ĐHY Lenonardo Sandri viếng thăm Ucraina
Trong các ngày từ 11 đến 17 tháng 7 vừa qua, ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương, đã viếng thăm Ucraina, theo lời mời của ĐTGM Trưởng Giáo hội Công giáo Hy lạp Sviatoslav Shevchuk, và nhân cuộc hành hương toàn quốc tới Đền thánh Đức Bà Zarvanytsia.
ĐHY Lenonardo Sandri viếng thăm Ucraina
Trong các ngày từ 11 đến 17 tháng 7 vừa qua, ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương, đã viếng thăm Ucraina, theo lời mời của ĐTGM Trưởng Giáo hội Công giáo Hy lạp Sviatoslav Shevchuk, và nhân cuộc hành hương toàn quốc tới Đền thánh Đức Bà Zarvanytsia. ĐHY được Đức TGM Claudio Gugerotti, Sứ thần Toà Thánh tại Ucraina, và Đức Đức TGM Trưởng Shevchuk tháp tùng đã bắt đầu viếng thăm thủ dô Kyiv, đặt vòng hoa và cầu nguyện trước Thánh Giá tại quảng trường Maidan. Tiếp đến, ĐHY thăm Viện Bảo tàng Holomodor và tưởng niệm các nạn nhân cuộc diệt chủng Ucraina, do Stalin gây ra giữa các năm 1929-1933 khiến cho 6 triệu người bị chết đói.
Sáng ngày 12 tháng 7, lễ kính hai Thánh Phêrô Phaolô theo lịch Giuliano, ĐHY Sandri đã đồng tế Thánh lễ do Đức TGM Trưởng Shevchuk chủ sự trong Nhà thờ Phục Sinh và chia sẻ Lời Chúa. ĐHY nói trong bài giảng: “Anh chị em không lẻ loi. Anh chị em có một chỗ đặc biệt trong con tim của ĐTC Phanxicô.” Ngài mời gọi tín hữu Ucraina “đừng nhượng bộ trước các khó khăn hay trước quyền bình nhân loại muốn lấy mất đi niềm hy vọng của một cuộc sống công bằng và liêm chính của một đất nước được tôn trọng trong sự toàn vẹn của nó và được hoà giải giữa các tâm hồn khác nhau”.
ĐHY đã chuyển đến tín hữu Công giáo Latinh và Hylạp cũng như mọi người thiện chí lời chào thăm và phép lành Toà Thánh của ĐTC, với tất cả lòng trìu mến, và sự gần gũi liên đới của ngài với dân tộc bị thử thách bởi khổ đau và các thiếu thốn do các xung khắc và chiến tranh gây ra. ĐTC khích lệ mọi người dấn thân đẩy mạnh sự hoà giải và hoà bình, tôn trọng quyền lợi, và sống bác ái liên đới với biết bao nhiêu người di cư tị nạn.
Vào cuối Thánh lễ, ĐHY đã chuyển phép lành Toà Thánh của ĐTC tới Giáo hội địa phương và nhân danh ĐTC trao tặng Đức TGM Trưởng mề đai kỷ niệm năm thứ tư triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô. Sau Thánh lễ, mọi người đã xuống viếng mộ ĐHY Lubomyr Husar, qua đời mấy tuần trước đó.
Sáng ngày 13 tháng 7, ĐHY Sandri tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Chính toà của Giáo phận Kharkiv, với nghi thức làm phép nhà nguyện dưới hầm nhà thờ và làm phép các thánh giá trên mái tròn nhà thờ. Vào ban chiều, ĐHY và phái đoàn đã đi Kramatorsk và Sloviansk, cách đó 200 cây số, là những vùng đã được quân đội Ucraina tái chiếm sau khi bị chiếm đóng hồi năm 2014 và là các “vùng xám” giáp giới với vùng Donbass hiện nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng theo Nga.
