Sau cùng, ĐTC xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.
Linh Tiến Khải