Đức Phaolô VI và dấn thân của Toà Thánh trong việc bảo vệ các quyền con người
Như có thể thấy trong suốt triều đại của mình, Đức Phaolô VI ngày càng nhấn mạnh đến các quyền con người như đã được công bố trong các tài liệu quốc tế, như việc diễn tả thích hợp “các quyền tự nhiên” hay “các quyền của bản vị con người” mà huấn quyền Hội Thánh đã bênh vực từ lâu.
Đức Phaolô VI và dấn thân của Toà Thánh trong việc bảo vệ các quyền con người
Chiều ngày 28 tháng 7 vừa qua, Đức ông Paolo Rudelli, quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh Hội đồng Âu châu Strasbourg, đã thuyết trình về đề tài “Việc thăng tiến các quyền con người trong hoạt dộng quốc tế của Toà Thánh”, trong khuôn khổ các buổi diễn thuyết tại Rovereto, tỉnh Trento, bắc Italia. Buổi diễn thuyết do Hiệp hội “Campana dei Caduti Maria dolens” (Chuông tử sĩ Đức Maria khổ đau) tổ chức. Đây là hiệp hội cổ vũ giáo dục các thế hệ trẻ yêu chuộng hoà bình và tôn trọng nhân quyền qua các hoạt động văn hoá và ngoại giao.
Trong phần đầu bài tham luận, Đức ông đã duyệt qua các giáo huấn của các Giáo hoàng Pio VI, Gregorio XVI, Pio IX, Leo XIII, Biển Đức XV, Pio XII, Gioan XXIII, và của Công đồng Chung Vatican II. Từ chỗ dè dặt Toà Thánh đi đến chỗ công khai bênh vực các quyền con người.
Trong phần II, Đức ông Rudelli nhắc lại một số giáo huấn của ĐGH Phaolô VI. Đức Phaolô VI sẽ tiếp nhận gia tài các trực giác của các vị tiền nhiệm liên quan tới các quyền con người và các trực giác chứa đựng trong các văn kiện của Công đồng Chung Vatican II và lấy lại chúng một cách có hệ thống trong các giáo huấn của ngài, nhất là bằng cách thăng tiến chúng lần đầu tiên như lý do gợi hứng cho hoạt động của Toà Thánh trên bình diện quốc tế. Biến cố Đức Phaolô VI là vị Giáo hoàng đầu tiên đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày mồng 4 tháng 10 năm 1965 ghi dấu một bước tiến quan trọng khác. Đức Phaolô VI đã định nghĩa LHQ như “con đường bắt buộc của nền văn minh tân tiến và của nền hoà bình thế giới”. Tuy nhiên, diễn văn đề cập tới tương quan giữa các dân tộc và nền hoà bình mà LHQ phải thăng tiến, và đề tài các quyền con người chỉ được nêu bật như dụng cụ giúp thăng tiến sự cộng tác giữa các dân tộc. Dầu sao đi nữa chuyến viếng thăm LHQ của Đức Phaolô VI sẽ củng cố tương quan giữa Toà Thánh và LHQ. Nó sẽ được diễn tả ra trong việc củng cố sứ mệnh ngoại giao của Toà Thánh tại New York, trong các tiếp xúc thường xuyên giữa các vị Tổng Thư ký LHQ và Đức Giáo hoàng, cũng như trong các sứ điệp do ĐGH gửi trong các dịp quan trọng. Trong số các dịp đó có việc kỷ niệm 20 năm Bản Tuyên ngôn Nhân quyền, qua đó Đức Phaolô VI minh nhiên tầm quan trọng của Bản Tuyên ngôn năm 1948, và nói chung việc tôn trọng các quyền con người đối với việc xây dựng hoà bình. Trong bối cảnh này Toà Thánh cũng chấp nhận Hiệp định Quốc tế về việc Loại trừ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc.