** Ngày 14 tháng 7 đã bắt đầu với Thánh lễ đồng tế cử hành trong Nhà nguyện Thánh Elia bằng gỗ với sụ tham dự của ĐC Stephan Menick, Giám mục Giáo quận Donetsk, và nhiều linh mục giáo quận, các tín hữu Công giáo Hylạp và Latinh. Giảng trong Thánh lễ, Đức TGM Trưởng Shevchuk đã quảng diễn ý nghĩa bải Phúc Âm nói về viên ngọc quý. Ngài đã nhắc lại kỷ niệm các chuyến viếng thăm đầu tiên trong vùng sau các trận đánh và cuộc tái chiếm. Ngài đã trông thấy và nghe được biết bao trang sử đau thương. Chính Nhà nguyện Thánh Elia cũng còn mang dấu vết đạn bắn khiến hư hại một phần. Tuy nhiên, việc tìm lại nhau ngày hôm nay cho dù đã có các xung khắc lớn, niềm tin vào Chúa đã là một viên ngọc quý đối với từng người, đáng để tiếp tục sống, mặc dù chúng ta bị bắt buộc mất đi tất cả vì các hy sinh khổ đau của các trang lịch sử này. Đức TGM Trưởng đã cám ơn các linh mục vì chứng tá lòng tận tuỵ anh hùng của các vị trong các năm qua. Ngỏ lời trong dịp này, ĐHY Sandri hiệp ý với lòng biết ơn đó và coi các linh mục là các mục tử tốt không chạy trốn khi thấy sói đến, nhưng ở lại để bảo vệ đoàn chiên đã được giao phó cho mình.
Trong buổi điểm tâm sau đó, ĐHY đã nghe các linh mục chia sẻ vài chứng từ. Vài vị đã có tên trong danh sách bị xử bắn bởi các lực lượng chủ trương theo Nga tách rời khỏi Ucraina; các vị khác đã bỏ công việc mục vụ tại vùng Tây Ucraina để bắt đầu làm tuyên uý quân đội sống bên cạnh các tín hữu của mình phải nhập ngũ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Vị linh mục trẻ tuổi nhất cho biết chính trong các đợt bỏ bom đầu tiên, thì hiền thê của cha đang chờ sinh đứa con đầu lòng, gắn liền trang sử khổ đau của dân chúng với trang sử của một sự sống sinh ra. Một linh mục trẻ theo lễ nghi Latinh cũng chia sẻ kinh nghiệm 6 tháng bị tù. Trong thời gian này cha dấn thân bảo đảm sự trợ giúp tinh thần cho các tù nhân không phân biệt niềm tin Kitô. Hiện nay cha là tuyên uý một nhà thương quân đội và làm việc mục vụ giữa các tín hữu Công giáo Latinh cũng như Công giáo Hylạp. ĐHY và Đức Sứ thần Toà Thánh rất vui mừng vì tinh thần cộng tác huynh đệ này giữa các linh mục thuộc các nghi lễ khác nhau, nhưng ý thức cùng nhau đại diện cho Giáo hội Công giáo duy nhất.
ĐHY Sandri đã cám ơn sự tận tuỵ và chứng tá tin mừng của các linh mục. Phát biểu dịp này Đức Sứ thần Toà Thánh đã nêu bật tầm quan trọng chuyến viếng thăm và sự hiện diện của ĐHY Tổng trưởng. Lập trường của Giáo hội Công giáo là tìm gặp gỡ tất cả mọi người để xây các cây cầu hiệp thông, và không quên các con cái của mình đã đau khổ vì trung thành với người kế vị Thánh Phêrô. Cần phải giáo dục tín hữu sống tinh thần đại đồng và chứng tá bác ái, mà ĐHY nhìn thấy và sờ mó được trong các ngày viếng thăm. Nó xác nhận tầm quan trọng và quyền hiện hữu của các cộng đoàn Công giáo Hylạp trong vùng đất này. Cùng với việc ngoại giao sức mạnh của tín hữu trong thời buổi khổ đau này giúp hy vọng vào một tương lai hoà giải và hoà bình tái thiết một cuộc sống mới.
** Tiếp đến, ĐHY Sandri đã ghé thăm Trung tâm Caritas Kramatorsk. Cha giám đốc và các nhân viên đã tiếp đón ĐHY và trình bày các sinh hoạt khác nhau: đóng các gói thực phẩm, trợ giúp dân chúng tị nạn tìm công ăn việc làm, trợ giúp tinh thần và tâm lý cho các trẻ em và những người bị chấn thương tinh thần do các cuộc dội bom và các tấn công trong các năm qua gây ra. Các công tác trợ giúp bác ái này không phân biệt ai, và không có biên giới. Trong 3 năm qua, trung tâm đã trợ giúp 40.000 người bị chấn thương tinh thần. Ngoài ra, Caritas Ucraina cũng bảo đảm sự trợ giúp phòng ngừa nạn buôn người, khai thác lao động và khai thác mại dâm.
