23/01/2025

Đất thuỷ lợi bị xẻ đem bán

Đất thuỷ lợi nhưng bị xẻ đem bán cho doanh nghiệp tư nhân đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kênh thuỷ lợi và sinh hoạt của người dân ở H.Đức Hoà, Long An.

 

Đất thuỷ lợi bị xẻ đem bán

Đất thuỷ lợi nhưng bị xẻ đem bán cho doanh nghiệp tư nhân đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kênh thuỷ lợi và sinh hoạt của người dân ở H.Đức Hoà, Long An.


 

 

Đoạn hầm khai thác tại bãi số 4 sạt lở nghiêm trọng, đe dọa an toàn kênh
  /// Ảnh: Dương Phan

Đoạn hầm khai thác tại bãi số 4 sạt lở nghiêm trọng, đe dọa an toàn kênhẢNH: DƯƠNG PHAN

Sau khi dự án kênh chính Đức Hòa và khu tưới Đức Hoà hoàn thành, đưa vào sử dụng (tháng 12.2015), Cục Quản lý xây dựng công trình (thuộc Bộ NN-PTNT) có văn bản gửi Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng đề xuất bàn giao các bãi vật liệu thuộc dự án thủy lợi Phước H cho địa phương quản lý theo đề nghị của Sở NN-PTNT, UBND tỉnh Long An và Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9.
Ngày 13.4.2016, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng có văn bản đồng ý giao 9 bãi vật liệu đất đắp cho tỉnh Long An với yêu cầu: “Quản lý, sử dụng phục vụ công tác duy tu, sửa chữa, vận hành hệ thống, phát triển tiếp hệ thống thủy lợi nội đồng của dự án thủy lợi Phước Hòa và các công trình thủy lợi khác của địa phương”.
Bán đất để san lấp mặt bằng
 

Yêu cầu của Bộ NN-PTNT là vậy nhưng từ cuối năm 2016, UBND tỉnh Long An đã tiến hành bán trữ lượng đất tại 9 bãi vật liệu cho các doanh nghiệp tư nhân để san lấp mặt bằng. Cụ thể, theo phê duyệt của UBND tỉnh này, trữ lượng đất còn lại của 9 bãi vật liệu thuộc dự án thuỷ lợi Phước H khoảng 3,86 triệu m3, giá trị khoảng 104 tỉ đồng (hội đồng định giá 27.000 đồng/m3) được sử dụng phục vụ san lấp mặt bằng các dự án, công trình trên địa bàn H.Đức H (Long An).
Trong số này, UBND tỉnh Long An đã ký quyết định giao Công ty TNHH MTV Chính Phước Thành quản lý, khai thác 2 bãi vật liệu từ tháng 11.2016 (bãi số 3 ở xã H Khánh Nam, diện tích 80.326 m2, trữ lượng 517.050 m3, thời hạn khai thác 7 năm và bãi số 5 ở xã Đức Lập Thượng, diện tích 104.290 m2, trữ lượng 355.737 m3, thời hạn 5 năm) để lấy số tiền trên 23,565 tỉ đồng.
UBND tỉnh Long An cũng giao phần trữ lượng đất đắp tại bãi vật liệu số 6 ở xã Mỹ Hạnh Bắc (diện tích 111.946 m2, trữ lượng 172.936 m3) cho Công ty TNHH XD TM Nhật Thịnh quản lý khai thác trong thời gian 3 năm, thu về 4,66 tỉ đồng. Mục đích sử dụng được nêu trong quyết định nhằm: “Phục vụ san lấp đường nhà ông M.H, đường nhà ông B.H, đường Bàu Tràm, đường ấp Tràm Lạc thuộc xã Mỹ Thạnh Bắc; phục vụ san lấp của Công ty CP Huỳnh Mai, dự án khu dân cư và Viện dưỡng lão Trần Anh thuộc xã Mỹ Hạnh Nam”…
Rõ ràng, việc doanh nghiệp sử dụng đất đã được UBND tỉnh Long An giao quản lý, khai thác vào mục đích san lấp các công trình trên địa bàn hoàn toàn không đúng với nội dung chỉ đạo trong văn bản của Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng.
Đất thủy lợi bị xẻ đem bán