** Một đóng góp ý nghĩa khác cho việc gây ý thức đối với việc bảo vệ các quyền con người trong môi trường công giáo sẽ là Thông điệp Tiến bộ của các Dân tộc Populorum Progressio, mà chúng ta đã cử hành kỷ niệm 50 năm trong các tháng qua. Với các đề tài của sự phát triển, Đức Phaolô VI đã dùng lại từ ngữ của Hiến chế Vui mừng và Hy vọng và gọi là “các quyền căn bản của con người”. Việc chuẩn bị Thông điệp đã đi song song với tiến trình thành lập Uỷ ban Công lý và Hoà bình, đã chào đời 2 tháng trước đó, tức hồi tháng giêng năm 1967. Uỷ ban sẽ có một vai trò quan trọng trong việc thăng tiến các đề tài xã hội gợi hứng cho việc thành lập các uỷ ban tương tự trong các HĐGM, các giáo phận và các dòng tu. Dần dần với thời gian có một kinh nghiệm đặc biệt thành hình: đó là sự tham dự của Toà Thánh vào tiến trình của Hội nghị An ninh và Cộng tác Âu châu, một sáng kiến nảy sinh từ một lời kêu gọi do các nước của khối Varsava đưa ra hồi tháng 3 năm 1969 tại Budapest. Lời mời Toà Thánh tham dự đã được đại sứ Hungaria cạnh Italia đưa ra hồi tháng 12 năm đó.
Sự tham dự vào các công việc của Hội nghị An ninh và Cộng tác Âu châu năm 1975 sẽ đưa tới việc ký kết Thoả hiệp Helsinhki và đặt để ngoại giao Toà Thánh vào trong một tình hình chưa từng có: đó là có thể góp phần tích cực như Quốc gia vào một tiến trình chính trị, tuy có tất cả các hạn hẹp của nó phát xuất từ sự đối đầu giữa hai khối, nó đã có ý đặt các nền tảng cho một nền hoà bình lâu bền tại Âu châu. Chính trong năng động này mà chín muồi từ phía Toà Thánh trực giác đặt vấn đề liên quan tới tự do tôn giáo như vấn đề nòng cốt cho việc xây dựng an ninh tại Âu châu. Đây là một đóng góp độc đáo cho tiến trình của Hội nghị đã được đề nghị trong nhiều can thiệp của các vị đại diện của Toà Thánh, và sẽ được tìm thấy trong văn bản của thoả hiệp chung kết.
Từ quan điểm của Toà Thánh, người ta cố ý mở ra một chút không gian của sự tự do tôn giáo đối với các Giáo Hội sau bức màn sắt. Tuy nhiên, nguyên tắc đã có một giá trị có tính cách tổng quát và ghi dấu một tiến triển ý nghĩa đối với nền ngoại giao của Toà Thánh: đó là việc đòi buộc tôn trọng các quyền con người đã trở thành một phần chính của hoạt động của Toà Thánh trong bối cảnh của cộng đồng quốc tế. Còn hơn thế nữa, khi hành động cho tự do tôn giáo Toà Thánh đã không chỉ nói nhân danh các lợi ích của Giáo hội Công giáo.
** Thật ra, đây không phải là một thực tại hoàn toàn mới mẻ: chẳng hạn chúng tôi đã nhấn mạnh sự chú ý thường hằng của Toà Thánh đối với việc thăng tiến hoà bình qua các dụng cụ của quyền lợi quốc tế. Tuy nhiên, qua việc tham dự vào các công việc của Hội nghị An ninh và Cộng tác Âu châu, nó đã trở thành rõ ràng là đối với Toà Thánh cũng như trong bối cảnh ngày nay việc bảo vệ các quyền con người là phần tuyệt đối cần chú ý trong việc xây dựng một trật tự pháp lý quốc tế. Đồng thời qua vấn nạn do Toà Thánh đặt ra cộng đồng quốc tế đã có thể ý thức hơn về tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo đối với việc xây dựng sự ổn định và hoà bình tại Âu châu.
Thật không phải là chuyện tình cờ kể từ thập niên 1970 trở đi ngôn ngữ của Đức Phaolô VI liên quan tới đề tài các quyền con người đã trở thành minh bạch hơn. Điển hình như trong diễn văn đọc trong buổi tiếp kiến ông Tổng Thư ký LHQ hồi tháng 2 năm 1972, hay trong Tông huấn Evangelii Nuntiandicông bố năm 1975, trong đó ngoài việc dùng từ ngữ cổ điển của việc tôn trọng các quyền con người như điều kiện cho việc xây dựng các cơ cấu nhân bản công bằng hơn, Đức Phaolô VI khẳng định, với một ngôn ngữ mới mẻ hơn và mạnh bạo hơn, mối dây liên kết chặt chẽ giữa việc rao truyền Tin Mừng và thăng tiến mọi quyền con người.
