11/01/2025

Nước ít, lún nhanh đe doạ ĐBSCL

Đây là 2 trong hàng loạt nguy cơ được tái khẳng định tại hội thảo khoa học “Những thách thức cho sự phát triển bền vững ĐBSCL” diễn ra ngày 27.7.

 

Nước ít, lún nhanh đe doạ ĐBSCL

Đây là 2 trong hàng loạt nguy cơ được tái khẳng định tại hội thảo khoa học “Những thách thức cho sự phát triển bền vững ĐBSCL” diễn ra ngày 27.7.



ĐBSCL đang đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt là phù sa ngày càng ít 	 /// Ảnh: Công Hân

 

ĐBSCL đang đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt là phù sa ngày càng ítẢNH: CÔNG HÂN

 

Hội thảo do Trung tâm nghiên cứu biển và đảo (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) tổ chức.
Sẽ không còn bùn cát bồi đắp châu thổ
 
 
Nước ít, lún nhanh đe dọa ĐBSCL - ảnh 1
Châu thổ thành hình là nhờ bùn cát và mực nước biển tương đối bình ổn. Nay, hai yếu tố này không còn nữa thì tương lai của châu thổ sẽ không chắc chắn
Nước ít, lún nhanh đe dọa ĐBSCL - ảnh 2
 
TS Lê Xuân Thuyên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM
 

Trước đây khi chưa có đập ở thượng nguồn, mỗi năm ĐBSCL đón nhận lượng phù sa khoảng 160 triệu tấn. Lượng phù sa này có thể phủ đều toàn đồng bằng với độ dày 2 mm, đủ để bù cho tốc độ nước biển dâng. Nhưng hiện nay nền đất ở ĐBSCL đang bị lún nhanh gấp hàng chục lần so với lượng phù sa bồi đắp. Một kết quả nghiên cứu mới được công bố gần đây cho biết vùng ven biển, rừng ngập mặn ở ĐBSCL đang lún chìm với tốc độ khoảng 3 cm/năm và tốc độ lún tại nhiều nơi khác ở đồng bằng cũng trên 1 cm/năm.

Theo TS Lê Xuân Thuyên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, vấn đề của ĐBSCL là nước biển dâng, nền đất bị lún và lượng phù sa bồi đắp tự nhiên ngày càng ít. Lượng phù sa Mê Kông về ĐBSCL năm 2004 giảm đến 1/3 so với năm 1982 và tới nay, chắc chắn còn sụt giảm nhiều hơn vì có nhiều hồ đập được đưa vào xây dựng và vận hành. Thậm chí, trong tương lai có thể sẽ không còn bùn cát đổ về bồi đắp cho châu thổ nữa. “Châu thổ thành hình là nhờ bùn cát và mực nước biển tương đối bình ổn. Nay, hai yếu tố này không còn nữa thì tương lai của châu thổ sẽ không chắc chắn”, TS Thuyên cảnh báo.

Việc ĐBSCL chịu tác động tiêu cực từ các đập thủy điện ở thượng nguồn, đặc biệt là hệ thống 11 đập trên dòng chính ở Lào và Campuchia, TS Đào Ngọc Cảnh, Trường đại học Cần Thơ, nói: “Dòng chảy sẽ bị biến động theo ý muốn chủ quan của chủ nhà máy thủy điện. Khi chúng ta cần thì không có nước và khi chúng ta không cần thì có thể họ xả ồ ạt vì nó vận hành theo ý muốn của chủ đầu tư. Vấn đề an ninh lương thực của chúng ta phải gắn với an ninh nguồn nước”.
Cần thay đổi nhận thức
Ở góc độ kinh tế, TS Cảnh nhận xét: Trước đây, toàn bộ vùng ven biển được ngọt hóa để trồng lúa nhưng chiến lược đó đã thất bại. Ở vùng ngọt chúng ta càng thâm canh tăng vụ càng tốn nhiều tiền mua phân bón, thuốc trừ sâu. Hệ quả là sản phẩm gạo bị tồn dư hóa chất, xuất khẩu bị trả về. Mục tiêu phát triển thật nhiều lúa đã hoàn toàn thất bại. Trong khi ở vùng ven biển có thể nuôi trồng thuỷ hải sản và thu được giá trị kinh tế cao hơn. Ở vùng ngọt có thể trồng hoa màu, cây ăn trái cũng lợi nhuận cao hơn cây lúa.
Quá trình bất ổn của vùng ĐBSCL còn do tác động của con người ở tại chỗ và thượng nguồn. TS Cảnh ví dụ trước đây chúng ta gọi mùa nước nổi là mùa lũ và muốn nó thoát đi thật nhanh nên xây dựng các công trình phục vụ cho mục tiêu đó. Hậu quả là… giờ đây mùa khô cũng thiếu nước. Thậm chí giờ đây thiếu lũ cũng là “vấn nạn” đối với vùng ĐBSCL. “Chúng ta khai thác 2 túi nước tự nhiên là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên để trồng thật nhiều lúa. Mất 2 túi nước tự nhiên cũng là lý do đẩy chúng ta đối mặt với hạn, mặn ngày càng gay gắt. Chúng ta trồng ra rất nhiều lúa, thậm chí thâm canh tăng vụ nhưng xuất khẩu giá rẻ, hiệu quả kinh tế không cao. Chúng ta không xác định được mục tiêu an ninh lương thực về lâu dài mà chỉ đơn thuần làm ra nhiều gạo để bán với giá rẻ”, TS Đào Ngọc Cảnh nhấn mạnh. Đồng quan điểm, TS Lê Xuân Thuyên phân tích: “Chúng ta không thể cứ loanh quanh với cây lúa. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh lợi nhuận cao nhất của cây lúa chỉ có 400 USD/ha. Người trồng lúa ngày càng nghèo là một sự thật. Hệ quả của nó là tình trạng di dân tự nhiên lên thành phố. Việc di dân này cũng kéo theo nhiều hệ luỵ về mặt xã hội”.
Thách thức lớn nhất với ĐBSCL chính là do chưa có hiểu biết đầy đủ về vùng đất này nên dễ dẫn đến các quyết định thiếu đúng đắn. Theo TS Thuyên, một số giải pháp công trình đã được triển khai và đang lên kế hoạch nhưng chỉ là những giải pháp ngắn và trung hạn. Nếu mực nước biển dâng hơn 1 – 2 m sau thế kỷ 21 thì mức độ thiệt hại do chìm ngập ven bờ sẽ tăng gấp nhiều lần so với tốc độ nước biển dâng trung bình ở các nước phát triển. Kèm theo đó, chi phí xây dựng công trình đê phải càng lớn và cao hơn cho gần 1.000 km dọc bờ biển và hàng trăm ki lô mét dọc các nhánh sông sẽ lớn khủng khiếp. “Chúng ta có đủ kinh tế để đáp ứng không? Hay phải có phương án nào khác? Đây là những vấn đề cần suy nghĩ nghiêm túc để những quyết định bây giờ không khiến thế hệ mai sau phải gánh hậu quả”, ông Thuyên đặt vấn đề.

 

Hà Mai – Chí Nhân