Các nhân viên Caritas cũng thường xuyên qua các vùng xám của vùng Donbass nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng theo Nga muốn độc lập khỏi Ucraina. Họ phải mang áo chắn đạn và mũ để mỗi tuần vài ngày đi thăm các anh chị em vùng này. Linh mục Giám đốc Caritas đặc biệt nêu bật vài trò quan trọng hữu hiệu của các phụ nữ trong công tác này. Không có họ sẽ không thể làm được biết bao sinh hoạt trợ giúp đó.
Ngỏ lời với mọi người trong dịp này, ĐHY Sandri nhắc tới lời Chúa Giêsu nói trong cảnh phán xét ngày sau hết: “Ta đói các con đã cho ăn, Ta khát các con đã cho uống…Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Thầy là các con làm cho Thầy.” Ngài cũng nhắc tới một thực tại ít được nói đến là nạn mang thai mướn, nhưng Ucraina lại nằm trong số các quốc gia đầu tiên hợp thức hoá việc buôn bán sự sống con người này. Truớc biết bao khổ đau và thách đố đó, ĐHY đã nhân danh ĐTC cám ơn mọi hoạt động của các nhân viên Caritas và định nghĩa họ là các “thừa tác viên của tình yêu thương xót và phục vụ”. Công việc thường ngày của họ nhập thể Tin Mừng phục vụ của Chúa. ĐHY hứa sẽ kể cho ĐTC nghe tất cả những gì ngài đã chứng kiến trong chuyến viếng thăm này. Quan trọng hơn mọi khốn khó mà họ đang phải trải qua là việc phục vụ hoà bình qua sinh hoạt bác ái.
Vào ban chiều, trên đường trở về Kharkiv, phái đoàn đã viếng thăm Caritas Sloviansk, là một vùng khác nữa đã bị chiếm và được quân đội Ucraina tái chiếm. Cùng với các nhân viên Caritas cũng có ông phó thị trưởng tiếp đón phái đoàn. Sau khi chầu Mình Thánh Chúa trong nhà nguyện của trung tâm phái đoàn đã lắng nghe chứng từ của dân chúng. Một phụ nữ đã giãi bày mọi khổ đau của bà và nói bà không hy vọng tình hình có thể thay đổi. Ngỏ lời với mọi người ĐHY nói ngài hiểu nỗi thất vọng của bà, nhưng không được chờ đợi hoà bình từ trời rơi xuống, mà phải đón nhận nó như ơn mỗi ngày, bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt nhất, và dĩ nhiên là không ngừng kêu lên để những người nắm giữ vận mệnh của các dân tộc có thể thay đổi đường lối và kiếm tìm hoà bình, cả khi rất tiếc như ĐTC Phanxicô hay lặp đi lặp lại, họ thiếu can đảm hoà bình. Cần phải bênh vực các lập trường của mình, nhưng cũng phải tìm ra một con đường cho phép thực hiện một nền hoà bính công chính cho tất cả mọi người dân trong vùng. Nhưng để được như vậy cần làm việc nhiều, khổ đau, chịu đựng và yểm trợ tất cả các sáng kiến giúp xây dựng hoà giải và hoà bình, như các sinh hoạt mà Caritas Sloviansk đang tiếp tục làm. Đây là trung tâm duy nhất trợ giúp các trẻ em và những người bị chấn thương tâm thần vì chiến tranh.
** Sau khi trở về Kharkiv, ĐHY Tổng trưởng đã dùng bữa tối tại Toà Giáo quận, nơi có vài nữ tu Dòng Thánh Giuse tạm trú. Dòng này đã được thành lập hồi thế kỷ 19 và hiện nay các nữ tu cũng hoạt động tại Brasil, Ba Lan và Canada trong việc dạy giáo lý cho trẻ em và đào tạo giới trẻ. Khi nào việc trung tu nhà thờ chính toà và trung tâm mục vụ hoàn tất, các nữ tu sẽ có nơi sinh hoạt thuận tiện hơn. ĐHY đã cám ơn các chị và nói lên các cảm tưởng khâm phục của ngài đối với sức sống đạo và sự hiện diện đông đảo của người trẻ trong các lễ nghi phụng vụ, trong khi tại các nước tây âu, giới trẻ hầu như vắng bóng trong các thánh lễ. ĐHY đã khích lệ mọi người duy trì kho tàng đức tin quý báu này mà Chúa đã đặt để trong Giáo hội Công giao Hylạp Ucraina.