Năm 1976, trong Tự sắc xác định cấu trúc vĩnh viễn của Uỷ ban Toà Thánh Công lý và Hoà bình, đề tài các quyền con người – đã không xuất hiện trong tài liệu thành lập năm 1967 – được nhắc đến trong các hoạt động chuyên biệt của Uỷ ban. Cả trong các diễn văn đọc trước Ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh vào dịp đầu năm mới đề tài các quyền con người đã luôn luôn được nhắc tới. Nếu trong các diễn văn của năm 1964 và 1972 nó đã vắng bóng, thì trong diễn văn năm 1973 Đức Phaolô VI khẳng định rằng Tin Mừng ngăn cản không cho phép chúng ta thờ ơ khi đó là hạnh phúc của con người và việc tôn trọng các quyền căn bản của nó. Trong dịp đó Đức Phaolô VI cũng đặt định đề cho việc nới rộng các chân trời ngành ngoại giao Toà Thánh trong thế giới ngày nay đối với dấn thân thăng tiến thiện ích của nhân loại. Trong diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh năm 1975, Đức Phaolô VI sẽ nhắc đến một cách rõ ràng việc bênh vực các quyền con người như một dấn thân của Toà Thánh và của công việc ngoại giao của Toà Thánh, trong khi diễn văn năm 1976 sẽ quy chiếu Thoả hiệp Helsinki và nhấn mạnh tương quan giữa việc tôn trọng các quyền con người và việc xây dựng hoà bình.
** Thế rồi trong diễn văn năm 1978, là diễn văn cuối cùng đọc trước ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh, Đức Phaolo VI đã đề cập tới các quyền con người và đặc biệt đào sâu quyền tự do tôn giáo, quyền bình đẳng chủng tộc và quyền toàn vẹn tâm sinh vật thể lý.
Xã hội tục hoá và các ý thức hệ có tư tưởng sai lạc đối với tôn giáo là chiều kích tinh thần thiêng liêng không thể loại bỏ của cuộc sống con người. Quyền tự do tôn giáo và tư do lương tâm được hầu hết các hiến pháp trên thế giới bảo đảm trên lý thuyết, nhưng trên thực tế nó bị hạn hẹp, giới hạn và vi phạm tại nhiều quốc gia: liên quan tới việc tuyên xưng niềm tin cá nhân và cộng đoàn, giáo dục giới trẻ, hoạt động mục vụ của các giám mục và linh mục, sư độc lập nội tại của các cộng đoàn tôn giáo, việc rao truyền Tin Mừng, việc sử dụng các dụng cụ truyền thông, việc mở và xây cất các nơi thờ tự, gửi linh mục tới làm việc, hạn chế ơn gọi linh mục tu sĩ.
Tuy các Kitô hữu thường đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng quốc gia, cho công ích và việc cải tiến xã hội, nhưng họ vẫn bị kỳ thị, kiểm soát và đối xử như các công dân hạng hai, hay các thành phần nguy hiểm cần kiểm soát chặt chẽ, hoặc bị đối xử tàn tệ như tội phạm.
Tiếp đến, Đức Phaolô VI đã đề cập tới quyền bình đẳng trong xã hội. Đối với Kitô hữu, mọi người đều là anh chị em với nhau, vì đuợc tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và là con cái của cùng một Thiên Chúa là Cha. Vì thế không có chuyện phân biệt nguồn gốc, màu da, chủng tộc, ngôn ngữ và văn hoá. Mọi tranh đua chủng tộc, mọi xung khắc bộ lạc, bạo lực, đổ máu, báo thù như xảy ra ở một số nơi bên Phi châu đều là các vi phạm quyền con người trái nghịch với niềm tin và tình yêu Kitô.
Cũng trong nhãn quan kitô ấy mọi sự sống đều thánh thiêng và được trân quý bảo vệ bênh vực từ khi thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên. Dù có ra sao và ở trong tình trang nào đi nữa mỗi người vẫn luôn mãi là hình ảnh của Thiên Chúa cần được bảo vệ và yêu thuơng.
Giáo Hội và các Kitô hữu cũng không thể thinh lặng trước các tra tấn và cực hình đối với các tù nhân có tội hay không có tội. Cần phải đối xử với họ một cách nhân đạo, cải tiến các điều kiện sống của họ, và tôn trọng sự toàn vẹn tâm sinh vật thể lý của họ, nhất là khi họ là các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm. Cũng như Giáo Hội đã lên án thói tục thách đấu để trả thù, việc phá thai, là tội giết người, Giáo Hội cũng chống lại tệ nạn tra tấn và mọi thứ bạo lực chống lại các quyền con người và phẩm giá của nó.