Hầm đất thuộc dự án thuỷ lợi Phước Hoà được xẻ đất, vận chuyển ra ngoài

Kênh dẫn nước bị đe doạ
Trong những ngày đầu tháng 8.2017, PV Thanh Niên được người dân địa phương dẫn đi thực tế, chứng kiến cảnh khai thác đất ồ ạt và đang đe doạ đến sự an toàn của công trình thuỷ lợi. Tại bãi số 4 (ở xã Hòa Khánh Đông) có diện tích 46.371 m2, trữ lượng còn lại được xác định 189.710 m3 và được UBND tỉnh Long An giao lại cho một đơn vị khai thác (thu 5,122 tỉ đồng), xe xúc, xe ben hoạt động ầm ĩ. Suốt đoạn đường dẫn vào hầm, hai bên là những núi đất được múc lên, chờ đem đi nơi khác để san lấp. Hầm đất này dù đã múc sâu hoắm, thẳng đứng đã gây sạt lở một đoạn khoảng 10 m lấn vào hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi nhưng vẫn tiếp tục được múc đất đem đi. Do đang vào mùa mưa, chủ bãi phải sử dụng nhiều máy bơm hoạt động liên tục, đưa nước ra khỏi hầm khai thác để lấy đất. Nước từ hầm đất trực tiếp đổ vào con kênh khiến nguồn nước bị đục ngầu.
Dưới lòng kênh đoạn này, một lớp bùn đất sét dày hơn 40 cm ở dưới đáy. Những ruộng lúa gần kênh cũng đóng đầy đất sét khiến người dân bức xúc. Dù ruộng ở sát kênh Đức Hoà nhưng gia đình ông Lê Văn Hiếu (57 tuổi, ngụ ấp Thôi Môi, xã Hoà Khánh Đông) vẫn mong chờ trời mưa để có nước trục ruộng và xạ lúa. Ông Hiếu nói: “Lúc trước, người dân ở ấp Thôi Môi không thể đóng giếng do không tìm thấy mạch nước ngầm. Khi tuyến kênh đi ngang qua, dân chúng tôi mừng thấp thỏm. Nhưng sau đó, các hầm khai thác đất bắt đầu hoạt động cũng là lúc người dân vô cùng bức xúc vì phải sử dụng nước từ kênh mang theo những lớp đất sét dày”. Gần đó, gia đình ông Nguyễn Văn Sang (61 tuổi) cũng bức xúc: “Hằng ngày, xe ben ra vào chở đất khiến đường sá hư hỏng nặng. Có đoạn chủ hầm đất đổ đất sét vá đường khiến người dân không để đi lại được, học sinh khốn đốn suốt mùa mưa”.
Trả lời Thanh Niên ngày 12.8, ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết: “Dự án này của Bộ NN-PTNT, sau khi làm xong đã giao lại cho địa phương năm rồi. Nhưng nói tỉnh giao lại cho nhà thầu khai thác đất mặt để bán là không có. Cụ thể, khi làm hồ Đức Hoà (kênh chính Đức Hoà và khu tưới Đức Hoà – PV) có khai thác rất nhiều hầm để lấy đất đắp kênh nổi. Sau khi đắp xong, những bãi đất còn thừa, Bộ giao lại cho địa phương quản lý thì huyện mới tiếp tục khai thác bằng cách đấu giá để bán”.
Trong khi đó, ông Trần Tố Nghị, quyền Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ NN-PTNT), cho biết sau khi hoàn thành dự án thủy lợi Phước H, UBND tỉnh Long An có văn bản đề nghị xin lại quỹ đất để quản lý và sử dụng. Bộ NN-PTNT có văn bản bàn giao lại cho Long An, nhưng sau đó địa phương sử dụng thế nào thì chưa nắm được.
H.Phương – P.Hậu


 

Dương Phan