Ngày 15 tháng 7, ĐHY đến Ivano Frankivsk gặp gỡ ĐTGM Volodymyr Viytyshyn và nhập đoàn hành hương tới Đền thánh Đức Bà Zarvanytsia trong Tổng Giáo phận Ternopil-Zhoriv do DTGM Vaylij Seminiuk cai quản. Giảng trong Thánh lễ cử hành tại Đền thánh Đức Mẹ, ĐHY nói cuộc hành hương là một tuyên xưng niềm tin nơi Chúa và là một cử chí tín thác cho sự bầu của của Mẹ Thiên Chúa. Quảng diễn bài Phúc Âm kể lại biến cố Chúa Giêsu chữa lành người bất toại vì thấy niềm tin của những kẻ khiêng anh ta đến với Ngài, ĐHY xin Chúa gia tăng niềm tin nơi tất cả mọi người để hiểu rằng những gì chúng ta làm trong cuộc hành hương này đòi buộc chúng ta dành con tim và cuộc sống cho Chúa Kitô trong các hình thức khác nhau tuỳ theo cuộc sống của từng người.
Truyền thống Đông phương định nghĩa con đường cuộc sống con người được ơn thánh cứu chuộc giống như một lộ trình thần linh hoá từ từ, trong đó Mẹ Maria chói sáng như một ngọn đèn đặc biệt. Ai tin nơi Chúa và được rửa tội trong máu thánh Chúa cũng được mời gọi tham dự vào quyền năng tha thứ và chữa lành của Ngài. Hình thái bí tích được dành cho các linh mục, nhưng hình thái thường ngày đối với tha nhân được dành cho tất cả mọi người. Hôm nay chúng ta có sẵn sàng từ bỏ mọi tâm tình thù hận trói buộc con tim chúng ta để dấn thân thực thi quyền bính tha thứ như chúng ta đọc trong Kinh Lạy Cha không? Biết bao dòng sông ơn thánh có thể chảy ra, khi mỗi người có thể thực thi một cử chỉ hoà giải và hoà bình, bắt đầu từ trong gia đình mình! Cuộc hành hương Đền thánh Đức Mẹ nhắm mục đích cầu nguyện cho hoà bình hoà giải của dân tộc Ucraina, nhưng cũng để kỷ niệm 150 năm Thánh Giosaphát được tôn phong, và 150 năm đội triều thiên cho Đức Bà Zarvanytsia, cũng như kỷ niệm 125 năm ngày ĐHY Josyf Slipij sinh ra.
Lấy lại lời của Đức Gioan Phaolô II nói ngày 12 tháng 11 năm 1979 trong Thánh lễ tấn phong Giám mục cho ĐC Myroslav Lubachivsky, TGM Philadelphia cùng với ĐHY Josyf Slipij, ĐHY Sandri nói: “Tôi xin lợi dụng dịp này để bày tỏ sự tôn kính mà Toà Thánh và toàn thể Giáo hội Công giáo dưỡng nuôi đối với Giáo Hội của anh chị em. Chứng tá trung thành với Phêrô và các người kế vị Ngài bắt buộc chúng tôi phải có một lòng biết ơn đặc biệt và một sự trung thành đối với những người đã duy trì nó với biết bao kiên vững và tâm hồn cao quý như thế. Chúng tôi ước mong cống hiến cho họ một đóng góp của sự thật và tình yêu thương. Với tất cả sức lực chúng tôi ước mong làm vơi nhẹ các thử thách của những người khổ đau vì lòng trung thành của họ. Với hết tấm lòng, chúng tôi ước mong bảo đảm sự hiệp nhất nội tại của Giáo Hội anh em và sự hiệp nhất với ngai toà Thánh Phêrô.” ĐHY Sandri đã kết thúc bài giảng bằng cách phó thác giới trẻ Ucraina cho sự chở che hiền mẫu của Đức Bà Zarvanytsia.