Như có thể thấy trong suốt triều đại của mình, Đức Phaolô VI ngày càng nhấn mạnh đến các quyền con người như đã được công bố trong các tài liệu quốc tế, như việc diễn tả thích hợp “các quyền tự nhiên” hay “các quyền của bản vị con người” mà huấn quyền Hội Thánh đã bênh vực từ lâu.
Trong phần đầu bài tham luận, Đức ông đã duyệt qua các giáo huấn của các Giáo hoàng Pio VI, Gregorio XVI, Pio IX, Leo XIII, Biển Đức XV, Pio XII, Gioan XXIII, và của Công đồng Chung Vatican II. Từ chỗ dè dặt Toà Thánh đi đến chỗ công khai bênh vực các quyền con người.
Trong phần II, Đức ông Rudelli nhắc lại một số giáo huấn của ĐGH Phaolô VI. Đức Phaolô VI sẽ tiếp nhận gia tài các trực giác của các vị tiền nhiệm liên quan tới các quyền con người và các trực giác chứa đựng trong các văn kiện của Công đồng Chung Vatican II và lấy lại chúng một cách có hệ thống trong các giáo huấn của ngài, nhất là bằng cách thăng tiến chúng lần đầu tiên như lý do gợi hứng cho hoạt động của Toà Thánh trên bình diện quốc tế. Biến cố Đức Phaolô VI là vị Giáo hoàng đầu tiên đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày mồng 4 tháng 10 năm 1965 ghi dấu một bước tiến quan trọng khác. Đức Phaolô VI đã định nghĩa LHQ như “con đường bắt buộc của nền văn minh tân tiến và của nền hoà bình thế giới”. Tuy nhiên, diễn văn đề cập tới tương quan giữa các dân tộc và nền hoà bình mà LHQ phải thăng tiến, và đề tài các quyền con người chỉ được nêu bật như dụng cụ giúp thăng tiến sự cộng tác giữa các dân tộc. Dầu sao đi nữa chuyến viếng thăm LHQ của Đức Phaolô VI sẽ củng cố tương quan giữa Toà Thánh và LHQ. Nó sẽ được diễn tả ra trong việc củng cố sứ mệnh ngoại giao của Toà Thánh tại New York, trong các tiếp xúc thường xuyên giữa các vị Tổng Thư ký LHQ và Đức Giáo hoàng, cũng như trong các sứ điệp do ĐGH gửi trong các dịp quan trọng. Trong số các dịp đó có việc kỷ niệm 20 năm Bản Tuyên ngôn Nhân quyền, qua đó Đức Phaolô VI minh nhiên tầm quan trọng của Bản Tuyên ngôn năm 1948, và nói chung việc tôn trọng các quyền con người đối với việc xây dựng hoà bình. Trong bối cảnh này Toà Thánh cũng chấp nhận Hiệp định Quốc tế về việc Loại trừ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc.
** Một đóng góp ý nghĩa khác cho việc gây ý thức đối với việc bảo vệ các quyền con người trong môi trường công giáo sẽ là Thông điệp Tiến bộ của các Dân tộc Populorum Progressio, mà chúng ta đã cử hành kỷ niệm 50 năm trong các tháng qua. Với các đề tài của sự phát triển, Đức Phaolô VI đã dùng lại từ ngữ của Hiến chế Vui mừng và Hy vọng và gọi là “các quyền căn bản của con người”. Việc chuẩn bị Thông điệp đã đi song song với tiến trình thành lập Uỷ ban Công lý và Hoà bình, đã chào đời 2 tháng trước đó, tức hồi tháng giêng năm 1967. Uỷ ban sẽ có một vai trò quan trọng trong việc thăng tiến các đề tài xã hội gợi hứng cho việc thành lập các uỷ ban tương tự trong các HĐGM, các giáo phận và các dòng tu. Dần dần với thời gian có một kinh nghiệm đặc biệt thành hình: đó là sự tham dự của Toà Thánh vào tiến trình của Hội nghị An ninh và Cộng tác Âu châu, một sáng kiến nảy sinh từ một lời kêu gọi do các nước của khối Varsava đưa ra hồi tháng 3 năm 1969 tại Budapest. Lời mời Toà Thánh tham dự đã được đại sứ Hungaria cạnh Italia đưa ra hồi tháng 12 năm đó.