Vào ban chiều đã có cuộc rước nến kính Đức Mẹ. Đêm hành hương tại Đền thánh Đức Bà sáng như ban ngày: tín hữu hành hương, kể cả người già và trẻ em không ngớt canh thức, cầu nguyện, xưng tội và hát thánh ca suốt đêm cho tới sáng.
ĐHY Sandri cũng đã viếng thăm Nhà thờ Chính toà Công giáo Hylạp Thánh Giorgio và cầu nguyện trên mộ Đức TGM Andrey Sheptytsky và ĐHY Josef Slipij trước khi từ giã Ucraina để trở về Roma ngày 17 tháng 7.
Sáng ngày 12 tháng 7, lễ kính hai Thánh Phêrô Phaolô theo lịch Giuliano, ĐHY Sandri đã đồng tế Thánh lễ do Đức TGM Trưởng Shevchuk chủ sự trong Nhà thờ Phục Sinh và chia sẻ Lời Chúa. ĐHY nói trong bài giảng: “Anh chị em không lẻ loi. Anh chị em có một chỗ đặc biệt trong con tim của ĐTC Phanxicô.” Ngài mời gọi tín hữu Ucraina “đừng nhượng bộ trước các khó khăn hay trước quyền bình nhân loại muốn lấy mất đi niềm hy vọng của một cuộc sống công bằng và liêm chính của một đất nước được tôn trọng trong sự toàn vẹn của nó và được hoà giải giữa các tâm hồn khác nhau”.
ĐHY đã chuyển đến tín hữu Công giáo Latinh và Hylạp cũng như mọi người thiện chí lời chào thăm và phép lành Toà Thánh của ĐTC, với tất cả lòng trìu mến, và sự gần gũi liên đới của ngài với dân tộc bị thử thách bởi khổ đau và các thiếu thốn do các xung khắc và chiến tranh gây ra. ĐTC khích lệ mọi người dấn thân đẩy mạnh sự hoà giải và hoà bình, tôn trọng quyền lợi, và sống bác ái liên đới với biết bao nhiêu người di cư tị nạn.
Vào cuối Thánh lễ, ĐHY đã chuyển phép lành Toà Thánh của ĐTC tới Giáo hội địa phương và nhân danh ĐTC trao tặng Đức TGM Trưởng mề đai kỷ niệm năm thứ tư triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô. Sau Thánh lễ, mọi người đã xuống viếng mộ ĐHY Lubomyr Husar, qua đời mấy tuần trước đó.
Sáng ngày 13 tháng 7, ĐHY Sandri tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Chính toà của Giáo phận Kharkiv, với nghi thức làm phép nhà nguyện dưới hầm nhà thờ và làm phép các thánh giá trên mái tròn nhà thờ. Vào ban chiều, ĐHY và phái đoàn đã đi Kramatorsk và Sloviansk, cách đó 200 cây số, là những vùng đã được quân đội Ucraina tái chiếm sau khi bị chiếm đóng hồi năm 2014 và là các “vùng xám” giáp giới với vùng Donbass hiện nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng theo Nga.
** Ngày 14 tháng 7 đã bắt đầu với Thánh lễ đồng tế cử hành trong Nhà nguyện Thánh Elia bằng gỗ với sụ tham dự của ĐC Stephan Menick, Giám mục Giáo quận Donetsk, và nhiều linh mục giáo quận, các tín hữu Công giáo Hylạp và Latinh. Giảng trong Thánh lễ, Đức TGM Trưởng Shevchuk đã quảng diễn ý nghĩa bải Phúc Âm nói về viên ngọc quý. Ngài đã nhắc lại kỷ niệm các chuyến viếng thăm đầu tiên trong vùng sau các trận đánh và cuộc tái chiếm. Ngài đã trông thấy và nghe được biết bao trang sử đau thương. Chính Nhà nguyện Thánh Elia cũng còn mang dấu vết đạn bắn khiến hư hại một phần. Tuy nhiên, việc tìm lại nhau ngày hôm nay cho dù đã có các xung khắc lớn, niềm tin vào Chúa đã là một viên ngọc quý đối với từng người, đáng để tiếp tục sống, mặc dù chúng ta bị bắt buộc mất đi tất cả vì các hy sinh khổ đau của các trang lịch sử này. Đức TGM Trưởng đã cám ơn các linh mục vì chứng tá lòng tận tuỵ anh hùng của các vị trong các năm qua. Ngỏ lời trong dịp này, ĐHY Sandri hiệp ý với lòng biết ơn đó và coi các linh mục là các mục tử tốt không chạy trốn khi thấy sói đến, nhưng ở lại để bảo vệ đoàn chiên đã được giao phó cho mình.
Trong buổi điểm tâm sau đó, ĐHY đã nghe các linh mục chia sẻ vài chứng từ. Vài vị đã có tên trong danh sách bị xử bắn bởi các lực lượng chủ trương theo Nga tách rời khỏi Ucraina; các vị khác đã bỏ công việc mục vụ tại vùng Tây Ucraina để bắt đầu làm tuyên uý quân đội sống bên cạnh các tín hữu của mình phải nhập ngũ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Vị linh mục trẻ tuổi nhất cho biết chính trong các đợt bỏ bom đầu tiên, thì hiền thê của cha đang chờ sinh đứa con đầu lòng, gắn liền trang sử khổ đau của dân chúng với trang sử của một sự sống sinh ra. Một linh mục trẻ theo lễ nghi Latinh cũng chia sẻ kinh nghiệm 6 tháng bị tù. Trong thời gian này cha dấn thân bảo đảm sự trợ giúp tinh thần cho các tù nhân không phân biệt niềm tin Kitô. Hiện nay cha là tuyên uý một nhà thương quân đội và làm việc mục vụ giữa các tín hữu Công giáo Latinh cũng như Công giáo Hylạp. ĐHY và Đức Sứ thần Toà Thánh rất vui mừng vì tinh thần cộng tác huynh đệ này giữa các linh mục thuộc các nghi lễ khác nhau, nhưng ý thức cùng nhau đại diện cho Giáo hội Công giáo duy nhất.
ĐHY Sandri đã cám ơn sự tận tuỵ và chứng tá tin mừng của các linh mục. Phát biểu dịp này Đức Sứ thần Toà Thánh đã nêu bật tầm quan trọng chuyến viếng thăm và sự hiện diện của ĐHY Tổng trưởng. Lập trường của Giáo hội Công giáo là tìm gặp gỡ tất cả mọi người để xây các cây cầu hiệp thông, và không quên các con cái của mình đã đau khổ vì trung thành với người kế vị Thánh Phêrô. Cần phải giáo dục tín hữu sống tinh thần đại đồng và chứng tá bác ái, mà ĐHY nhìn thấy và sờ mó được trong các ngày viếng thăm. Nó xác nhận tầm quan trọng và quyền hiện hữu của các cộng đoàn Công giáo Hylạp trong vùng đất này. Cùng với việc ngoại giao sức mạnh của tín hữu trong thời buổi khổ đau này giúp hy vọng vào một tương lai hoà giải và hoà bình tái thiết một cuộc sống mới.
** Tiếp đến, ĐHY Sandri đã ghé thăm Trung tâm Caritas Kramatorsk. Cha giám đốc và các nhân viên đã tiếp đón ĐHY và trình bày các sinh hoạt khác nhau: đóng các gói thực phẩm, trợ giúp dân chúng tị nạn tìm công ăn việc làm, trợ giúp tinh thần và tâm lý cho các trẻ em và những người bị chấn thương tinh thần do các cuộc dội bom và các tấn công trong các năm qua gây ra. Các công tác trợ giúp bác ái này không phân biệt ai, và không có biên giới. Trong 3 năm qua, trung tâm đã trợ giúp 40.000 người bị chấn thương tinh thần. Ngoài ra, Caritas Ucraina cũng bảo đảm sự trợ giúp phòng ngừa nạn buôn người, khai thác lao động và khai thác mại dâm.
Các nhân viên Caritas cũng thường xuyên qua các vùng xám của vùng Donbass nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng theo Nga muốn độc lập khỏi Ucraina. Họ phải mang áo chắn đạn và mũ để mỗi tuần vài ngày đi thăm các anh chị em vùng này. Linh mục Giám đốc Caritas đặc biệt nêu bật vài trò quan trọng hữu hiệu của các phụ nữ trong công tác này. Không có họ sẽ không thể làm được biết bao sinh hoạt trợ giúp đó.