Sự tham dự vào các công việc của Hội nghị An ninh và Cộng tác Âu châu năm 1975 sẽ đưa tới việc ký kết Thoả hiệp Helsinhki và đặt để ngoại giao Toà Thánh vào trong một tình hình chưa từng có: đó là có thể góp phần tích cực như Quốc gia vào một tiến trình chính trị, tuy có tất cả các hạn hẹp của nó phát xuất từ sự đối đầu giữa hai khối, nó đã có ý đặt các nền tảng cho một nền hoà bình lâu bền tại Âu châu. Chính trong năng động này mà chín muồi từ phía Toà Thánh trực giác đặt vấn đề liên quan tới tự do tôn giáo như vấn đề nòng cốt cho việc xây dựng an ninh tại Âu châu. Đây là một đóng góp độc đáo cho tiến trình của Hội nghị đã được đề nghị trong nhiều can thiệp của các vị đại diện của Toà Thánh, và sẽ được tìm thấy trong văn bản của thoả hiệp chung kết.
Từ quan điểm của Toà Thánh, người ta cố ý mở ra một chút không gian của sự tự do tôn giáo đối với các Giáo Hội sau bức màn sắt. Tuy nhiên, nguyên tắc đã có một giá trị có tính cách tổng quát và ghi dấu một tiến triển ý nghĩa đối với nền ngoại giao của Toà Thánh: đó là việc đòi buộc tôn trọng các quyền con người đã trở thành một phần chính của hoạt động của Toà Thánh trong bối cảnh của cộng đồng quốc tế. Còn hơn thế nữa, khi hành động cho tự do tôn giáo Toà Thánh đã không chỉ nói nhân danh các lợi ích của Giáo hội Công giáo.
** Thật ra, đây không phải là một thực tại hoàn toàn mới mẻ: chẳng hạn chúng tôi đã nhấn mạnh sự chú ý thường hằng của Toà Thánh đối với việc thăng tiến hoà bình qua các dụng cụ của quyền lợi quốc tế. Tuy nhiên, qua việc tham dự vào các công việc của Hội nghị An ninh và Cộng tác Âu châu, nó đã trở thành rõ ràng là đối với Toà Thánh cũng như trong bối cảnh ngày nay việc bảo vệ các quyền con người là phần tuyệt đối cần chú ý trong việc xây dựng một trật tự pháp lý quốc tế. Đồng thời qua vấn nạn do Toà Thánh đặt ra cộng đồng quốc tế đã có thể ý thức hơn về tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo đối với việc xây dựng sự ổn định và hoà bình tại Âu châu.
Thật không phải là chuyện tình cờ kể từ thập niên 1970 trở đi ngôn ngữ của Đức Phaolô VI liên quan tới đề tài các quyền con người đã trở thành minh bạch hơn. Điển hình như trong diễn văn đọc trong buổi tiếp kiến ông Tổng Thư ký LHQ hồi tháng 2 năm 1972, hay trong Tông huấn Evangelii Nuntiandicông bố năm 1975, trong đó ngoài việc dùng từ ngữ cổ điển của việc tôn trọng các quyền con người như điều kiện cho việc xây dựng các cơ cấu nhân bản công bằng hơn, Đức Phaolô VI khẳng định, với một ngôn ngữ mới mẻ hơn và mạnh bạo hơn, mối dây liên kết chặt chẽ giữa việc rao truyền Tin Mừng và thăng tiến mọi quyền con người.