Ngỏ lời với mọi người trong dịp này, ĐHY Sandri nhắc tới lời Chúa Giêsu nói trong cảnh phán xét ngày sau hết: “Ta đói các con đã cho ăn, Ta khát các con đã cho uống…Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Thầy là các con làm cho Thầy.” Ngài cũng nhắc tới một thực tại ít được nói đến là nạn mang thai mướn, nhưng Ucraina lại nằm trong số các quốc gia đầu tiên hợp thức hoá việc buôn bán sự sống con người này. Truớc biết bao khổ đau và thách đố đó, ĐHY đã nhân danh ĐTC cám ơn mọi hoạt động của các nhân viên Caritas và định nghĩa họ là các “thừa tác viên của tình yêu thương xót và phục vụ”. Công việc thường ngày của họ nhập thể Tin Mừng phục vụ của Chúa. ĐHY hứa sẽ kể cho ĐTC nghe tất cả những gì ngài đã chứng kiến trong chuyến viếng thăm này. Quan trọng hơn mọi khốn khó mà họ đang phải trải qua là việc phục vụ hoà bình qua sinh hoạt bác ái.
Vào ban chiều, trên đường trở về Kharkiv, phái đoàn đã viếng thăm Caritas Sloviansk, là một vùng khác nữa đã bị chiếm và được quân đội Ucraina tái chiếm. Cùng với các nhân viên Caritas cũng có ông phó thị trưởng tiếp đón phái đoàn. Sau khi chầu Mình Thánh Chúa trong nhà nguyện của trung tâm phái đoàn đã lắng nghe chứng từ của dân chúng. Một phụ nữ đã giãi bày mọi khổ đau của bà và nói bà không hy vọng tình hình có thể thay đổi. Ngỏ lời với mọi người ĐHY nói ngài hiểu nỗi thất vọng của bà, nhưng không được chờ đợi hoà bình từ trời rơi xuống, mà phải đón nhận nó như ơn mỗi ngày, bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt nhất, và dĩ nhiên là không ngừng kêu lên để những người nắm giữ vận mệnh của các dân tộc có thể thay đổi đường lối và kiếm tìm hoà bình, cả khi rất tiếc như ĐTC Phanxicô hay lặp đi lặp lại, họ thiếu can đảm hoà bình. Cần phải bênh vực các lập trường của mình, nhưng cũng phải tìm ra một con đường cho phép thực hiện một nền hoà bính công chính cho tất cả mọi người dân trong vùng. Nhưng để được như vậy cần làm việc nhiều, khổ đau, chịu đựng và yểm trợ tất cả các sáng kiến giúp xây dựng hoà giải và hoà bình, như các sinh hoạt mà Caritas Sloviansk đang tiếp tục làm. Đây là trung tâm duy nhất trợ giúp các trẻ em và những người bị chấn thương tâm thần vì chiến tranh.
** Sau khi trở về Kharkiv, ĐHY Tổng trưởng đã dùng bữa tối tại Toà Giáo quận, nơi có vài nữ tu Dòng Thánh Giuse tạm trú. Dòng này đã được thành lập hồi thế kỷ 19 và hiện nay các nữ tu cũng hoạt động tại Brasil, Ba Lan và Canada trong việc dạy giáo lý cho trẻ em và đào tạo giới trẻ. Khi nào việc trung tu nhà thờ chính toà và trung tâm mục vụ hoàn tất, các nữ tu sẽ có nơi sinh hoạt thuận tiện hơn. ĐHY đã cám ơn các chị và nói lên các cảm tưởng khâm phục của ngài đối với sức sống đạo và sự hiện diện đông đảo của người trẻ trong các lễ nghi phụng vụ, trong khi tại các nước tây âu, giới trẻ hầu như vắng bóng trong các thánh lễ. ĐHY đã khích lệ mọi người duy trì kho tàng đức tin quý báu này mà Chúa đã đặt để trong Giáo hội Công giao Hylạp Ucraina.
Ngày 15 tháng 7, ĐHY đến Ivano Frankivsk gặp gỡ ĐTGM Volodymyr Viytyshyn và nhập đoàn hành hương tới Đền thánh Đức Bà Zarvanytsia trong Tổng Giáo phận Ternopil-Zhoriv do DTGM Vaylij Seminiuk cai quản. Giảng trong Thánh lễ cử hành tại Đền thánh Đức Mẹ, ĐHY nói cuộc hành hương là một tuyên xưng niềm tin nơi Chúa và là một cử chí tín thác cho sự bầu của của Mẹ Thiên Chúa. Quảng diễn bài Phúc Âm kể lại biến cố Chúa Giêsu chữa lành người bất toại vì thấy niềm tin của những kẻ khiêng anh ta đến với Ngài, ĐHY xin Chúa gia tăng niềm tin nơi tất cả mọi người để hiểu rằng những gì chúng ta làm trong cuộc hành hương này đòi buộc chúng ta dành con tim và cuộc sống cho Chúa Kitô trong các hình thức khác nhau tuỳ theo cuộc sống của từng người.
Truyền thống Đông phương định nghĩa con đường cuộc sống con người được ơn thánh cứu chuộc giống như một lộ trình thần linh hoá từ từ, trong đó Mẹ Maria chói sáng như một ngọn đèn đặc biệt. Ai tin nơi Chúa và được rửa tội trong máu thánh Chúa cũng được mời gọi tham dự vào quyền năng tha thứ và chữa lành của Ngài. Hình thái bí tích được dành cho các linh mục, nhưng hình thái thường ngày đối với tha nhân được dành cho tất cả mọi người. Hôm nay chúng ta có sẵn sàng từ bỏ mọi tâm tình thù hận trói buộc con tim chúng ta để dấn thân thực thi quyền bính tha thứ như chúng ta đọc trong Kinh Lạy Cha không? Biết bao dòng sông ơn thánh có thể chảy ra, khi mỗi người có thể thực thi một cử chỉ hoà giải và hoà bình, bắt đầu từ trong gia đình mình! Cuộc hành hương Đền thánh Đức Mẹ nhắm mục đích cầu nguyện cho hoà bình hoà giải của dân tộc Ucraina, nhưng cũng để kỷ niệm 150 năm Thánh Giosaphát được tôn phong, và 150 năm đội triều thiên cho Đức Bà Zarvanytsia, cũng như kỷ niệm 125 năm ngày ĐHY Josyf Slipij sinh ra.
Lấy lại lời của Đức Gioan Phaolô II nói ngày 12 tháng 11 năm 1979 trong Thánh lễ tấn phong Giám mục cho ĐC Myroslav Lubachivsky, TGM Philadelphia cùng với ĐHY Josyf Slipij, ĐHY Sandri nói: “Tôi xin lợi dụng dịp này để bày tỏ sự tôn kính mà Toà Thánh và toàn thể Giáo hội Công giáo dưỡng nuôi đối với Giáo Hội của anh chị em. Chứng tá trung thành với Phêrô và các người kế vị Ngài bắt buộc chúng tôi phải có một lòng biết ơn đặc biệt và một sự trung thành đối với những người đã duy trì nó với biết bao kiên vững và tâm hồn cao quý như thế. Chúng tôi ước mong cống hiến cho họ một đóng góp của sự thật và tình yêu thương. Với tất cả sức lực chúng tôi ước mong làm vơi nhẹ các thử thách của những người khổ đau vì lòng trung thành của họ. Với hết tấm lòng, chúng tôi ước mong bảo đảm sự hiệp nhất nội tại của Giáo Hội anh em và sự hiệp nhất với ngai toà Thánh Phêrô.” ĐHY Sandri đã kết thúc bài giảng bằng cách phó thác giới trẻ Ucraina cho sự chở che hiền mẫu của Đức Bà Zarvanytsia.
Vào ban chiều đã có cuộc rước nến kính Đức Mẹ. Đêm hành hương tại Đền thánh Đức Bà sáng như ban ngày: tín hữu hành hương, kể cả người già và trẻ em không ngớt canh thức, cầu nguyện, xưng tội và hát thánh ca suốt đêm cho tới sáng.
ĐHY Sandri cũng đã viếng thăm Nhà thờ Chính toà Công giáo Hylạp Thánh Giorgio và cầu nguyện trên mộ Đức TGM Andrey Sheptytsky và ĐHY Josef Slipij trước khi từ giã Ucraina để trở về Roma ngày 17 tháng 7.
Linh Tiến Khải