Năm 1976, trong Tự sắc xác định cấu trúc vĩnh viễn của Uỷ ban Toà Thánh Công lý và Hoà bình, đề tài các quyền con người – đã không xuất hiện trong tài liệu thành lập năm 1967 – được nhắc đến trong các hoạt động chuyên biệt của Uỷ ban. Cả trong các diễn văn đọc trước Ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh vào dịp đầu năm mới đề tài các quyền con người đã luôn luôn được nhắc tới. Nếu trong các diễn văn của năm 1964 và 1972 nó đã vắng bóng, thì trong diễn văn năm 1973 Đức Phaolô VI khẳng định rằng Tin Mừng ngăn cản không cho phép chúng ta thờ ơ khi đó là hạnh phúc của con người và việc tôn trọng các quyền căn bản của nó. Trong dịp đó Đức Phaolô VI cũng đặt định đề cho việc nới rộng các chân trời ngành ngoại giao Toà Thánh trong thế giới ngày nay đối với dấn thân thăng tiến thiện ích của nhân loại. Trong diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh năm 1975, Đức Phaolô VI sẽ nhắc đến một cách rõ ràng việc bênh vực các quyền con người như một dấn thân của Toà Thánh và của công việc ngoại giao của Toà Thánh, trong khi diễn văn năm 1976 sẽ quy chiếu Thoả hiệp Helsinki và nhấn mạnh tương quan giữa việc tôn trọng các quyền con người và việc xây dựng hoà bình.
** Thế rồi trong diễn văn năm 1978, là diễn văn cuối cùng đọc trước ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh, Đức Phaolo VI đã đề cập tới các quyền con người và đặc biệt đào sâu quyền tự do tôn giáo, quyền bình đẳng chủng tộc và quyền toàn vẹn tâm sinh vật thể lý.
Xã hội tục hoá và các ý thức hệ có tư tưởng sai lạc đối với tôn giáo là chiều kích tinh thần thiêng liêng không thể loại bỏ của cuộc sống con người. Quyền tự do tôn giáo và tư do lương tâm được hầu hết các hiến pháp trên thế giới bảo đảm trên lý thuyết, nhưng trên thực tế nó bị hạn hẹp, giới hạn và vi phạm tại nhiều quốc gia: liên quan tới việc tuyên xưng niềm tin cá nhân và cộng đoàn, giáo dục giới trẻ, hoạt động mục vụ của các giám mục và linh mục, sư độc lập nội tại của các cộng đoàn tôn giáo, việc rao truyền Tin Mừng, việc sử dụng các dụng cụ truyền thông, việc mở và xây cất các nơi thờ tự, gửi linh mục tới làm việc, hạn chế ơn gọi linh mục tu sĩ.
Tuy các Kitô hữu thường đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng quốc gia, cho công ích và việc cải tiến xã hội, nhưng họ vẫn bị kỳ thị, kiểm soát và đối xử như các công dân hạng hai, hay các thành phần nguy hiểm cần kiểm soát chặt chẽ, hoặc bị đối xử tàn tệ như tội phạm.
Tiếp đến, Đức Phaolô VI đã đề cập tới quyền bình đẳng trong xã hội. Đối với Kitô hữu, mọi người đều là anh chị em với nhau, vì đuợc tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và là con cái của cùng một Thiên Chúa là Cha. Vì thế không có chuyện phân biệt nguồn gốc, màu da, chủng tộc, ngôn ngữ và văn hoá. Mọi tranh đua chủng tộc, mọi xung khắc bộ lạc, bạo lực, đổ máu, báo thù như xảy ra ở một số nơi bên Phi châu đều là các vi phạm quyền con người trái nghịch với niềm tin và tình yêu Kitô.
Cũng trong nhãn quan kitô ấy mọi sự sống đều thánh thiêng và được trân quý bảo vệ bênh vực từ khi thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên. Dù có ra sao và ở trong tình trang nào đi nữa mỗi người vẫn luôn mãi là hình ảnh của Thiên Chúa cần được bảo vệ và yêu thuơng.
Giáo Hội và các Kitô hữu cũng không thể thinh lặng trước các tra tấn và cực hình đối với các tù nhân có tội hay không có tội. Cần phải đối xử với họ một cách nhân đạo, cải tiến các điều kiện sống của họ, và tôn trọng sự toàn vẹn tâm sinh vật thể lý của họ, nhất là khi họ là các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm. Cũng như Giáo Hội đã lên án thói tục thách đấu để trả thù, việc phá thai, là tội giết người, Giáo Hội cũng chống lại tệ nạn tra tấn và mọi thứ bạo lực chống lại các quyền con người và phẩm giá của nó.
Như có thể thấy trong suốt triều đại của mình, Đức Phaolô VI ngày càng nhấn mạnh đến các quyền con người như đã được công bố trong các tài liệu quốc tế, như việc diễn tả thích hợp “các quyền tự nhiên” hay “các quyền của bản vị con người” mà huấn quyền Hội Thánh đã bênh vực từ lâu.
Linh Tiến Khải